Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi miền quê và mỗi gia đình.

Ở nước ta, năm 1442, Thân Nhân Trung từng viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba kẻ thù nguy hiểm của dân tộc, đó là “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Người đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có: Diệt giặc dốt. Người phát động chiến dịch bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ…

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước. Nghị quyết TW 3, khoá 7, Nghị quyết TW 2, khoá VIII... và nhiều văn kiện quan trọng của Đảng đã thể hiện quan điểm xuyên suốt “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Quan điểm ấy đã được cụ thể hoá thành các chương trình, chính sách đầu tư cho giáo dục. Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Lĩnh vực GD&ĐT ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. GD&ĐT chỉ phát triển vững chắc khi có môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Đó phải là nơi an toàn, người dạy, người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Đó là nơi không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Đó là nơi thân thiện, học sinh được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân. Môi trường giáo dục lành mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, hình thành nhân cách con người mới với những phẩm chất tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Những năm gần đây, việc xây dựng môi trường giáo dục đã có những bước tiến đáng kể. Đảng, Nhà nước, các ban ngành đã ban hành nhiều văn bản nhằm xây dựng văn hóa ứng xử, hình thành lối sống đẹp trong các cơ sở giáo dục, như: Chỉ thị số 42-CT/TW (24/3/2015) của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030”; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP (17/7/2017) của Chính phủ “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”; Quyết định số 1299/QĐ-TTg (03/10/2018) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT (12/4/2019) của Bộ GD&ĐT quy định các quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục... Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đã xây dựng, hình thành bộ quy tắc ứng xử của mình, phù hợp với đặc trưng, tính chất, truyền thống, phong tục, tập quán văn hóa vùng miền, tạo ra sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức, hành động của cán bộ, công nhân viên, thầy, cô giáo và các em học sinh. Hệ thống trường, lớp được sắp xếp hợp lý hơn. Cơ sở vật chất tăng nhanh, đồng bộ theo hướng hiện đại. Hầu hết nhà trường đều có cảnh quan sáng – xanh - sạch - đẹp. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 90,14%. Nhiều nơi đã phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, tổ chức những hoạt động tích cực, sáng tạo có tính mở, trải nghiệm như rèn luyện kỹ năng sống, làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương...

Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Một số cơ sở giáo dục buông lỏng quản lý, cán bộ quản lý lạm quyền, hiểu và vận dụng sai những quy định của Nhà nước, đóng góp thu, chi sai quy định... Một số cơ sở thực hành dân chủ không nghiêm minh, không công khai, minh bạch. Có những hình phạt vô lý, phi đạo đức vẫn được một số giáo viên áp dụng gây bức xúc trong dư luận. Vấn nạn bạo lực học đường đang nhức nhối…

Trên thực tế, có nhiều cán bộ, đảng viên, cha mẹ học sinh nhận thức về giáo dục, môi trường giáo dục, về xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ, vẫn còn hiện tượng “khoán trắng” cho nhà trường. Trong khi, sự phối hợp hài hòa giữa giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội là rất cần thiết. Gia đình là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và hiện đại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là con đường gần nhất, chắc chắn nhất để giáo dục, rèn luyện nhân cách trẻ em theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội. Ông bà, cha mẹ cần phải có kiến thức, hiểu biết về xã hội, là tấm gương cho con, cháu noi theo về cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau, với những người xung quanh, với xã hội.

Cán bộ, đảng viên và mỗi công dân cần thường xuyên quan tâm củng cố, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc ngăn ngừa học sinh bỏ học. Các chi bộ, tổ đảng, các tổ chức đoàn thể có thể trực tiếp đảm nhận phụ trách theo dõi, hạn chế học sinh bỏ học ở địa phương. Cần phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể, hội Khuyến học, hội Cựu giáo chức các cấp… tham gia công tác chống bỏ học, vận động đối tượng ra lớp, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, đặc biệt là đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn...

Nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực, cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh sự phối hợp, vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, nhà trường và xã hội, mỗi gia đình cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với trẻ. Các bậc phụ huynh cần dành thời gian quan tâm đến con, lắng nghe, kịp thời phân tích, chấn chỉnh suy nghĩ, hành động sai trái liên quan đến bạo lực học đường.

Vì sự trưởng thành của các em, mỗi gia đình cần có định hướng rõ rệt, cụ thể, một phương pháp giáo dục khoa học mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Cán bộ, đảng viên, các bậc phụ huynh cần cập nhật thông tin, nắm bắt nhu cầu cũng như tâm lý của trẻ. Cần tìm hiểu xu thế mới của giới trẻ trong xã hội hiện tại để chia sẻ, định hướng đối với sự phát triển nhân cách của các em. Cần tổ chức các hoạt động hợp lý, kích thích tính khám phá của trẻ qua các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch, giao lưu, thăm hỏi người thân… giúp trẻ gắn bó với gia đình, quê hương, biết chia sẻ, tâm sự, góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống, xử lý các tình huống phù hợp với gia đình, xã hội; giúp các em phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của bản thân để hòa nhập tốt với môi trường hiện đại... Sự kết hợp hài hòa giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường và Xã hội sẽ giúp trẻ sớm hình thành nhân cách sống tốt và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mỗi chúng ta càng tri ân sâu sắc các thế hệ nhà giáo đã cống hiến tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp hiểu thêm, chia sẻ, góp ý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đó là một yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền GD&ĐT phát triển.

                                                                               Anh Dũng, Hiền Lương 

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay


Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy