Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Hoạt động của các hội quần chúng ở Nghệ An

Nghệ An hiện có tổng số 3154 tổ chức hội, trong đó có 90 hội hoạt động trên địa bàn tỉnh; 294 tổ chức hội hoạt động trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã; 2770 tổ chức hội hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, thành phố, thị xã. Có 15 hội đặc thù có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận. Biên chế của hội: Có 14 tổ chức hội được giao biên chế, số biên chế là 93 người. Kinh phí cấp cho các tổ chức Hội năm 2017 là 19,948 tỷ đồng.

Nghệ An hiện có tổng số 3154 tổ chức hội, trong đó có 90 hội hoạt động trên địa bàn tỉnh; 294 tổ chức hội hoạt động trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã; 2770 tổ chức hội hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, thành phố, thị xã. Có 15 hội đặc thù có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận. Biên chế của hội: Có 14 tổ chức hội được giao biên chế, số biên chế là 93 người. Kinh phí cấp cho các tổ chức Hội năm 2017 là 19,948 tỷ đồng.

Trong những năm qua, các hội quần chúng đã phát huy vai trò, chức năng tập hợp, đoàn kết bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên; tham gia xây dựng và giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước, xây dựng môi trường dân chủ, tham gia cung ứng các dịch vụ công, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từ thiện, nhân đạo, khắc phục  hậu quả của thiên tai, bảo vệ môi trường... Tùy tính chất và khả năng của mỗi loại tổ chức, các hội ngày càng phát huy vai trò, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều phương diện, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu. Vai trò, vị trí của các tổ chức hội được khẳng định, nhiều hội đã tạo được uy tín và ấn tượng tốt trong xã hội. Góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.Về cơ bản, công tác tổ chức hội đã đảm bảo đúng cơ cấu, số lượng Đại hội đại biểu, Ban lãnh đạo, hội viên theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về quản lý hội, quyết định cho phép, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức hội cơ bản chấp hành tốt điều lệ của tổ chức và các quy định của pháp luật. Một số hội đã chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, tự chủ, chủ động trong việc tạo nguồn kinh phí hợp pháp đảm bảo duy trì  hoạt động của hội theo định kỳ. Vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của Ban lãnh đạo của hội được phát huy, thể hiện rõ rệt, góp phần không nhỏ trong việc tổ chức, duy trì hoạt động của hội.

Tuy nhiên, còn một số hội quần chúng hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được quyền và lợi ích của các hội viên; chưa thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, còn có xu hướng "hành chính hóa",  hình thành hệ thống tổ chức theo 4 cấp hành chính nhà nước; nội dung và phong cách hoạt động của đội ngũ cán bộ hội gần giống với công chức hành chính nhà nước; thiếu kỹ năng vận động, thuyết phục quần chúng, hội viên, chưa gương mẫu, sâu sát với hội viên. Do vậy, hội chưa thực sự là mái nhà chung của hội viên, chưa tạo được sự gắn kết giữa hội với hội viên, giữa hội viên với nhau; trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước. Việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một số hội viên, thành viên vẫn còn hạn chế. Mối quan hệ điều hòa, phối hợp giữa các hội thành viên còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo và gắn kết chặt chẽ. Nội dung và phương thức hoạt động của một số hội, hiệp hội còn nghèo nàn, lúng túng; công tác điều hành, phối hợp thiếu năng động, sáng tạo, chưa theo kịp xu thế phát triển. Một số hội ít quan tâm giáo dục ý thức chính trị, pháp luật cho hội viên, chưa chăm lo đến nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên. Một số tổ chức hội có tính chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh như các hội về doanh nghiệp, tính chủ động, năng động và đoàn kết chưa cao, việc tập trung thành một đầu mối đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, còn trì trệ và mang tính hình thức. Các hội xã hội nghề nghiệp chưa vận dụng hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa xác định đầy đủ và quán triệt chính xác nội dung hoạt động, tính chuyên môn hóa chưa cao; nguồn kinh phí ít và không ổn định; trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và ít có cơ hội để nâng cao tình độ chuyên môn. Các tổ chức hội còn thiếu gắn kết và phối hợp với các ngành, các đoàn thể các cấp; không ít hội chưa chủ động tự chủ về kinh phí hoạt động, trụ sở, phương tiện làm việc, có tư tưởng ỉ lại, trông chờ và đòi hỏi tài trợ của nhà nước.Các tổ chức hội phát triển nhanh về số lượng, nhưng một số hội hiệu quả hoạt động chưa cao, đặc biệt là hội cấp xã; chưa cải tiến nội dung, phương thức hoạt động; một số hội hoạt động chưa đúng điều lệ đã được đại hội thông qua và cơ quan nhà nước phê duyệt. Một số hội còn nặng về quyên góp, tìm nguồn tài trợ, tập trung vào các hoạt động có thu. Đội ngũ lãnh đạo các hội phần lớn là kiêm nhiệm hoặc tuổi đã cao, thiếu kỹ năng lãnh đạo và hoạt động xã hội. Việc giải quyết các mâu thuẫn, đơn thư trong nội bộ của một số hội chưa thể hiện rõ vai trò của Ban Chấp hành và quy định tại Điều lệ Hội, dẫn đến tình trạng đơn thư, khiếu nại vượt cấp.

Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hội, UBND tỉnh cần chỉ đạo các tổ chức hội thực hiện đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật, Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của các hội trên địa bàn, các hội hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành để phân loại: Các tổ chức hội hoạt động hiệu quả; kém hiệu quả hoặc không hiệu quả... để đề nghị giải thể; tạm đình chỉ hoạt động hoặc sáp nhập một số hội có tính chất, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động gần giống nhau theo tinh thần Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Kết luận 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ chính trị về hội quần chúng. UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định có ý kiến về các chương trình, đề án, đề tài, kế hoạch của tổ chức hội, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. Các tổ chức Hội phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hội theo quy định của Đảng và Nhà nước. Đối với các hội được giao biên chế và kinh phí hoạt động, giữ ổn định đến hết năm 2018. Từ năm 2019 - 2020, tiến hành cắt biên chế đã được giao cho các hội, khoán kinh phí trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Đề nghị các tổ chức Hội, hàng năm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ chủ động xây dựng chương trình, đề án, đề tài, kế hoạch cụ thể, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực hội hoạt động để thẩm định, tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp, khoán hoặc hỗ trợ kinh phí để hội thực hiện  nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá và rà soát hiệu quả hoạt động của hội để xác định Hội hoạt động kém hiệu quả hoặc không đủ điều kiện tồn tại thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải thể hoặc sáp nhập với tổ chức khác.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức hoạt động và quản lý hội, trong đó, có ba văn bản quy phạm pháp luật xương sống nhất, điều chỉnh cụ thể về thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý hội và cơ chế, chính sách đối với các hội quần chúng là Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định tổ chức hoạt động và quản lý hội; Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù và Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội; các Hội cần bám sát ba văn bản trên để thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An


Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông

Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông


Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận


Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh

Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh


Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò