Banner Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sub-site-1

Sự cần thiết ban hành hướng dẫn thực hiện quy trình kép trong một cuộc kiểm tra

Kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm (DHVP) là nhiệm vụ trọng tâm; giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên là nhiệm vụ trực tiếp và thường xuyên của ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp. Qua kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo, nếu tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét, thi hành kỷ luật hoặc đề nghị thi hành kỷ luật bảo đảm đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục theo quy định của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời; tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.

UBKT Trung ương đã ban hành quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng, trong đó có các quy trình kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo (sau đây gọi chung là quy trình một cuộc kiểm tra); UBKT các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy trình của UBKT Trung ương để ban hành quy trình của cấp mình. Theo đó, quy trình kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo thường được tiến hành theo hai bước: Quy trình kiểm tra (thẩm tra, xác minh, sau đó báo cáo UBKT xem xét, kết luận) và quy trình xem xét, thi hành kỷ luật (thực hiện kiểm điểm, xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm tại các tổ chức đảng theo kết luận kiểm tra và kế hoạch thực hiện quy trình kiểm điểm, sau đó tổng hợp kết quả, báo cáo UBKT xem xét, quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật). Tuy nhiên, các quy định có nêu trường hợp thực hiện quy trình kép áp dụng với nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo, cụ thể:

Các quy trình kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có DHVP ban hành kèm theo Quyết định số 684-QĐ/UBKTTW, ngày 03/01/2018 của UBKT Trung ương có nêu: Qua thẩm tra, xác minh, trường hợp Đoàn kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và tổ chức đảng, đảng viên tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực UBKT Trung ương cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật cùng với quy trình kiểm tra khi có DHVP (gọi tắt là quy trình kép).

Các quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý ban hành kèm theo Quyết định số 684-QĐ/UBKTTW có nêu: Qua thẩm tra, xác minh, nếu Đoàn kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và tổ chức đảng, đảng viên tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực UBKT Trung ương cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo (gọi tắt là quy trình kép).

Như vậy, quy trình kép là cách gọi tắt của trường hợp thực hiện đồng thời giữa quy trình kiểm tra khi có DHVP hoặc giải quyết tố cáo với quy trình xem xét, (đề nghị) thi hành kỷ luật nếu quá trình kiểm tra, giải quyết tố cáo phát hiện các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và tổ chức đảng, đảng viên tự giác, thừa nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật, được Thường trực UBKT đồng ý cho thực hiện. Một cuộc kiểm tra thực hiện quy trình kép có những ưu điểm nhất định như có thể rút ngắn được thời gian kiểm tra, giải quyết tố cáo, xem xét, xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, giúp sớm ổn định tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ, khắc phục các hậu quả, ổn định nội bộ tổ chức đảng được kiểm tra, đảm bảo tính liên tục trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện quy trình kép có thể rút ngắn hoặc giảm bớt một số cuộc họp, thủ tục nhưng không có nghĩa là bỏ qua các quy trình mà thực hiện đồng thời “hai trong một”, tức là vừa thực hiện quy trình một cuộc kiểm tra, vừa thực hiện quy trình xem xét, (đề nghị) thi hành kỷ luật theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng.

Thực tế một số cuộc kiểm tra khi có DHVP, giải quyết tố cáo của UBKT các cấp có thực hiện quy trình kép trong thời gian gần đây cho thấy một số vấn đề sau:

Một là, trong các văn bản, quy trình, quy định, tài liệu nghiệp vụ hiện hành về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng chưa thấy có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp thực hiện quy trình kép. Hệ thống mẫu văn bản nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do UBKT các cấp ban hành đã khá đầy đủ nhưng cũng chưa có mẫu Báo cáo kết quả kiểm tra, Báo cáo kết quả giải quyết tố cáo, Thông báo kết luận kiểm tra khi có DHVP hoặc giải quyết tố cáo trong trường hợp một cuộc kiểm tra có thực hiện quy trình kép.

Hai là, thực tế quá trình cuộc kiểm tra có thực hiện quy trình kép của một số Đoàn/Tổ kiểm tra bộc lộ một số vấn đề như nhận thức và thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ về quy trình kép; quá trình thực hiện chưa hiểu rõ trong quy trình kép bao gồm những nội dung công việc nào, làm ra sao, cần phải đạt kết quả như thế nào. Chưa có sự thống nhất về cách làm giữa các Đoàn/Tổ kiểm tra trong tham mưu cho UBKT xây dựng kế hoạch thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật; trong gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; trong nội dung các công việc cần tiến hành và trách nhiệm của Đoàn/Tổ kiểm tra tại các hội nghị của các tổ chức đảng theo quy trình kép; trong nội dung các văn bản của Đoàn/Tổ kiểm tra và UBKT (như Báo cáo kết quả kiểm tra, Thông báo kết luận, Báo cáo/Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật); trong triển khai Thông báo kết luận kiểm tra cùng với công bố quyết định thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm… Thậm chí, có ý kiến còn chưa đúng khi cho rằng trong thực hiện quy trình kép, không cần phải ban hành Thông báo kết luận kiểm tra mà chỉ ban hành các quyết định kỷ luật (nếu có). Một số Đoàn/Tổ kiểm tra, cán bộ kiểm tra lần đầu tham gia cuộc kiểm tra có thực hiện quy trình kép còn bỡ ngỡ, lúng túng, khó khăn, vướng mắc, triển khai thực hiện các công việc chưa kịp thời, làm hao phí thời gian, công sức lao động, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công việc. Do thứ tự, nội dung các công việc phải thực hiện trong quy trình kép chưa được chuẩn hóa, nên việc thực hiện quy trình kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật có lúc, có nơi còn làm theo kinh nghiệm, thực hiện còn sai sót, chưa chặt chẽ, chưa chuyên nghiệp, thiếu một số quy trình thủ tục hoặc chưa đúng theo các nguyên tắc, quy định của Đảng, có thể dẫn đến khiếu nại về kỷ luật đảng sau kiểm tra, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên.

Kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo là những nhiệm vụ khó trong công tác kiểm tra, giám sát, trong thực tế nhiều địa phương, đơn vị thực hiện những nhiệm vụ này rất khó khăn. Khi đã được Thường trực UBKT đồng ý cho thực hiện quy trình kép có nghĩa là quá trình kiểm tra, thẩm tra, xác minh của Đoàn/Tổ kiểm tra đã được thực hiện rất kỹ lưỡng, công tâm, khách quan, chính xác, phát hiện được vi phạm với bằng chứng, căn cứ xác đáng, đúng người, đúng lỗi phạm và tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra thấy rõ, tự giác thừa nhận khuyết điểm, vi phạm. Nếu có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp thực hiện quy trình kép sẽ hỗ trợ cho việc đồng thời thực hiện bước xem xét, xử lý kỷ luật đảm bảo chặt chẽ, đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc kiểm tra.

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể để đánh giá đầy đủ các ưu điểm, hạn chế của một cuộc kiểm tra thực hiện quy trình bình thường theo tuần tự và một cuộc kiểm tra được Thường trực UBKT đồng ý cho thực hiện quy trình kép. Tuy nhiên, khi công tác kiểm tra ngày càng phát triển, trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng nâng lên, thẩm tra, xác minh có phương pháp tốt hơn, phát hiện chính xác vi phạm, khuyết điểm và tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng, đảng viên ngày càng được nâng cao thì xu thế thực hiện quy trình kép trong các cuộc kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo có thể sẽ ngày càng tăng lên.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, việc xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể của UBKT các cấp cho trường hợp một cuộc kiểm tra có thực hiện quy trình kép là cần thiết nhằm cụ thể hóa, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tạo thuận lợi cho UBKT các cấp tiến hành công tác kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có DHVP và giải quyết tố cáo trong tình hình hiện nay./.

Phạm Thái Hà-Vũ ngọc Hùng 

Vụ Trung ương 1A, Cơ quan UBKT Trung ương 

Nguồn: ubkttw.vn 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện quá trình từ suy thoái về tư tưởng chính trị đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Nhận diện quá trình từ suy thoái về tư tưởng chính trị đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”


Xây dựng văn hóa kiểm tra giúp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa kiểm tra giúp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phát triển bền vững


Sự cần thiết ban hành và một số điểm mới trong Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

Sự cần thiết ban hành và một số điểm mới trong Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm


Đảng bộ thị xã Thái Hòa phát huy vai trò, thẩm quyền của UBKT cơ sở

Đảng bộ thị xã Thái Hòa phát huy vai trò, thẩm quyền của UBKT cơ sở


Công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng



Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính đảng phục vụ công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính đảng phục vụ công tác xây dựng Đảng ở cơ sở


Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới


Nghiên cứu về công tác kiểm tra góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng

Nghiên cứu về công tác kiểm tra góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng


Bộ Chính trị ban hành Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung

Bộ Chính trị ban hành Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung


Phát hiện, xử lý các hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên qua công tác kiểm tra của Đảng

Phát hiện, xử lý các hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên qua công tác kiểm tra của Đảng


Trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong kỷ luật tổ chức đảng

Trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong kỷ luật tổ chức đảng



Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng

Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng


Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng

Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng