Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Phông lưu trữ Đảng bộ tỉnh Nghệ An: “di sản vô cùng quý báu của Đảng và của dân tộc”

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, ngày 3/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C -VP về công tác lưu trữ, khẳng định tài liệu lưu trữ có "giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia".

Ngay từ khi mới giành được chính quyền, ngày 3/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C -VP về công tác lưu trữ, khẳng định tài liệu lưu trữ có "giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia". Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, như: Quyết định 20- QĐ/TW, ngày 25/9/1987, Quy định 210-QĐ/TW, ngày 06/3/2009; Quy định 270-QĐ/TW, ngày 06/12/2014 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về “Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam”, đặc biệt ngày 11/11/2011, Quốc hội khoá XIII đã ban hành Luật Lưu trữ, các văn bản đều xác định rõ “Phông Lưu trữ Đảng Cộng Sản Việt Nam là di sản vô cùng quý báu của Đảng và của Dân tộc”; "Tài liệu lưu trữ có giá trị hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học và lịch sử..."

Nghệ An có truyền thống cách mạng, là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An luôn anh dũng, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đã viết nên những trang sử hào hùng, được ghi lại, lưu trữ đầy đủ tại Phông Lưu trữ Đảng bộ Tỉnh Nghệ An,  phản ánh một cách chân thực, sinh động cả quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Nghệ An trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng an ninh, lịch sử ...

Gai đoạn 1930-1945. Nghiên cứu, tìm hiểu về khối tài liệu trong giai đoạn này, bắt đầu từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (3/2/1930), thời kỳ đầu các tổ chức đảng tại Nghệ An được hình thành, chúng ta càng có thêm những căn cứ lịch sử xác thực để đánh giá đầy đủ hơn về giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược, về sự lãnh đạo, chỉ đạo của các đảng bộ, chi bộ tại tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ, góp phần phát huy yếu tố dân tộc và truyền thống yêu nước của quần chúng, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân “dựa vào sức dân là chính”.

Giai đoạn 1945-1954. Khối tài liệu trong giai đoạn này có 260 hồ sơ, khoảng 20.100 trang tài liệu; ghi lại sự lãnh đạo, chỉ đạo của các đảng bộ, chi bộ ở Nghệ An đối với nhân dân tỉnh nhà xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ và củng cố chính quyền, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Lãnh đạo công cuộc bố phòng, chống giặc Pháp đánh chiếm Nghệ Tĩnh và chi viện cho chiến trường Bình Trị Thiên; phát động thi đua ái quốc, đẩy mạnh mọi mặt kháng chiến; bảo vệ và xây dựng Nghệ An thành hậu phương vững mạnh, phục vụ chiến trường; chiến dịch Điện Biên Phủ.

Giai đoạn 1954 - 1975. Khối tài liệu ở giai đoạn này được thu thập, chỉnh lý hoàn chỉnh hơn những giai đoạn trước, phản ánh một quá trình hoạt động tương đối dài của Đảng bộ và nhân dân nghệ An trong công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng cải tạo Miền Bắc xã hội chủ nghĩa; có 1.693 hồ sơ, khoảng 150.000 trang tài liệu, phản ánh rõ nét những hoạt động và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An trong giai đoạn lịch sử này. Trong lúc toàn tỉnh đang dồn sức người và sức của để phấn đấu khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá và đã thu được những kết quả đáng khích lệ thì Đảng bộ, quân và dân Nghệ An vui mừng phấn khởi được chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương hai lần (năm 1957 và 1961) sau nhiều năm xa cách. Đây là nguồn động viên, khích lệ to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ và nhân dân Nghệ An.

Ngoài những nội dung nêu trên, khối tài liệu trong giai đoạn này còn để lại cho chúng ta hàng ngàn tài liệu có giá trị, ghi lại quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hoá cũng như các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế của các thời kỳ 5 năm đối với các kỳ đại hội (từ Đại hội lần thứ X, năm 1961), kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1964.

          Giai đoạn 1975 - 1990: Đây là khối tài liệu phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh (Phông số 2 - Nghệ Tĩnh) với 2.550 hồ sơ, khoảng 250.000 trang tài liệu. Sau khi nước nhà thống nhất, thực hiện Nghị quyết số 425 ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu, hợp tỉnh, trong 2 ngày 24 và 25/10/1975; tại thành phố Vinh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An và Hà Tĩnh đã họp và ra thông báo đặc biệt về việc hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ thời điểm này cho đến tháng 9/1991 là thời kỳ quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh có chung một Đảng bộ Nghệ Tĩnh lãnh đạo nhân dân bước sang một giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.          

          Giai đoạn 1991 - 2017. Khối tài liệu này thuộc Phông số 3 Nghệ An (sau khi tách tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), có 5.300 hồ sơ, khoảng 540.000 trang tài liệu. Bằng các văn kiện Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, thông báo, báo cáo... của các khóa Đại hội Đảng, nhiệm kỳ cấp ủy, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trong công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện của đất nước và tỉnh Nghệ An.

          Với vị trí, ý nghĩa và giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phục vụ đắc lực trong việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Trong những năm qua, Tỉnh ủy Nghệ An luôn quan tâm chỉ đạo đối với công tác lưu trữ, nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị toàn diện tài liệu lưu trữ trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó đã từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng về tầm quan trọng đối với công tác lưu trữ, chỉ đạo có hiệu quả việc thành lập các kho lưu trữ các cấp, tổ chức bộ máy, con người, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư kinh phí, trang thiết bị chuyên dùng, thu thập, chỉnh lý khoa học khối tài liệu tồn đọng từ trước... nên tài liệu lưu trữ được lưu giữ đầy đủ, chỉnh lý khoa học, phục vụ kịp thời, có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp và toàn xã hội.

Một góc phông lưu trữ Đảng bộ tỉnh Nghệ An

 

          Ghi nhận những thành tích đạt được đối với công tác lưu trữ, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Quyết định 20-QĐ/TW, ngày 25/9/1987 về “Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam” cho đến nay, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An đã được tặng nhiều phần thưởng, liên tục trong nhiều năm từ (1997-2012) đựợc Văn phòng Trung ương Đảng công nhận là đơn vị lá cờ đầu và ba lần liên tiếp từ 2007 đến 2012 tặng Cờ đơn vị Xuất sắc tiêu biểu toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (phần cuối)

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (phần cuối)


Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tiếp theo)

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (tiếp theo)


Ngành tổ chức xây dựng Đảng: 90 năm xây dựng và trưởng thành

Ngành tổ chức xây dựng Đảng: 90 năm xây dựng và trưởng thành


Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An

Những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Nghệ An


Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai



Một số hoạt động tiêu biểu của Đảng bộ Nghệ An từ khi thành lập đến nay

Một số hoạt động tiêu biểu của Đảng bộ Nghệ An từ khi thành lập đến nay