Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Tổng Tư lệnh - “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn xây dựng một quân đội hùng mạnh, góp phần quyết định cùng Nhân dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.

Sinh ra từ vùng quê giàu truyền thống yêu nước, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị bè lũ thực dân và tay sai đàn áp, bóc lột dã man đã nung nấu trong Võ Nguyên Giáp ý chí sôi sục và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1925, khi còn là học sinh, do sớm được tiếp thu tư tưởng cách mạng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp đã tích cực tham gia phong trào đấu tranh, bãi khóa ở trường Quốc học Huế; tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (1927); tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp bắt giữ và bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, Huế (năm 1930). Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, đồng chí được trả tự do. Khi ra tù, mất liên lạc với tổ chức, đồng chí ra Hà Nội dạy học ở Trường Tư thục Thăng Long, viết báo tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh, đồng thời tiếp tục học Đại học Luật và Kinh tế.

Năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chính trong thời gian ở Côn Minh (Trung Quốc), mặc dù biết đồng chí Võ Nguyên Giáp là nhà giáo, có viết báo và chỉ quen cầm bút, nhưng Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lại đề nghị ông nghiên cứu vấn đề quân sự. Tháng 6/1940, sau cuộc gặp ở Thúy Hồ (Côn Minh - Trung Quốc), khi nói đến việc Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng sẽ đến Diên An, vào trường Đảng học tập chính trị, Bác dặn đi dặn lại đồng chí Võ Nguyên Giáp cố gắng học thêm quân sự.

Tháng 02/1941, trở về Cao Bằng, dưới sự lãnh đạo dìu dắt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác xây dựng cơ sở cách mạng, tích cực tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lôi cuốn đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động cách mạng. Tại Pác Bó, khi thảo luận về sự cần thiết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Bác Hồ trao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ phát triển phong trào Việt Minh ở vùng Cao Bằng. Và Người kiên quyết nhắc lại, ông phải chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức quân sự.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (khóa I), tháng 8/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo Liên tỉnh ủy Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn gấp rút mở đường Nam tiến nối căn cứ địa Cao Bằng với Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và các tỉnh miền xuôi; nối liền căn cứ địa Cao Bằng với căn cứ du kích Bắc Sơn - Võ Nhai. Đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lê Thiết Hùng được giao phụ trách Ban xung phong Nam tiến, mở đường nối căn cứ địa cách mạng Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.

Tháng 8/1942, tại núi Khe Pựt, Tam Lộng (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), chi bộ Nam tiến được thành lập gồm 5 đồng chí. Tấm bản đồ Nam tiến được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí của mình vẽ thể hiện toàn bộ lịch sử phát triển của con đường cách mạng trong lòng nhân dân từ năm 1942 đến năm 1944. Hai mũi tên lớn bao trùm tất cả các hướng Nam tiến: Mũi tên lớn thứ nhất từ Cao Bằng tiến về Thái Nguyên; mũi tên lớn thứ hai từ Thái Nguyên tiến về Hà Nội thể hiện mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Phong trào Nam tiến phát triển mạnh khiến thực dân Pháp lo sợ, điên cuồng khủng bố. Theo đề nghị của đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Chu Văn Tấn điều chuyển 4 đội viên có kinh nghiệm chiến đấu của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn để giúp Ban phụ trách Nam tiến. Tháng 11/1942, tại Khuổi Riền, Ban phụ trách Nam tiến mở lớp đào tạo chính trị và quân sự đầu tiên cho 10 hội viên trung kiên. Giảng viên là đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lê Thiết Hùng. Các bài giảng được dịch ra tiếng Dao và tiếng Tày. Tháng 12/1942, lớp quân chính thứ hai được tổ chức thành công tại Khuổi Riền. Nội dung huấn luyện gồm có: Tình hình thế giới, tình hình trong nước, tại sao phải đánh Tây, đuổi Nhật, rồi đến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, cách tổ chức hội cứu quân, các đội tự vệ; 5 bước công tác bí mật; học cách khai hội, cách phát biểu ý kiến.

Các đội viên xung phong Nam tiến vượt qua những ngọn núi trập trùng mù sương, các cánh rừng già, các dãy đồi tranh, các ruộng bậc thang, luồn qua hệ thống kìm kẹp của giặc... đến các bản làng xa xôi, hẻo lánh, kết nối tấm lòng nhân dân với cách mạng. Họ giác ngộ đồng bào, phá âm mưu chia rẽ các dân tộc của thực dân Pháp, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Thời gian đó, đường Nam tiến vươn tới đâu, Ban xung phong Nam tiến tổ chức ngay các lớp đào tạo cán bộ đến đó, nội dung gắn với yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, từng thời gian, từ những lớp học tập trung đông học viên đến các lớp ngắn ngày, ít học viên tham gia. Kết thúc mỗi lớp học, các học viên trở về ngay các địa bàn vận động giác ngộ nhân dân, tổ chức cơ sở, kết nạp hội viên, phát triển phong trào.

Sau hơn một năm, 19 đội xung phong Nam tiến với 300 hội viên hoạt động tích cực, vượt qua hy sinh, gian khổ, mạng lưới đường Nam tiến bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, với cách mạng cả nước. Mạng lưới đường Nam tiến từ trung tâm cách mạng Cao Bằng nối với cán cứ Võ Nhai, Thái Nguyên tỏa ra các tỉnh theo bước chân của những đội viên xung phong Nam tiến.

Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, địch liên tiếp mở các cuộc càn quét khủng bố quyết liệt. Nhiều cán bộ cốt cán và hội viên Việt Minh bị địch sát hại dã man.

Cho dù địch khủng bố ác liệt, nhiều đoạn đường Nam tiến bị đứt, nhưng ngay sau đó, các đội Nam tiến kiên quyết bám dân, giữ vững liên lạc. Địch càng điên cuồng, càng hun đúc lòng căm thù giặc của đồng bào, đồng chí. Tất cả tiếp tục hoạt động, chờ thời cơ vùng lên tiêu diệt kẻ thù.

Đến tháng 12/1944, Bác Hồ lại giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp trọng trách thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Trước câu hỏi của Bác Hồ "Chú Văn có thể làm được không?". Đồng chí Võ Nguyên Giáp khẳng định "có thể được" với Bác. Lúc đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nghĩ đến sức mạnh vô cùng to lớn của đồng bào, đến lòng yêu nước tha thiết, có thể hy sinh tất cả vì Tổ quốc của những người dân đã được Đảng giác ngộ.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam - làm lễ thành lập. Kể từ đây, đồng chí Võ Nguyên Giáp bắt đầu bước vào cuộc đời của một vị tướng cầm quân suốt cuộc trường chinh của dân tộc, chỉ huy quân đội ta lập nên những chiến công hiển hách. Đội quân ấy dưới sự chỉ huy của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã góp phần quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của đất nước.

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Ở tuổi 37, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Việt Nam. Điều này thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào "Võ Đại tướng", cũng như khẳng định sự lựa chọn thiên tài của Bác trong dùng người: Bác không chọn một nhà quân sự được đào tạo bài bản mà chọn một thầy giáo dạy sử, một sinh viên luật học làm người đứng đầu quân đội của một Chính phủ non trẻ. Và không phụ sự kỳ vọng của Người, nhà giáo ấy đã chỉ huy đội quân mà "tiền đồ của nó rất vẻ vang". Ban đầu với chỉ 34 chiến sĩ được trang bị vũ khí thô sơ, ngày nay đã trở thành một quân đội cách mạng, chính quy ngày càng hiện đại.

Với 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí luôn tỏ rõ là nhà quân sự xuất chúng, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là "Người anh Cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hồng Vui 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay


Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo