Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Đồng bào các dân tộc ở Nghệ An có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng quê hương, đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng trong cộng đồng các dân tộc ở Nghệ An.

Nghệ An có 11/21 huyện, thị xã miền núi, với 252 xã, thị trấn miền núi. Trong đó có 107 xã và 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn; 27 xã tiếp giáp với nước bạn Lào với chiều dài biên giới là 468 km. Diện tích toàn tỉnh 16.480 km2, trong đó khu vực miền núi là 13.745 km2 (chiếm 83%). Dân số toàn tỉnh hơn 3,4 triệu người, trong đó miền núi có 1.394.628 người (chiếm 41%). Riêng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 15,2% dân số và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi.

Trong thời gian qua, nhất là từ khi có chương trình 135/CP, Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An có bước chuyển biến quan trọng. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc được củng cố. Kinh tế vùng dân tộc từng bước phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở vùng dân tộc được cải thiện rõ rệt. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí được nâng lên; công tác phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xóa mù chữ cơ bản được thực hiện tốt. Văn hóa truyền thống các dân tộc ở Nghệ An được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn và đẩy lùi; việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc được quan tâm hơn.

Hệ thống chính trị vùng dân tộc và miền núi được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh biên giới được giữ vững.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An chủ trương phân công các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh và các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhận giúp đỡ các xã khó khăn: Năm 2022: 110 cơ quan giúp 110 xã nghèo thuộc các huyện miền núi cao Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và một số huyện khó khăn khác. Năm 2023: 115 cơ quan, đơn vị nhận giúp 115 xã nghèo. Phương thức giúp đỡ: Tùy điều kiện cụ thể từng cơ quan, đơn vị để giúp đỡ, trong đó tập trung: Hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho nhân dân sản xuất; Hướng dẫn xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh. Hỗ trợ giống bò sinh sản; Hỗ trợ giống cây; Hỗ trợ một số cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cơ sở như máy vi tính, bàn ghế làm việc. Kết quả đến nay đã hỗ trợ hàng trăm con bò cho hộ nghèo (Công An tỉnh đã hỗ trợ đồng bào dân tộc xã Châu Hoàn - huyện Quỳ Châu 6 đợt với 98 con bê, đến nay sinh sản hơn 200 con). Riêng cán bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An trong những năm qua đã giúp đồng bào nghèo xã Thanh An, huyện Thanh Chương và xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp 03 con bò, 03 ngôi nhà tình nghĩa và hàng trăm suất quà cho hộ nghèo trong dịp tết nguyên đán. Các đơn vị trong tỉnh đã giúp đỡ xây dựng được 50 mô hình trồng lúa nước cho năng suất cao, hàng tram mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả; củng cố hệ thống chính trị 105/115 xã đi vào hoạt động nền nếp, có hiệu quả.

Qua đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân các xã được giúp đỡ được nâng lên, từng bước giảm tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở các xã được giúp đỡ có hiệu quả hơn. Cán bộ các sở, ban, ngành cấp tỉnh hiểu dân hơn, hiểu những khó khăn của cơ sở nên trong tham mưu chủ trương, chính sách cho lãnh đạo tỉnh sát với thực tế hơn, hợp lòng dân hơn.

Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân cơ bản được nâng lên.

Kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trưởng bình quân các huyện miền núi hàng năm từ 10-12%, đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế có giá trị kinh tế cao như nhà máy sữa TH ở Nghĩa Đàn, vùng nguyên liệu thảo dược các huyện miền núi, vịt bầu - Quỳ Châu, lợn đen, khoai sọ, bí xanh - Kỳ Sơn...

Văn hóa xã hội các huyện miền núi có nhiều tiến bộ, gìn giữ và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội như Hang Bua - Quỳ Châu, đền 9 gian ở Quế Phong, mở các lớp học tiếng Thái được tổ chức hàng năm. Công tác giáo dục các huyện miền núi có tiến bộ, số học sinh giỏi, học sinh đậu đại học, cao đẳng tăng lên. Các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, chữa bệnh không đến bệnh viện... cơ bản được xóa bỏ. Tỷ lệ đói nghèo các huyện miền núi giảm bình quân 4 - 5%/năm. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tết vì người nghèo năm 2024 Nghệ An vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ được trên 137 tỷ đồng.

Trong những năm qua đồng bào các dân tộc ở Nghệ An đã đoàn kết chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trên địa bàn, không để phức tạp xảy ra. Hiện nay các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ giữa các dân tộc anh em, chống phá Đảng, chính quyền, trong đó có "Tây Nghệ An". Do làm tốt công tác dân vận nên nhân dân các dân tộc ở Nghệ An đã không nghe kẻ xấu, thường xuyên cung cấp thông tin cho công an, biên phòng, chính quyền cơ sở để phá tan các âm mưu của các thế lực thù địch để miền Tây Nghệ An luôn ổn định, 468km biên giới Việt - Lào yên, nhân dân 2 bên biên giới Việt - Lào đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau (kết nghĩa giữa bản, cụm bản biên giới 2 bên tốt).

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần ngăn chặn, chống truyền đạo trái phép lên miền núi, dân tộc. Trong những năm gần đây chủ trương của giáo hội là phát triển đạo lên miền Tây Nghệ An, do đó họ dùng mọi biện pháp để truyền đạo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó công tác dân vận là phải làm sao để nhân dân các dân tộc hiểu là mình đã có bản sắc văn hóa riêng rồi không cần phải có tôn giáo nữa, từ đó hạn chế và đẩy lùi việc truyền đạo trái phép lên miền núi.

Tuy nhiên,  nhìn chung, kinh tế ở miền núi và vùng dân tộc Nghệ An còn chậm phát triển, nhiều nơi tập quán canh tác còn lạc hậu. Kết cấu hạ tầng ở một số vùng cao, vùng sâu (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu) còn thấp kém. Đồng bào dân tộc chưa sống được bằng kinh tế rừng và chưa gắn bó với nghề rừng. Tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh; chất lượng giáo dục một số nơi còn thấp, đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức. Một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan chưa được đẩy lùi. Một số bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Ở một số nơi tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.  Hệ thống chính trị một số nơi còn yếu kém, năng lực đoàn kết tập hợp đoàn viên, hội viên còn hạn chế.

Trong thời gian tới, công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc tiểu số, miền núi tỉnh Nghệ An cận tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trong tâm sau:

Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trên địa bàn Nghệ An, nhất là ở 11 huyện, thị miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hai là, thực hiện tốt Đề án số 02-ĐA/TU ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”, gắn với thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 25 - CTr/TU ngày 20/11/2013 về thực hiện Nghị quyết 25 - NQ/TW trên địa bàn Nghệ An. Thông qua chương trình hành động đã xây dựng 5 Đề án (Đề án số 06 về Dân vận khéo; Đề án 08 đưa công tác dân vận vào giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Đề án số 09 về thực hiện công tác dân vận và QCDC cơ sở trong giải phóng mặt bằng, tái định cư; Đề án về công tác tôn giáo; Đề án về xây dựng quy chế phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể với chính quyền các cấp;...) và các Đề án về công tác dân vân đã ban hành trong nhiệm kỳ 2020-2025, như Đề án 04 về tăng cừng công tác dân vận chính quyền, Đề án 07 về tiếp xúc đối thoại với nhân dân, Nghị quyết 04 về hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó đã góp phần thực hiện tốt công tác đại đoàn kết trên địa bàn.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Chú trọng phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc đến với đồng bào miền núi.

Bốn là, tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình về phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc, tổng kết, hướng dẫn đồng bào thực hiện và nhân rộng, như mô hình cam V2, lợn đen, vịt bầu Quỳ Châu, bò vàng Kỳ Sơn.. .

Năm là, phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản để làm nòng cốt trong công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn. Không đẻ kẻ địch lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Sáu là, tiếp tục vận động, phân công các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ các các xã, bản khó khăn ở vùng miền núi, dân tộc. Vừa giúp đỡ về vật chất, vừa quan tâm giúp đỡ củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng sâu, vùng xa.

Bảy là, thường xuyên thông tin, trao đổi các chủ trương, chính sách, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cốt cán, người có uy tín nhất là công tác vận động quần chúng, công tác đấu tranh với những hoạt động vi phạm pháp luật. Chăm lo thực hiện các chính sách đối với cán bộ làm công tác dân vận ở miền núi khi gặp khó khăn.

Thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo đồng thuận cao trong nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã xây dựng và Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đề ra./.

            Nguyễn Mạnh Khôi 

Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An


Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông

Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông


Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận


Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh

Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh


Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò


Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền

Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền