Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Xã Tiền Phong thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới

Tiền Phong là xã cửa ngõ của huyện Quế Phong; có 12 thôn, bản với tổng diện tích 138,83 km2, dân số 10.076 người, có 04 dân tộc anh em cùng sinh sống (Thái, Kinh, Khơ Mú, Thổ). Đảng bộ có 19 chi bộ (12 chi bộ thôn, bản, 05 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ Trạm Y tế và chi bộ Công an xã), với 532 đảng viên.

 

Trong những năm qua Đảng ủy, chính quyền xã luôn bám sát các chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch, giải pháp, khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, do đó kinh tế tiếp tục phát triển, thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt so với kế hoạch; tốc độ tăng trưởng đạt 13,2% bằng 112% so với kế hoạch (tăng 8,5% so với năm 2019); thu nhập bình quân đầu người đạt 26,4 triệu đồng/người/năm (tăng 04 triệu đồng so với năm 2019). Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, công tác tuyên truyền kịp thời và đa dạng hóa dưới nhiều hình thức, chất lượng giáo dục và đào tạo, dân số, y tế ngày càng được nâng cao. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định.

Đảng ủy đã ban hành 13 văn bản, chính quyền ban hành 45 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đồng thời, tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Kết luận 65-KL/TW tới 100% cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hàng năm Đảng ủy đã đưa nội dung Kết luận vào chương trình công tác để chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện; thường xuyên tổ chức giám sát việc thực hiện nội dung Kết luận tại các chi bộ.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống đói rét và tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò ở các trang trại, trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho trâu, bò; tổ chức tiêm 10.495 liều vắc xin phòng dịch các loại; tổng đàn trâu 1665 con, bò 2.029 con. Năm 2020, hỗ trợ 16 con bò laisin cho 16 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và cây bản địa (15,9ha với tổng số cây được cấp là 15.900 cây Quế Quỳ); hỗ trợ giống cây mít Thái, bưởi da xanh để cải tạo vườn tạp cho 26 hộ dân với tổng diện tích trồng là 4,95ha. Năm 2021, hỗ trợ giống lúa vụ xuân, vụ mùa 7.214kg; cấp giống lợn đen địa phương 21 con cho 07 hộ tại bản Na Cày.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW về công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng; ngay sau khi được giao đất gắn với giao rừng, Nhân dân đã tổ chức quản lý diện tích đất rừng hiệu quả. Chỉ đạo tổ chức họp dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng PCCR tại các thôn bản trọng điểm; tổ chức các đoàn đi tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng; rà soát kiện toàn các ban, tiểu ban phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022; độ che phủ rừng đạt 75,2%. Tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng nguyên liệu sau khi khai thác; năm 2022, Nhân dân đã khai thác 268ha rừng keo nguyên liệu và trồng mới được 421ha rừng keo nguyên liệu.

Tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trên địa bàn xã hiện có 06 doanh nghiệp và 242 hộ sản xuất, kinh doanh thương mại, 02 hợp tác xã nông nghiệp, 01 làng nghề, 02 làng có nghề, hàng năm tạo công ăn việc làm cho 140 lao động trên địa bàn.

Hoạt động thu, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi cơ bản, chủ động tiết kiệm để tăng chi hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, các chế độ chính sách an sinh xã hội, người có công với cách mạng, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ đạo các ban, ngành chuyên môn nghiêm túc thực hiện chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; trong năm 2022, đã cấp được 85 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 85 hộ gia đình cá nhân; kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn. Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường điện vào Na Sành; kịp thời giải phóng mặt bằng để thi công các công trình xây dựng trên địa bàn xã.

Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Phối hợp kiểm tra việc khai thác, tập kết vật liệu đá, cát, sỏi; kiểm tra, xử lý việc múc đất xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm; không để xảy ra việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái pháp luật. Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các khu vực chợ và cầu Phú Phương; chỉ đạo các hộ gia đình đầu tư xây dựng lò đốt rác tại gia, thành lập đoàn kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc xử lý rác thải; đồng thời tuyên truyền, vận động Nhân dân hàng tháng tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang hai bên đường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn; tập trung chỉ đạo thôn Piêng Cu thực hiện các tiêu chí về đích nông thôn mới năm 2022. Tổng kinh phí đã thực hiện từ khi ban hành Nghị quyết là 20.018.600.000 đồng; toàn xã đạt 15/19 tiêu chí (năm 2019 đạt 12/19 tiêu chí).

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường, số phòng học kiên cố đạt trên 90%; chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh sau THCS, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn gắn dạy nghề với tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Tăng cường chỉ đạo các trường giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia; tổ chức ăn bán trú tại trường Tiểu học Tiền Phong 1. Toàn xã có 08/12 làng văn hóa; 1.954 hộ đạt gia đình văn hóa, tỷ lệ 80,29%; 2.295 hộ di dời chuồng trại, đạt 98,62%; 1.937 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 94,3%.

Chỉ đạo giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đội ngũ y, bác sỹ công tác tại Trạm Y tế xã đều được đào tạo cơ bản, tất cả các thôn, bản đều có y tế bản. Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân được thực hiện hiệu quả, các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được thực hiện tốt; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm đủ 06 loại vắc xin phòng ngừa bệnh; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12%; các loại dịch bệnh nguy hiểm cơ bản được ngăn chặn. Tổ chức truyền thông về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được 14 buổi; tuyên truyền, vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại Trạm Y tế và 12 thôn, bản; khám chăm sóc sức khỏe cho 1.876 lượt bệnh nhân; tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 cho trẻ từ 05 đến 12 tuổi đầy đủ theo kế hoạch.

Thực hiện tốt Quyết định số 1956/QĐ-TTg, từ năm 2020 đến năm 2022, tổ chức được 02 lớp học dệt thổ cẩm tại Bản Đan cho 60 lao động, 01 lớp sửa chữa máy nông nghiệp cho 45 lao động trên địa bàn xã; 01 lớp bồi dưỡng công tác chăn nuôi thú y…; phối hợp tổ chức hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn tại Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan, Malaixia, Ả rập xê út... hàng năm xuất khẩu lao động từ 05-15 người; các chính sách ưu đãi cho con em DTTS được thực hiện đầy đủ; mỗi năm tìm kiếm việc làm được từ 350-400 lao động. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện, thông qua các tổ chức ủy thác cho các hộ gia đình đồng bào DTTS vay vốn theo các chương trình, hiện toàn xã có dư nợ 52 tỷ đồng. Công tác an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ cho các đối tượng; hộ nghèo theo chuẩn mới đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã còn 970 hộ, tỷ lệ 41,34% (giảm 4%); hộ cận nghèo 664 hộ, tỷ lệ 28,30%. Cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 06 tuổi kịp thời.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh từ xã đến các thôn, bản và các cuộc họp dân, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng 12 nhà văn hóa cộng đồng cho các thôn, bản; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng các mô hình văn hóa, thể thao ở cơ sở. Chú trọng bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS; các hình thức sinh hoạt văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú; tất cả các thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại, 100% hộ gia đình được xem truyền hình.

Quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở địa phương. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, trong đó chú trọng quy hoạch cán bộ là người DTTS vào cấp ủy, các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu 15 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, trong đó 11 đồng chí là người DTTS, chiếm 73%. Chỉ đạo thành công đại hội các chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025, có 11 đồng chí làm bí thư chi bộ là người DTTS. Từ năm 2019-2022, kết nạp được 46 đảng viên, trong đó 29 đồng chí là người DTTS. Phát huy hiệu quả đội ngũ già làng và người có uy tín trong đồng bào DTTS, toàn xã có 22/24 người uy tín là đồng bào DTTS.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng và hiệu quả; các mô hình tự quản, tổ an ninh nhân dân... được thành lập, hoạt động tốt (xây dựng trên 12 mô hình tổ chức quần chúng tham gia phòng chống các loại tội phạm). Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng đã giúp Nhân dân ngày càng nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Thường xuyên tuần tra an ninh trên địa bàn, đẩy mạnh công tác xây dựng xã sạch về ma túy; tổ chức huấn luyện quân sự đạt kết quả tốt. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được tiến hành kịp thời.

Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện thực hiện các chính sách, chương trình, dự án... liên quan đến vùng đồng bào DTTS. Các chương trình, chính sách của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho miền núi, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới... đã phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng đường, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, thủy lợi,... được đầu tư kiên cố, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt, sản xuất của đồng bào.

Nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới, đời sống của đồng bào các DTTS xã Tiền Phong được chăm lo, cải thiện rõ nét. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống được bảo tồn và phát huy. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được bảo đảm; đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, đội ngũ cán bộ được kiện toàn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ. Quốc phòng, an ninh, chính trị, TTATXH được giữ vững, ổn định./.

                                               Phan Thanh Đoài 

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An


Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông

Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông


Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận


Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh

Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh


Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò


Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền

Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền