Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Gắn thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và dân vận chính quyền trong việc tiếp xúc đối thoại với nhân dân tại Đô Lương

Đô Lư­ơng là huyện đồng bằng bán sơn địa, nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 70 km; phía đông giáp huyện Nghi Lộc, Phía tây giáp huyện Tân Kỳ, phía nam giáp huyện Nam Đàn và Thanh Chương, phía bắc giáp huyện Yên Thành. Tổng diện tích đất tự nhiên có 35.433 ha; trong đó: đất canh tác có 11.600 ha.

Toàn huyện có 32 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi; tổng nhân khẩu trên địa bàn 19,6 vạn dân, có 45.402 hộ. Là trung tâm Văn hoá, kinh tế của miền Tây bắc Nghệ An.

Dưới sự chỉ của Ban chấp hành đảng bộ huyện, sự điều hành của chính quyền, tuyên truyền vận đông của các tổ chức đoàn thể, sự đồng lòng của đảng viên và sự vào cuộc của nhân dân Đô Lương đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân tham gia tiếp xúc, đối thoại.

Huyện uỷ chỉ đạo Ban Tuyên giáo; UBMTTQ các Đoàn thể trong hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng và Đề án số 07- ĐA/TU về ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng và những kết quả tiếp xúc, đối thoại của địa phương với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thông qua hội nghị trực tiếp, thông qua truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn đến tận cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên, người dân,  để nhân dân biết tham gia và giám sát việc thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội quần chúng đã thể hiện được nhiệm vụ, chức năng của mình tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân, đồng thời tập hợp đông đảo vào các loại hình tổ chức làm nòng cốt hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chính từ hoạt động này giúp cho Mặt trận, các đoàn thể vào việc củng cố xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân được chặt chẽ hơn; đa số các chủ trương, chương trình, đề án được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ.

Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận chính quyền, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, việc thực hiện công khai dân chủ trong triển khai các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, các chủ trương, chính sách liên quan đến người dân có hiệu quả.

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở và Dân vận chính quyền huyện đã tiến hành tổ chức Hội nghị biểu dương nhân rộng các điển hình, mô hình, điểm sáng thực hiện tốt QCDC cơ sở, điểm sáng Dân vận chính quyền. Đồng thời xây dựng chương trình công tác năm 2022, tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở và BCĐ Dân vận chính quyền  huyện, thông báo phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị ở cơ sở trong năm 2022. Tập trung chỉ đạo xây dựng Điểm sáng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Dân vận chính quyền của huyện về “Di chuyển chợ Trung tâm Thương mại huyện Đô Lương về địa điểm mới”; điểm sáng “ thực hiện xây dựng NTM nâng cao” tại các đơn vị: Đông Sơn; Hòa Sơn; Tràng Sơn và Tân Sơn; Điểm sáng thực hiện hoạt động Trung tâm giao dịch một cửa và một cửa liên thông tại trụ sở UBND xã Yên Sơn, trụ sở UBND xã Thịnh sơn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt Nghị định 04/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức tốt hội nghị công chức đầu năm, công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn theo quy định của Chính phủ. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC và DVCQ ở cơ sở tại các cơ quan, đơn vị được 17 cuộc. Qua kiểm tra, giám sát nhìn chung việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở  và DVCQ trên địa bàn khá nghiêm túc nên tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân ổn định, không có các vụ việc vi phạm pháp luật, mất đoàn kết nội bộ, đơn thư khiếu kiện liên quan đến đời sống xã hội xảy ra trên địa bàn, nhân dân đồng thuận, đoàn kết phát huy nội lực đóng góp tiền, của chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính từ huyện đến xã được tăng cường; phát huy có hiệu quả cơ chế “một cửa“, “một cửa liên thông“ và dịch vụ công trực tuyến từng bước hoạt động nền nếp, phục vụ nhân dân tốt hơn, hạn chế tình trạng kéo dài, sai sót trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân. Những khó khăn, bức xúc trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn được tập trung đối thoại trực tiếp với người dân để giải quyết vướng mắc tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc quyết liệt hơn trong vận động, thuyết phục nhân dân hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Kịp thời sắp xếp, kiện toàn bộ máy lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị; các xã, thị và trường học khi có sự biến động, thay đổi.

Đã tiến hành tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Các xã, thị trấn đã tổ chức đối thoại 60 cuộc;  huyện đã tổ chức 02 cuộc “trong đó 01 cuộc đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ năm 2022 với tổng số CBCCVCNLĐ tham dự đối thoại là 320 người đến từ 155 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. 01 cuộc đối thoại với các tiểu thương trung tâm chợ Thương mại Đô lương có hơn 100 hộ tham gia. Sau đối thoại đã giao cho các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời đầy đủ và đúng pháp luật các ý kiến của nhân dân và được nhân dân đồng tình cao. Kết quả đến nay có 99% các tiểu thương ở chợ Thương mại Đô Lương cũ đã chủ động chuyển ra chợ Thương mại Đô Lương địa điểm mới. Tổ chức hội nghị đối thoại, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chế độ chính sách tại CĐCS Công ty May Minh Anh với gần 300 CNLĐ tham gia. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức người lao động và ĐVTN và các hoạt động tạo điều kiện cho thanh niên ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, để lập kế hoạch thực hiện và thường xuyên tổ chức làm việc, cũng như hướng dẫn cho các xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao (Lam Sơn, Đặng Sơn, Tràng Sơn, Đông Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Trung Sơn, Xuân Sơn, Tân Sơn); phân bổ hỗ trợ 20.846 tấn xi măng làm đường giao thôn nông thôn xây dựng nông thôn mới cho 24 xã (Trong đó 9.050 tấn xi măng chỉ tiêu tỉnh hỗ trợ năm 2021 và 11.796 tấn xi măng ngân sách huyện; huy động nhân dân đóng góp 41,3 tỷ đồng và hiến 2.026m2 đất); hiện các xã Hòa Sơn, Tràng Sơn, Đông Sơn và Tân Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ngành tập trung thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí và hoàn thiện báo cáo, hồ sơ minh chứng để trình tỉnh thẩm tra và Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được phát huy đã tuyên truyền trực quan đăng tải các thông điệp tuyên truyền nhân các ngày lễ của quê hương, đất nước, kết quả đã phối hợp vận động được trên 90% tổ chức, hộ gia đình treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc; treo 1.480 băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; 2.370 lượt thông tin qua đài phát thanh xã, xóm, 192 lượt qua đài truyền thanh, truyền hình huyện với các nội dung tuyên truyền về chương trình “Tết vì người nghèo”, cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Dân vận chính quyền đã góp phần thúc đẩy  kinh tế năm 2022 phát triển. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) ước đạt 17.721,11 tỷ đồng, bằng 100,74% so với kế hoạch, tăng 12,23% so với năm 2021; Trong đó giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt 1.951,02 tỷ đồng, bằng 100,39% so với kế hoạch, tăng 3,13% so với năm 2021; Công nghiệp - XDCB đạt 9.335,17 tỷ đồng, bằng 101,19% so với kế hoạch, tăng 16,25% so với năm 2021; Dịch vụ đạt 6.434,93 tỷ đồng, bằng 100,21% so với kế hoạch, tăng 9,67% so với năm 2021. Tổng giá trị gia tăng (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.534,25 tỷ đồng, bằng 100,03% so với kế hoạch, tăng 10,91% so với năm 2021. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 66,65 triệu đồng/người/năm, bằng 101,35% so với kế hoạch, tăng 7,65 triệu đồng so với năm 2021. Công tác xây dựng NTM toàn huyện đã có 32/32 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó tập trung chỉ đạo 10 xã về đích nông thôn mới nâng cao phấn đấu huyện về đích NTM năm 2022. Chất lượng Giáo dục trên địa bàn huyện tiếp tục giữ vững tốp đầu của tỉnh; Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được giữ vững. 

Công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân  từng bước đạt chất lượng, hiệu quả. Trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền về đối thoại trực tiếp với nhân dân đã tạo bước chuyển biến tích cực; đã chủ động, sâu sát  trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức đối thoại vấn đề phức tạp mà Nhân dân quan tâm. Sau đối thoại đã ban hành thông báo kết luận giao cho các phòng, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời đầy đủ và đúng pháp luật được nhân dân hài lòng.

Trong thời gian tới Đô Lương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp xúc, đối thoại, nhất là xử lý kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với

Nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu, thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước.

Thứ ba, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước, công tác dân tộc, tôn giáo. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

Thứ tư, lựa chọn hình thức, nội dung tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực hiện công tác tiếp xúc, đối thoại đảm bảo quy trình, chất lượng. Trước khi tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại cần phải phân công đơn vị chủ trì tham mưu tiếp xúc, đối thoại. Quá trình tiếp xúc, đối thoại phải có chương trình cụ thể. Sau khi tiếp xúc, đối thoại phải ban hành thông báo kết luận kết quả tiếp xúc, đối thoại; trả lời những kiến nghị, đề xuất của Nhân dân.

Thứ năm, thực hiện quy trình xử lý kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp sau tiếp xúc, đối thoại đảm bảo kịp thời, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý kỷ luật đối với những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kiến nghị, đề xuất của Nhân dân. Hàng năm đánh giá, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tiếp xúc, đối thoại, thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân./.

                                                                               Nguyễn Mạnh Khôi 

                                                             Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Công an huyện Hưng Nguyên tận tụy phục vụ Nhân dân

Công an huyện Hưng Nguyên tận tụy phục vụ Nhân dân


Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả

Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả


Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch

Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch



Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954


Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững


Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển

Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển


Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp


“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận


Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay


Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp

Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp


Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn

Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn