Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nâng cao kiến thức thực tiễn của giảng viên Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện

Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị trên địa bàn; tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn lý luận về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phương…

Công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế là một nội dung rất quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy, nghiên cứu. Hiện tại Trường Chính trị tỉnh có 47 giảng viên/68 biên chế; tại 21 trung tâm chính trị cấp huyện có 70 cán bộ, giảng viên chuyên trách. Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực, trong đó có nhiều người trải qua nhiều vị trí công tác, có kỹ năng, kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn.

Tuy nhiên, kiến thức thực tế về ngành, lĩnh vực của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn hạn chế; một số bài giảng còn nặng tính lý luận, sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn trong bài giảng chưa chặt chẽ, vì vậy hiệu quả, sức thuyết phục chưa cao. Đa số cán bộ, giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh còn trẻ nên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy có lúc còn hạn chế.

Từ năm 2006 đến nay, Trường Chính trị tỉnh đã cử 16 cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế theo hình thức biệt phái có thời hạn 12 tháng tại các ban, sở, ngành cấp tỉnh và đơn vị cấp huyện. Cấp ủy cấp huyện và các trung tâm chính trị cấp huyện đã tổ chức nhiều đợt nghiên cứu, lồng ghép trong các chuyến tham quan, thực tế trong và ngoài tỉnh để cán bộ, giảng viên học tập, trao đổi kinh nghiệm. Nhìn chung, việc bồi dưỡng kiến thức thực tế bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định; thu hút được nhiều cán bộ, giảng viên tham gia, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Các giảng viên đã có sự trưởng thành hơn về chuyên môn, nghiệp vụ; biết vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức thực tế vào giảng dạy; bài giảng được bổ sung nhiều chất liệu thực tiễn có giá trị.

Tuy vậy, công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên ở một số thời điểm còn hình thức, chất lượng chưa cao, thời gian chưa hợp lý. Chương trình, kế hoạch, tài liệu chưa đáp ứng nhu cầu; nội dung chưa đầy đủ, thiếu chuyên sâu, chưa khoa học. Công tác phối hợp quản lý và thực hiện chế độ cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế còn hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền cấp huyện chưa quan tâm, chưa xem bồi dưỡng kiến thức thực tế là một trong những biện pháp xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại cơ sở nên chưa giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, sát đúng với yêu cầu nghiên cứu thực tiễn.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là do chưa có quy định, nội dung, cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, quản lý về công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế. Sự quan tâm, ủng hộ, phối hợp của một số cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ, giảng viên đến nghiên cứu thực tế chưa cao. Một số huyện chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ đi nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn cơ sở của cán bộ, giảng viên chuyên trách trung tâm chính trị theo quy định.

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực; gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong tình hình mới, ngày 16/10/2020 Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Đề án số 35-Đ/TU về bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Nghệ An và trung tâm chính trị cấp huyện giai đoạn 2020 - 2025 với nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Trong đó chú trọng, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế cho cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện. Đổi mới hình thức, nội dung bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên, trong đó chú trọng bồi dưỡng, cập nhật tình hình diễn biến về chính trị, kinh tế thế giới và các xu hướng phát triển có tác động, chi phối tới tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam và của tỉnh; việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật ở các địa phương, đơn vị; kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước; kỹ năng tập hợp, vận động Nhân dân; kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu… Xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng kiến thức thực tế; quy định rõ thời gian, địa điểm; trách nhiệm của cơ quan, của cán bộ, giảng viên; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nhận cán bộ, giảng viên đến nghiên cứu thực tiễn. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, kiêm nhiệm và Quy chế hoạt động đội ngũ giảng viên kiêm chức, kiêm nhiệm để hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ, giảng viên. Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng kiến thức thực tế tại Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện. Xây dựng lộ trình, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Đề án.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên sẽ giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh và trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị trên địa bàn, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

   Trần Minh Thơ 

   Văn phòng Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng bộ Nghệ An góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1946-1954)

Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng bộ Nghệ An góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1946-1954)


Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (phần cuối)

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (phần cuối)


Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tiếp theo)

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tiếp theo)


Ngành tổ chức xây dựng Đảng: 90 năm xây dựng và trưởng thành

Ngành tổ chức xây dựng Đảng: 90 năm xây dựng và trưởng thành


Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An


Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai



Một số hoạt động tiêu biểu của Đảng bộ Nghệ An từ khi thành lập đến nay

Một số hoạt động tiêu biểu của Đảng bộ Nghệ An từ khi thành lập đến nay





Phông lưu trữ Đảng bộ tỉnh Nghệ An: “di sản vô cùng quý báu của Đảng và của dân tộc”

Phông lưu trữ Đảng bộ tỉnh Nghệ An: “di sản vô cùng quý báu của Đảng và của dân tộc”