Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Mô hình "Dân vận khéo" trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở xã Cắm Muộn

Cắm Muộn là xã vùng núi đặc biệt khó khăn, nằm về phía Tây Nam của huyện Quế Phong, cách trung tâm huyện khoảng 25 km, với tổng diện tích tự nhiên là 11.149,05 ha, chiếm 5,85% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số xã Cắm Muộn (tính đến tháng 01/2024) có 6.442 người, với 1.200 hộ, là địa bàn cư trú của 03 dân tộc anh em (Thái, Khơ Mú và Kinh). Đảng bộ xã có 15 chi bộ trực thuộc (08 chi bộ xóm, bản, 04 chi bộ nhà trường, 01chi bộ trạm y tế, 01 chi bộ công an xã , 01 chi bộ quân sự xã) với 313 đảng viên (tính đến hết tháng 01/2024).

Tại xã Cắm Muộn, trồng dâu, nuôi tằm là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái đã hình thành từ đời cha ông truyền lại khá ổn định. Người dân trong vùng đã tích luỹ được kinh nghiệm trong việc trồng dâu, nuôi tằm. Nhiều hộ đã có thu nhập cao từ sản phẩm nuôi tằm như tận dụng sợi dệt đồ thổ cẩm để bán ra thị trường. Giá trị sản phẩm 01 kg sợi cho thu nhập từ 800.000 - 1.000.000 đồng, từ 1 ha đất trồng dâu nuôi tằm đạt khoảng 150 - 200 triệu đồng/năm. Ngành nghề truyền thống này hoàn toàn khác biệt so với các hoạt động nông nghiệp khác. Nghề dâu tằm tơ gồm 4 công đoạn chính là trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vừa mang tính chất trồng trọt, vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp giữa lấy sợi để dệt thổ cẩm và nghệ thuật. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề dâu tằm tơ có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở địa phương.

 Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, dần dần nghề chăn nuôi này từng bước bị mai một, chỉ còn một số ít hộ dân đang duy trì, tuy nhiên số lượng nuôi ngày một giảm đi do chưa có quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài; sản xuất nhỏ, manh mún, tận dụng, thiếu tính chuyên nghiệp; lao động thủ công, tốn nhiều công sức; thiếu nhà nuôi tằm chuyên nghiệp do thiếu vốn và thiếu không gian xây dựng; công nghệ nuôi lạc hậu nên năng suất, chất lượng thấp, thu nhập từ nuôi tằm thấp; công nghệ chế biến chưa có, thiếu những sản phẩm mang tính đột phá thu hút được thị trường trong, ngoài nước; thiếu các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất; chưa xây dựng được thương hiệu. Đây là những khó khăn mà người dân không thể giải quyết được mà cần có sự chỉ đạo, quản lý và hỗ trợ của Nhà nước bằng một đề án tổng thể với các chính sách quản lý, đầu tư hỗ trợ cụ thể.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua dân vận khéo của huyện, Ban Dân vận Huyện ủy Quế Phong và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cắm Muộn khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Khối dân vận Đảng ủy xã Cắm Muộn phối hợp với Ủy ban nhân dân, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội xã Cắm Muộn xây dựng Đề án “Phát triển dâu tằm xã Cắm Muộn giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030” là mô hình "Dân vận khéo" làm cơ sở để HĐND, UBND xã ban hành các chính sách đầu tư phát triển trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã trong giai đoạn tới. Dự kiến diện tích trồng dâu trên địa bàn xã Cắm Muộn là 06 ha tập trung chủ yếu tại Bản Mòng 1 và Bản Mòng 2; diện tích dâu được trồng trên đất màu soi bãi ven sông, ven suối 06 ha; triển khai ở 20 hộ gia đình, bình quân diện tích đất trồng dâu của mỗi hộ 0,3 ha; giống tằm ở địa phương có năng suất, chất lượng cao, các hộ nuôi tằm con ương nuôi nhân giống và cung cấp cho các hộ nuôi. Năng suất, sản lượng kén tằm dự kiến năm 2024 sản lượng kén tằm của xã đạt 6,0 tấn giá trị thu nhập gần 480 triệu đồng; năm 2025, sản lượng kén tằm đạt 6,5 tấn, tăng 0,5 tấn so năm 2024; giá trị thu nhập gần 520 triệu đồng. Trung bình đạt 100 - 150 triệu đồng/ha/năm (sản lượng 1,0-1,5 tấn kén/năm, giá kén 100-120 nghìn đồng/kg), trừ chi phí đầu tư và công lao động cho thu lãi từ 100 triệu đến 120 triệu đồng/ha (trung bình tổng thu từ 7- 8 triệu đồng/sào/năm; gấp từ 2,0-2,5 lần so với trồng lúa). Các hộ tư thương thu mua kén, kéo thành sợi tơ tằm phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm, cung ứng giống trứng tằm cho các hộ nuôi tằm con hoặc tự ươm nuôi tằm con. Các hộ nuôi tằm con cung ứng tằm con cho hộ nuôi tằm lớn, tư thương thu mua lại sản phẩm kén và sợi tơ của các hộ nuôi tằm lớn. Việc liên kết sản xuất giữa các hộ tư thương thu mua kén, sợi tơ với hộ nuôi tằm như hiện nay đặc biệt là sản phẩm từ sợi tơ đang được các nhà thương lãi thu mua ổn định giá cả, đặc biệt là các sản phẩm dệt thổ cẩm bằng lụa tơ tằm. Hiện nay trên địa bàn xã Cắm Muộn có một số  hộ tư thương thu mua sản phẩm kén tằm, sợi tơ, các sản phẩm dệt từ sợi tơ. Giá sợi tơ các tư thương thu mua định giá theo từng thời điểm và hiện nay giá kén đang giao động từ 100.000 đồng - 800.000 đồng/kg sợi. Sản phẩm sợi được cung cấp cho các làng nghề xe tơ dệt lụa tại các hộ gia đình trên địa bàn xã đặc biệt là làng nghề Bản Mòng.

Giống dâu trồng trên địa bàn đều là những giống có năng suất, chất lượng cao, năng suất trung bình đạt 25 - 28 tấn/ha; kỹ thuật nuôi tằm trong nhà được áp dụng rộng rãi. Các hộ đó đã có kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng bệnh và xử lý môi trường khi nuôi tằm. Quỹ đất màu bãi dọc sông Quàng và các suối như khe Quyè còn khá lớn có thể chuyển đổi sang trồng dâu. Các quy định của Nhà nước về chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác khá thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển sản xuất. Mặt khác, hiệu quả của nuôi tằm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống và môi trường sản xuất (nhiệt độ, ẩm độ không khí, mức độ ô nhiễm môi trường). Nhưng hiện nay toàn bộ nguồn giống tằm trên địa bàn chủ yếu là nguồn giống địa phương tự cung, tự cấp không kiểm soát được chất lượng. Cơ sở nuôi tằm hiện chưa được đầu tư đồng bộ chủ yếu là tận dụng diện tích trong gia đình nên chịu tác động bởi nhiệt độ và ẩm độ cũng như vấn đề vệ sinh môi trường rất lớn, trong các tháng nhiệt độ, ẩm độ cao tỷ lệ tằm bệnh, tằm chết rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Nuôi tằm là một kỹ thuật khó đòi hỏi sự tỷ mỉ, kiên nhẫn của người nuôi, môi trường xung quanh các hộ nuôi tằm phải đảm bảo vệ sinh vì vậy việc kết hợp giữa chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) gia cầm với việc nuôi tằm trong một hộ gia đình sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả của việc nuôi tằm, thậm trí dẫn đến việc gây dịch bệnh cho tằm trong một vùng sản xuất. Sự liên kết giữa người sản xuất (nuôi tằm) với thị trường rất lỏng lẻo và phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của một nhóm tư thương (giá kén, giá sợi phương pháp phân loại chất lượng kén kén và sợi). Giữa các thương nhân mua sợi, kén giá cả thất thường không ổn định. Ô nhiễm thức ăn do người dân sử dụng thuốc trừ sâu cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tằm, dẫn đến chết hàng loạt. Một số hộ nuôi tằm bị nhiễm nguồn bệnh không thể tổ chức sản xuất lại được. Nguồn vốn đầu tư hiện đang là một hạn chế để phát triển mở rộng diện tích trồng dâu và nuôi tằm nhất là tại những vùng, những hộ mới tham gia.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương. Hình thành và phát triển bền vững vùng trồng dâu và nghề nuôi tằm gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm nhằm xóa đói, giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. Theo chúng tôi cần thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:

Thứ nhất là, tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động ban quản lý các thôn bản, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các hộ tham gia thực hiện mô hình. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội địa phương và các hộ dân trong vùng quy hoạch nắm bắt chủ chương, chính sách của cấp trên trong công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn. Thông tin về các tiến bộ kỹ thuật, thị trường để chính quyề̀n địa phương và người dân tích cực tham gia.

Thứ hai là, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch diện tích đất trồng dâu vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo các thôn, bản tổ chức rà soát quỹ đất để bổ sung điều chỉnh quy hoạch vùng trồng dâu từ đó phê duyệt phương án sử dụng đất của mỗi thôn bản trong những năm tiếp theo để thực hiện mô hình. Đất quy hoạch trồng dâu bao gồm các loại đất: Đất soi bãi ven sông Quàng, ven suối, đất trồng lúa kém hiệu quả hoặc đất trồng lúa hiện đang nằm xen kẽ trong các vùng trồng dâu, đất đồi thấp.

Thứ ba là, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất dâu. Ban nông nghiệp xã phối hợp cùng với Hội liên hiệp phụ nữ các tổ chức nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn quy trình trồng dâu theo hướng trồng và diện tích trồng tại thôn bản thực hiện mô hình.  Đối với giống dâu sử dụng các giống địa phương có năng suất chất lượng cao hiện hoặc tìm hiểu du nhập giống mới cho các hộ gia đình thực hiện trồng làm mô hình, dự án, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt. Hướng dẫn người dân trồng dâu đầu tư thâm canh với lượng bón phù hợp cân đối giữa N-P-K và tăng cường lượng phân bón hữu cơ. Riêng đối với phân hữu cơ phải sử dụng biện pháp ủ nóng để hạn chế nguồn nấm bệnh. Tuyệt đối không bón phân tằm chưa qua xử lý ra ruộng dâu. Thử nghiệm kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đối với một số giống dâu mới để áp dụng kỹ thuật cắt cành nuôi tằm.

Thứ tư là, tổ chức lại mạng lưới nuôi tằm; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nuôi tằm để nâng cao năng suất, sản lượng kén tằm. Hướng dẫn các hộ gia đình nuôi tằm phải có không gian riêng biệt, phù hợp với diện tích quy hoạch vùng trồng dâu tằm để thuận lợi trong cung ứng tằm con và hạn chế lây lan dịch bệnh tằm; nhà nuôi tằm con đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với từng tuổi tằm, có đủ không gian, dụng cụ, trang thiết bị, vật tư nuôi tằm con đảm bảo chất lượng. Đào tạo, tập huấn cho các hộ gia đình nuôi tằm biết ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tằm, để nuôi tằm con đảm bảo số lượng và chất lượng cung ứng cho các hộ nuôi tằm lớn.

Thứ năm là, phối hợp với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho các hộ gia đình chăn nuôi. Nghiên cứu, chọn tạo giống dâu chuyên dụng cho nuôi tằm con và giống dâu nuôi tằm lớn bằng phương pháp cắt cành nhằm giảm chi phí công lao động và nâng cao năng suất, sản lượng kén tằm. Tập huấn cho 100% các hộ trồng dâu nuôi tằm biết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dâu, kỹ thuật nuôi tằm, lên né để nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế trong trồng dâu nuôi tằm.

Thứ sáu là, đổi mới tổ chức sản xuất trong trồng dâu nuôi tằm. Tăng cường vai trò và các biện pháp cụ thể hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm, đây sẽ là nhân tố trung gian làm cầu nối giữa các hộ nông dân trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tơ tằm trên địa bàn... Thúc đẩy và gắn kết chặt chẽ liên kết "4 nhà ", "5 nhà" (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và nhà băng), mỗi nhà phải phát huy được vai trò của mình, có sự thống nhất và gắn kết chặt chẽ với nhau để phát huy được sức mạnh chung của cả chuỗi liên kết trong trồng dâu nuôi tằm.

Thứ bảy là, phát triển trồng dâu nuôi tằm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm. Nếu không có kiến thức, người trồng dâu nuôi tằm sẽ làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và chính họ sẽ phải chịu tổn thất do dịch bệnh gây ra. Để bảo vệ môi trường phòng trừ dịch bệnh, cần trang bị kiến thức về môi trường, những tác hại của ô nhiễm và cách bảo vệ môi trường cho người trồng dâu nuôi tằm, đồng thời hỗ trợ người trồng dâu nuôi tằm trong bảo vệ môi trường. Hàng tháng, quý triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng đồng loạt ở các khu vực, thôn, xóm nuôi tằm để hạn chế lây lan bệnh tằm. Triển khai và hướng dẫn nông dân thu gom, tiêu hủy cành, lá và phun thuốc tiêu độc trên ruộng dâu sau đốn, để phòng trừ mầm bệnh trên ruộng dâu. Tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn các hộ trồng dâu không sử dụng phân tằm tươi bón cho cây dâu, không sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng dâu; các hộ nuôi tằm thực hiện đồng bộ các biện pháp thu gom, xử lý tằm bị bệnh và phân tằm đúng cách nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh tằm.

Thứ tám là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền từ xã đến các thôn, bản tham gia thực hiện mô hình. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã có nhiệm vụ chỉ đạo các tổ chức hội tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia. Hội liên hiệp phụ nữ xã, Ban quản lý bản Mòng 1 và Mòng 2 có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã trong quản lý, hướng dẫn các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình.

Thứ chín là, sử dụng lồng ghép và có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện và xã, các nguồn vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và vốn tự có trong dân để triển khai thực hiện mô hình./.

                                     Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024


Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm


Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh


Nghệ An: Đẩy mạnh công tác dân vận vùng dân tộc Mông

Nghệ An: Đẩy mạnh công tác dân vận vùng dân tộc Mông


Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An

Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An


Công tác dân vận trong xây dựng mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” tại huyện Tương Dương

Công tác dân vận trong xây dựng mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” tại huyện Tương Dương


Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại Sở Lao động – TB&XH

Kết quả thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại Sở Lao động – TB&XH


Cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam


Lực lượng vũ trang tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” 06 tháng đầu năm 2024

Lực lượng vũ trang tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” 06 tháng đầu năm 2024


Mô hình những cong đường xanh – sạch – đẹp của phụ nữ huyện Anh Sơn

Mô hình những cong đường xanh – sạch – đẹp của phụ nữ huyện Anh Sơn


Công tác dân vận góp phần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn, an ninh mạng

Công tác dân vận góp phần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn, an ninh mạng