Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Một số giải pháp về công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa, bão

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất so với cả nước (16.492,5km2), trong đó, miền núi và trung du chiếm khoảng 83%, đồng bằng, ven biển chiếm khoảng 17%; có 82 km bờ biển và 468,28 km đường biên giới.

Có 21 huyện, thành, thị, trong đó có 10 huyện miền núi, 7 huyện đồng bằng, 1 thành phố và 3 thị xã. Nghệ An có địa hình hiểm trở, bị chia cắt, mật độ sông suối dày, độ dốc lòng sông lớn, có sông Cả là sông lớn nhất với độ dài sông là 531 km (trong đó có 170km chảy trên lãnh thổ nước Lào). Ngoài ra còn có 5 con sông khác trực tiếp đổ ra biển là sông Hoàng Mai, sông Mai Giang, sông Thái, sông Bùng và sông Cấm. Hàng năm trên địa bàn tỉnh phải chịu nhiều loại hình thiên tai khác nhau như: rét đậm, rét hại, nắng nóng, lốc, sét, mưa lớn, sạt lở đất; mùa mưa bão có 2 đến 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp. Lượng mưa năm bình quân lớn từ 1.800 đến 2.000mm.

Trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 đợt không khí lạnh, 04 đợt rét đậm, rét hại); 31 đợt giông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn; 12 đợt mưa lớn diện rộng; 7 đợt nắng nóng. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 đợt thiên tai lớn (bão số 2, bão số 6, bão số 8). Thiên tai đã làm chết 06 người; bị thương 04 người; 17 nhà bị sập; 22 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 337 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 3.934 nhà bị ngập; 812 hộ dân phải di dời do ngập lụt và ảnh hưởng của sạt lở đất…; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 698,966 tỷ đồng.

Năm 2022, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu; dự báo sẽ có khoảng 10-12 bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Nghệ An khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp 1 đến 2 cơn bão, ngoài ra đề phòng bão đổ bộ ở phía Nam và phía Bắc ảnh hưởng đến tỉnh ta. Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá thường xuất hiện trong những tháng chuyển mùa...

Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, trong khi trọng tâm mùa mưa, bão năm 2022 đang cận kề; các sở ban ngành cấp tỉnh, các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện một số giải pháp phòng, chống thiên tai sau nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra:

Một là, nghiêm túc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.

Hai là, khẩn trương rà soát, cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai, Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai với phương châm “Bốn tại chỗ” và “Ba sẵn sàng” để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng theo phương án đã xây dựng.

Ba là, tổ chức, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp, các ngành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy; thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống tiên tai - tìm kiếm cứu nạn theo các cấp. Cấp tỉnh trực tiếp kiểm tra các huyện, các huyện kiểm tra các xã, phường, đơn vị liên quan.

Bốn là, kiểm tra đánh giá hiện trạng, xây dựng phương án, kịch bản bảo vệ an toàn các công trình phòng chống thiên tai, xác định các khu vực trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra. Tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án xử lý sự cố hồ đập, đê điều, sơ tán dân, cứu nạn, cứu hộ… trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra

Năm là, chú trọng công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, qua các phần mềm ứng dụng, áp phích, tờ rơi… Tăng cường cung cấp thông tin; chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước, trong và sau thiên tai, bão, lũ… để các cấp, các ngành, nhân dân biết, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi để chủ động thực hiện có hiệu quả các phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sáu là, tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và những người làm công tác phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai, xác định các rủi ro thiên tai, giải pháp ứng phó phù hợp với từng nhóm cộng đồng người dân.

Bảy là, xây dựng, củng cố và triển khai nhân rộng các đội Xung kích phòng chống thiên tai từng xã, thôn, bản với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm.

Tám là, đối với khu vực ven biển, tăng cường quản lý, kiểm tra, rà soát công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tàu vận tải, du lịch theo phân cấp; phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển kiểm tra điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị đảm bảo an toàn trên các tàu, thuyền trước khi ra khơi (nhất là thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh), chủ động nắm chắc số lượng tàu, thuyền và ngư dân của địa phương đang hoạt động trên biển để hướng dẫn các phương tiện di chuyển tránh, trú an toàn khi có thiên tai; Bên cạnh đó kiểm tra, rà soát hiện trạng các khu neo đậu và cung cấp thông tin liên quan để tàu thuyền ra vào tránh trú thuận lợi, an toàn. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại các khu nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, trên biển.

Chín là, đối với khu vực miền núi, tiến hành kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, khu vực khai thác khoáng sản; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Mười là, tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều; tổ chức giải tỏa, thanh thải các bãi tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng trái phép ở bãi sông, lòng sông để đảm bảo không gian thoát lũ.

Đối với các công trình phòng, chống thiên tai đang xây dựng thì chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu thi công tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục chính, hạng mục phòng chống lũ, xây dựng phương án ứng phó khi có mưa lũ xảy ra.

                                                Hiền Lương 

Tin cùng chuyên mục

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo


Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc