Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Gắn phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với hoạt động của tổ tự quản ở Nghệ An

Trong thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (ANTQ), xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến và hoạt động tự quản về an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển sâu, rộng và từng bước đi vào thực chất; cổ vũ và động viên mạnh mẽ ý thức, tinh thần, thái độ và trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Để đạt được kết quả đó, vai trò tham mưu trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Công an tỉnh Nghệ An về đổi mới công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến và hoạt động tự quản về ANTT là hết sức quan trọng.

 

Trong công tác chỉ đạo xây dựng mô hình tự quản trong phong trào bảo vệ ANTQ đã được Công an tỉnh quan tâm, ngày 09/6/2006 tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 57/2006/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động tự quản về ANTT và các văn bản chỉ đạo của Công an tỉnh về hướng dẫn xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Sau khi có Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”, cùng với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, trong chương trình, kế hoạch đề ra, Công an tỉnh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo hướng xã hội hóa ngày càng cao, với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở.

Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các cấp đã chỉ đạo biên soạn 76.000 cuốn sách và hàng chục vạn bản tài liệu, biểu mẫu các loại về công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến và thực hiện công tác tổ chức và hoạt động tự quản về an ninh trật tự để tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Phối hợp các cơ quan báo chí trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, kết quả công tác triển khai thực hiện của các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh. Cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú, trong đó tổ chức hàng ngàn hội nghị quán triệt, tuyên truyền lưu động, hội thi tìm hiểu, kẻ vẽ khẩu hiệu, panô, áp phích ở nơi công cộng, trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và khu dân cư. Đặc biệt đã tổ chức gần 650.000 cuộc họp nhân dân với trên 2.500.000 lượt người tham gia, trong đó lồng ghép nội dung xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến và thực hiện công tác tự quản về an ninh trật tự với triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của địa phương.

Qua khảo sát, địa bàn tỉnh có 58 loại mô hình, được triển khai tại 1.398 khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học. Từ năm 2019- 2023 xây dựng và nhân rộng 19 loại mô hình nổi bật, tiêu biểu tại 180 khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học như: “Camera an ninh”; “Tổ tuần tra nhân dân”; “Cựu Chiến binh với công tác đảm bảo ANTT; “Giáo xứ, giáo họ không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”; “Đồng bào lương giáo đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Ánh điện thắp sáng đảm bảo ANTT”; “Tiếng kẻng bình yên”; “Tự phòng, tự quản về ANTT”; “Tổ liên gia xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo ANTT, phục vụ xây dựng nông thôn mới”; “Tổ liên gia tự quản về ANTT”; “An toàn về ANTT”; “Phòng chống tội phạm mua bán người”; “Phòng chống di dịch cư trái pháp luật”… Đặc biệt, có 02 mô hình “Quy chế phối hợp giữa Công an với linh mục và Hội đồng mục vụ giáo xứ trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội” tại địa bàn huyện Thanh Chương và mô hình “Phòng chống di dịch cư trái pháp luật” trên địa bàn huyện Tương Dương được Cục V05 Bộ Công an thông báo biểu dương kết quả, kinh nghiệm xây dựng và triển khai trên toàn quốc. Thông qua việc duy trì, xây dựng, nhân rộng các mô hình đã từng bước xã hội hóa công tác đảm bảo ANTT, là diễn đàn để nhân dân phát huy quyền làm chủ, chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, quản lý con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội.

Tiếp tục củng cố, duy trì 460 Ban chỉ đạo tự quản; thành lập 7.588 Ban tự quản về an ninh, trật tự thôn, bản, khu phố (thuộc các xã, thị trấn) với 38.661 thành viên. Đây là lực lượng quan trọng, như nhưng “cánh tay nối dài” của chính quyền và Công an các cấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại địa bàn dân cư. Nhờ các Ban tự quản đã phát hiện, tiếp nhận thông tin và trực tiếp giải quyết trên 11.000 vụ việc liên quan đến ANTT; hòa giải hàng vạn mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; lập hồ sơ chuyển lực lượng Công an xã giải quyết 8.795 vụ việc; phối hợp với các đoàn thể và gia đình quản lý giáo dục 5.706 người phạm tội tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, đã làm tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuần tra ban đêm, tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp và thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ ANTT, an toàn giao thông trong dịp lễ, tết và các hoạt động công cộng diễn ra trên địa bàn. Trong quá trình hoạt động, nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện, truy bắt tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội… được các ngành, các cấp khen thưởng. Thành lập 38.578 tổ tự quản về an ninh trật tự với 96,5% số hộ gia đình trong tỉnh tham gia, qua đó đã phát huy vai trò trong tuyên truyền chính sách, pháp luật, quản lý dân cư, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thông qua tổ tự quản về ANTT, tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy và ngày càng gắn bó, hạn chế phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, tạo sự ổn định về ANTT và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ngay từ cơ sở. Qua đánh giá hàng năm có trên 95% số tổ tự quản về ANTT được duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động.

Một số bài học rút ra trong quá trình chỉ đạo xây dựng mô hình tự quản trong phong trào bảo vệ ANTQ như sau:

Thứ nhất, xây dựng nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến và tổ chức tự quản về an ninh trật tự có vai trò, ý nghĩa to lớn trong vận động, tập hợp nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Công tác này chỉ đạt hiệu quả cao khi phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, vai trò tham mưu hướng dẫn của lực lượng Công an và sự phối hợp tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, và sự tham gia tự giác, tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, công tác tuyên truyền vận động nhân dân phải thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt phải coi trọng vị trí, vai trò của gia đình, nhà trường, các đoàn thể chính trị, xã hội. Đồng thời phát huy tính tích cực của các quan hệ dòng họ, các tôn giáo tạo điều kiện cho nhân dân tham gia nhiều hơn, trực tiếp hơn, tốt hơn vào phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ với công tác đấu tranh trấn áp mạnh mẽ, xử lý nghiêm tội phạm nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho phong trào phát triễn vững mạnh. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, phát hiện, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến và tổ chức tự quản về an ninh trật tự ở từng địa phương; kịp thời tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo và biểu dương khen thưởng những mô hình, tổ chức quần chúng, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc.

Thứ tư, việc triển khai thực hiện công tác xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, tổ chức tự quản về an ninh trật tự phải lồng ghép với chương trình kinh tế - xã hội khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là với chương trình hành động phòng, chống ma túy; chương trình phòng chống tệ nạn xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và các phong trào khác...

Thứ năm, từng địa phương, từng địa bàn cụ thể phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế để nghiên cứu kỹ việc chọn xây dựng mô hình, nội dung cho sát hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa bàn, từng lĩnh vực và phải phù hợp với lòng dân, vừa sức dân. Qua đó tập trung chỉ đạo giải quyết cho được những vấn đề đặt ra, tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp các ngành, các đoàn thể và nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân./.

Nguyễn Mạnh Khôi 

                                                            Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục



Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”


Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn


Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"

Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"


Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An


Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An

Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”


Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030

Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030


Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030

Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030


Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh