Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Với nhiều giải pháp đổi mới, quyết liệt và đồng bộ thực hiện phương châm “5 biết, 3 thể hiện”, công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số Ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Nghệ An.

 

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp trên; sự nổ lực của toàn ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số, Giám đốc sở đã thường xuyên chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đôn đốc các phòng, ban, đơn vị thuộc sở thực hiện đồng bộ quyết liệt nhiệm vụ này. Có thể khẳng định, đến nay công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đạt được sự chuyển biến tích cực rõ nét. Trước hết đó là nhận thức của cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu của đơn vị đối với công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số ngày càng được nâng lên. Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm kế hoạch, mục tiêu đề ra; kỷ luật, kỷ cương hành chính, việc nâng cao đạo đức công vụ được duy trì, nhất là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đến nay, Sở đã có 23/23 đơn vị sự nghiệp công lập đã được UBND tỉnh giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2022-2026.

Song song với việc bố trí con người thực hiện, Giám đốc sở đã ban hành các Kế hoạch, Quyết định, Văn bản,… nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; trong đó xác định các nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn rõ ràng để mỗi phòng, ban, đơn vị chủ động bám sát thực hiện; vận dụng tốt các trang mạng xã hội để triển khai công tác truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, được sự hướng dẫn của các Bộ ngành, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin; Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành trong tỉnh để thực hiện Đề án 06/CP, chuyển đổi số từng bước có hiệu quả. Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, bảo đảm phương châm “5 biết, 3 thể hiện”,; trong đó,  5 biết gồm: “biết nghe dân nói; biết nói dân hiểu; biết làm dân tin; biết xin lỗi; biết cảm ơn” và 3 thể hiện gồm: “tôn trọng trong quan hệ giao tiếp; văn minh, lịch sự, văn hóa trong giao tiếp; gần gũi, trách nhiệm, giải quyết công việc nhanh chóng”. Các phòng, ban, đơn vị thuộc sở theo chức năng, nhiệm vụ hàng năm đã chú trọng việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính cắt giảm thời gian giải quyết, nâng cao chất lượng  cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; hiện nay, có 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công (trừ các thủ tục hành chính đặc thù), có 100% thủ tục có phí, lệ phí được phép nộp trực tuyến. Tất cả các hồ sơ được tiếp nhận qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được thực hiện luân chuyển trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh gửi đến các phòng sở, đơn vị thuộc sở giải quyết giúp công khai, minh bạch, dễ theo dõi và gắn trách nhiệm đến từng cán bộ trong giải quyết thủ tục hành chính; đã số hóa hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Việc tuyên truyền triển khai Đề án 06/CP được thực hiện tốt, công tác truyên truyền hướng dẫn cho người dân nộp hồ sơ trực tuyến ngày được nâng cao. Kết quả trong năm 2022, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến toàn ngành (trừ thủ tục hành chính đặc thù) chiếm 23,61%; năm 2023 chiếm 45,23%; Quý I năm 2024 chiếm 63,67%. Thói quen, nhận thức nộp hồ sơ của người dân đã và đang dần thay đổi.

Về sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPTIOffice, Giám đốc sở đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả; việc tiếp nhận và phát hành văn bản được thực hiện trên Hệ thống VNPTIOffice liên thông từ cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tất cả 100% các đơn vị thuộc sở đã được cấp chứng thư số của Ban cơ yếu Chính phủ và tích hợp ký số trên các Hệ thống phần mềm quản lý văn bản.

Đến nay, số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An được đưa lên các sàn thương mại điện tử là 266.373 hộ, tổng số sản phẩm được đưa lên sàn là 8.836 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nươc về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn. Ngoài ra trong năm 2023, tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên: 32.280,9 ha, chiếm 9,9% diện tích sản xuất đất nông nghiệp; trong đó diện tích đất trồng trọt là 31.818,2 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 462,7 ha, cụ thể: Sản xuất rau, củ, quả: 1.634,40 ha; sản xuất cây lâu năm và cây ăn quả: 5.623,63 ha; sản xuất cây thức ăn chăn nuôi bò sữa: 2.859,23 ha; sản xuất mía nguyên liệu 2.121 ha; sản xuất lúa: 18.823 ha; sản xuất lạc: 251 ha; sản xuất chanh leo: 6 ha; sản xuất cây dược liệu: 102 ha và một số cây khác như: hoa lan, rễ hương… 398 ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có tổng diện tích là 462,7 ha.

Với những kết quả đạt được, trong năm 2022, theo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh các Sở, ban ngành và địa phương đã được UBND tỉnh công bố ngày 5/10/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT được xếp thứ Nhất trong nhóm A, (Bộ Chỉ số DDCI khối sở ban ngành gồm 8 chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường, hoạt động cấp phép và thực hiện thủ tục hành chính; tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin; chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và tuân thủ quy định của pháp luật; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động và tiên phong của các sở, ban, ngành; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; Hiệu lực thiết chế).

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Một số thủ tục hành chính của bộ ngành ban hành còn lặp, có sự chồng chéo; kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, xin ý kiến nhiều nơi; nguồn lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số còn thiếu,…

Trong thời gian tới, phát huy những kết quả tích cực, tiếp tục sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc sở, với các giải pháp quyết liệt, tổng thể, toàn diện đối với công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, gắn vai trò trách nhiệm cụ thể cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ sẽ tạo ra sự đột phá mới, mang lại những giá trị mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của tỉnh nhà.

                                                                          Công Mạnh 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay


Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo