Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Tạo tính chuyên nghiệp, khoán số lượng và thực hiện kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn

Đó là một trong những mục tiêu mà Đề tài khoa học cấp tỉnh “thực trạng và giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị cấp xã tỉnh Nghệ An tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đề ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Đó là một trong những mục tiêu mà Đề tài khoa học cấp tỉnh “thực trạng và giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị cấp xã tỉnh Nghệ An tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đề ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Báo cáo tại Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh chiều ngày 01/10/2018, đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Đề tài cho rằng qua quá trình khảo sát, đánh giá và nghiên cứu đề tài cho thấy thực trạng hoạt động hiện nay của hệ thống chính trị cấp xã đang còn những điểm bất cập: Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị cấp xã còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở ở một số địa phương đang còn hạn chế, nhiều nội dung hoạt động đang còn trùng lắp, có nơi mang tính hành chính hóa. Vai trò hoạt động của các tổ chức hội quần chúng còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thiết thực của các hội viên. Đặc biệt, việc bố trí cán bộ, công chức trong từng tổ chức và vị trí việc làm chưa thật sự phù hợp; chức danh đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách nhiều, gần như mỗi người một chức danh riêng, trung bình 40,8 người/1 xã và 10,3 người/xóm, trong khi khối lượng công việc giải quyết không quá nhiều. Thực trạng “làm vậy hưởng vậy, hưởng vậy làm vậy” đang có hầu hết ở các xã, phường, thị trấn mà chưa quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp theo hướng kiêm nhiệm các chức danh để nâng cao thu nhập và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở khối xóm, thôn, bản. Ngân sách chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị là rất lớn, vượt gấp nhiều lần so với nguồn thu của các địa phương. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở còn có những điểm chưa phù hợp, nhất là chế độ tiền lương giữa cán bộ bầu cử với công chức chuyên môn. Chính sách tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách thấp, thậm chí không có, vì vậy không ít người không muốn gắn bócông việc.

Từ thực trạng trên, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một số mô hình, giải pháp như: Thực hiện mô hình một văn phòng dùng chung cấp xã; khoán ngân sách hoạt động hàng năm cho cả khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; thực hiện nguyên tắc “tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, tuân thủ pháp luật” và đặt hàng những nhiệm vụ cần thiết đối với các tổ chức hội quần chúng - xã hội nghề nghiệp. Đặc biệt là thực hiện việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở khối, xóm, thôn, bản theo hướng khoán số lượng và thực hiện việc kiêm nhiệm các chức danh, nhất là việc khoán số lượng, khoán kinh phí và kiêm nhiệm các chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách.

Đánh giá, góp ý và phản biện tại hội đồng nghiệm thu, nhiếu ý kiến đồng tình với thực trạng hiện nay của hệ thống chính trị cấp xã và các mô hình mà Ban Chủ nhiệm Đề tài đưa ra, đồng thời góp ý, đề xuất một số nội dung để tiếp tục nghiên cứu:

Đồng chí Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vinh cho rằng các mô hình, giải pháp mà Đề tài đưa ra là phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, việc thành lập văn phòng dung chung cấp xã nên nghiên cứu thêm, vì thành lập mới sẽ tăng thêm tầng, nấc trung gian mà nên giao thực hiện nhiệm vụ văn phòng đảng ủy cho công chức văn phòng – thống kê cấp xã thực hiện, đồng thời Đề tài nên đưa ra mô hình thí điểm phó chủ tịch HĐND kiêm chủ tịch UBMTTQ cấp xã.

Đồng chí Hồ Viết Sơn, Chủ tịch UBND xã Tam Quang, huyện Tương Dương nêu ý kiến đồng tình theo giải pháp khoán số lượng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách. Tuy nhiên, việc bố trí số lượng và thực hiện kiêm nhiệm các chức danh cụ thể như thế nào thì nên để cấp xã chủ động bố trí, sắp xếp cho phù hợp với từng địa phương trên cơ sở có ý kiến của cấp có thẩm quyền.

Đồng chí Thái Thị An Chung, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho rằng nên tính đến lộ trình không bí trí những người hoạt động không chuyên trách cấp xã mà quan tâm hơn để bố trí ở khối, xóm, thôn, bản. Về việc tinh giản đội ngũ công chức cấp xã nên tính đến phương án nhập các xã, phường, thị trấn và khối, xóm không đủ các tiêu chí theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bởi vì dân số, diện tích tăng nhưng con người làm việc lại giảm thì rất khó để thực thi các nhiệm vụ.

Cùng đồng tình với ý kiến của đồng chí Thái Thị An Chung, đồng chí Lê Đình Lý, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho rằng không nên quy định các chức danh những người hoạt động chuyên trách cấp xã mà chỉ duy trì ở khối, xóm, thôn, bản, đồng thời nghiên cứu thêm phương án hợp nhất  chức danh bán chuyên trách văn phòng đảng ủy và chức danh công chức văn phòng – thống kế cấp xã thành một chức danh văn phòng phục vụ chung cho cấp ủy và chính quyền cấp xã. Đối với chức danh công chức nên tính đến đến lộ trình tinh giản tối thiểu 10% theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, nhưng cần phân tích những chức danh nào còn bất cập và bố trí chưa hợp lý để tinh giản, đồng thời lưu ý thêm đến yếu tố vùng miền. 

 

Hội đồng nghiệm thu tặng hoa chúc mừng Ban Chủ nhiệm Đề tài

Kết luận buổi nghiệm thu, Đồng chí Trần Quốc Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học cấp tỉnh đã ghi nhận và đánh giá khá cao sự chuẩn bị, nghiên cứu công phu của Ban Chủ nhiệm đề tài và cơ bản đồng tình với những đánh giá, mô hình và giải pháp mà Đề tài đưa ra, đồng thời lưu ý Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu ý kiến góp ý cụ thể của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để chỉnh sửa, bổ sung vào Đề tài và lưu ý để bổ sung thêm một số nội dung: Cần so sánh số lượng và ngân sách chi cho cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách năm 2010 và năm 2018 để đánh giá đúng thực trạng; coi trọng giải pháp kiêm nhiệm các chức danh công chức và cán bộ chuyên trách, bổ sung giải pháp về cơ chế chính sách sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức. Kết quả, Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đã đánh giá, xếp loại Đề tài ở mức độ xuất sắc.

Tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu, đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Đề tài đã cảm ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, đồng thời khẳng định: Kết quả nghiên cứu của Đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để giúp Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận để chỉ đạo cấp ủy các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị cấp xã bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Tin cùng chuyên mục

Công tác dân vận của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Công tác dân vận của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX


Vai trò công tác dân vận của Đảng góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An giai đoạn 2019-2024

Vai trò công tác dân vận của Đảng góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An giai đoạn 2019-2024


Phát huy hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã Long Xá

Phát huy hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã Long Xá


Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền – Tạo bước đột phá ở phường Hưng Dũng

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền – Tạo bước đột phá ở phường Hưng Dũng


Kết quả công tác dân vận chính quyền 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận chính quyền 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An


Phát huy Quy chế dân chủ cơ sở xây dựng xã Nam Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Phát huy Quy chế dân chủ cơ sở xây dựng xã Nam Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu


Hiệu quả hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang

Hiệu quả hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang


Kết quả công tác dân vận 6 tháng đầu năm năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận 6 tháng đầu năm năm 2024 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An


Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Kết quả 01 năm thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại huyện Hưng Nguyên

Kết quả 01 năm thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại huyện Hưng Nguyên


Thực hiện quy chế dân chủ trong chuyển dịch kinh tế nhanh và hiệu quả tại xã Diễn Hồng

Thực hiện quy chế dân chủ trong chuyển dịch kinh tế nhanh và hiệu quả tại xã Diễn Hồng


Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW