Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Kinh nghiệm vận dụng Bài báo "Dân vận" của Bác Hồ trong xây dựng mô hình “Dân vận khéo” của Đảng ủy xã Lưu Kiền

Lưu Kiền là một xã miền núi cao, nằm ở phía Tây của huyện Tương Dương, cách trung tâm huyện 18 km, với diện tích tự nhiên 13.950,19 ha; có 957 hộ, gồm 4.096 khẩu, trong đó có 343 hộ nghèo (chiếm 35,84%), 170 hộ cận nghèo (chiếm 17,84%).

Toàn xã có 03 dân tộc cùng sinh sống (Thái chiếm 91,7%, Mông chiếm 7%, Kinh chiếm 1,3%); trình độ dân trí không đồng đều. Xã có 06 bản và 05 cơ quan. Đảng bộ có 11 chi bộ, với 209 đảng viên (196 chính thức, 13 dự bị, 05 miễn sinh hoạt, 174 đảng viên dân tộc thiểu số). Cùng với khó khăn chung của các xã ở huyện vùng cao, về thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Lưu Kiền cũng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của Nhân dân. Tình hình giá cả thị trường tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống của Nhân dân; an ninh trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp nhất là tệ nạn ma túy, buôn bán người; lực lượng trong độ tuổi lao động đi làm ăn ngoài huyện vẫn còn nhiều, gây nên tình trạng thiếu lao động cục bộ tại các bản, làng.  

Trước khó khăn đó, được sự quan tâm và lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy, đặc biệt là Ban Dân vận Huyện ủy, công tác dân vận của cấp ủy, chính quyền xã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Với vai trò lãnh đạo, định hướng, chấp hành và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ xã Lưu Kiền đã bám sát những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên giao, đồng thời vận dụng Bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15 tháng 10 năm 1949) để áp dụng thực tiễn trong tham mưu, triển khai công tác vận động quần chúng ở địa phương. Bài báo chỉ với tiêu đề ngắn gọn trong 02 chữ “DÂN VẬN” mà Bác viết đã thấm nhuần vào tư tưởng, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên khi được nghe, được đọc, được học: "Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ, nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại". Hiểu được bản chất, nội dung và ước vọng của Người trong mỗi câu, mỗi từ, Đảng bộ xã Lưu Kiền, một trong những xã nằm trong lộ trình về đích Nông thôn mới trong nhiệm kỳ 2020-2025 của huyện Tương Dương, cấp ủy, chính quyền xã đã áp dụng thực tiễn vào thực hiện nhiệm vụ để chủ động, tích cực đổi mới cơ bản, toàn diện cả về nhận thức cũng như phương thức thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng tại địa phương. Trong đó quy định rõ các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý của mỗi chi bộ bản, chi bộ trực thuộc phải lồng ghép nội dung Bài báo “Dân vận”vào các nội dung sinh hoạt. Đã có 100% Tổ Dân vận bản, làng tổ chức sinh hoạt chuyên đề, cùng với đó, một số chi bộ đã có cách học Bài báo của Bác bằng những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, như: Phân công đảng viên kể những câu chuyện làm dân vận của Bác trong suốt những năm tháng kháng chiến cứu nước, để mỗi đảng viên luôn được trau dồi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách nhanh và dễ hiểu nhất. Từ đó trong mỗi cuộc họp dân ở bản, làng những cán bộ, đảng viên phụ trách hoặc tham gia họp có trách nhiệm phân công kể lại những câu chuyện đã được nghe, kể tại các buổi sinh hoạt chi bộ để kể lại cho quần chúng. Thông qua đó, cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương của Bác.

Nhờ được học tập và nghiên cứu, bám sát các nội dung Bài báo, không chỉ trong Khối Dân vận mà mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đã vận dụng thực tiễn, phát huy vai trò tham mưu của các ban chỉ đạo, thành viên liên quan đến lĩnh vực công tác dân vận như: Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban Chỉ đạo dân vận chính quyền, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo", tham mưu kịp thời kiện toàn, củng cố, duy trì hoạt động theo Quy chế. Ban Chỉ đạo "Dân vận khéo" xã, tăng cường đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền miệng, lấy chủ thể là các già làng, người có uy tín ở các bản, đồng thời vận dụng song ngữ để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên đến với dân. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân không chỉ trong thực hiện xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trước khi xây dựng mô hình cấp ủy, ban quản lý các bản họp bàn, thống nhất với Khối Dân vận xã, sau đó mới ra họp dân, thông qua mục đích, lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất của Nhân dân để cùng bàn thống nhất phương án, hình thức triển khai, sao cho kết quả mang tính bền vững, lan tỏa trong cộng đồng. Từ năm 2022-2023, đã có 67 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký xây dựng, trung bình mỗi năm mỗi chi bộ, tổ dân vận đăng ký xây dựng 04 mô hình trên 04 lĩnh vực, mỗi chi bộ trực thuộc đăng ký xây dựng 01 mô hình, riêng Khối Dân vận đăng ký ít nhất mỗi lĩnh vực 01 mô hình lên Ban Chỉ đạo mô hình “Dân vận khéo” huyện. Năm 2022, kết quả tự thẩm định của Khối Dân vận xã có 12/37 mô hình Khối, Tổ dân vận, chi bộ trực thuộc đăng ký đạt 100%, 25 mô hình đạt từ 68-90% đang tiếp tục duy trì phát triển trong năm 2023. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, Đảng ủy, Khối Dân vận xã Lưu Kiền nhận thấy điều kiện, lợi thế của xã tương đồng với xã Tam Hợp, một trong những xã thành công trong triển khai mô hình “khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cá Mát”, xã đã tổ chức họp Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã thống nhất chủ trương, xây dựng Đề án về xây dựng điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cá mát trên địa bàn xã Lưu Kiền. Sau khi Đề án ban hành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai đến cấp uỷ, chi bộ, ban quản lý 06 bản họp lấy ý kiến, tổ chức đi học tập kinh nghiệm ở xã Tam Hợp về triển khai thí điểm tại Khe Kiền, khu vực bản Xóong Con, với chiều dài hơn 1km. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn, do người dân vẫn còn quan điểm “cá dưới khe, suối là của thiên nhiên, tất nhiên người dân phải được tự ý đánh bắt”, ngoài ra cá còn được xem nguồn thực phẩm chính của gia đình. Vì thế, nhiều người dân không nghe và cố tình không hiểu, chủ trương của Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội khi tuyên truyền, nên vẫn còn tình trạng lén lút đánh bắt bằng nhiều loại dụng cụ, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Với sự quyết tâm, quyết liệt của các cấp, các ngành, sự nhạy bén trong vận dụng hiệu quả người có uy tín của bản nói, giải thích và làm gương, người dân mới hiểu và làm theo. Đảng uỷ, chính quyền thống nhất giao cho cấp uỷ, Ban Quản lý bản Xóong Con tổ chức ngày hội bắt cá vào ngày Đại đoàn kết 18/11, Tết Nguyên đán hàng năm. Bà con rất phấn khởi, chỉ sau một thời gian trong 02 đợt đánh bắt đã thu được hơn 500 kg cá Mát và nhiều loài thủy sản khác, tương đương số tiền gần 200 triệu đồng. Trong vụ đầu, sau đánh bắt cá được đưa về cấp uỷ, Ban Quản lý chia đều cho các hộ dân trong bản và số còn lại tổ chức nấu ăn chung đoàn kết tại nhà văn hoá cộng đồng của bản.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình “bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cá Mát” đem lại, đầu năm 2023 xã tiếp tục vận động 03 bản là Khe Kiền, Con Mương và Lưu Phong triển khai nhân rộng mô hình, với chiều dài thêm 03 km, đến nay, các đoạn khoanh nuôi, bảo vệ cá phát triển tốt và dự kiến sẽ tổ chức đánh bắt vào thời gian tới.

Ngoài ra Khối Dân vận xã Lưu Kiền còn rất chú trọng triển khai thực hiện mô hình “Cây ATM một nghìn đồng” đồng bộ ở khắp các chi bộ bản, chi bộ trực thuộc, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và cả người dân tham gia. Đến nay đã có 11/11 chi bộ bản, làng và các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, trường học đóng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả. Từ nguồn quỹ thu được đã hỗ trợ cho 05 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập và hàng chục hộ khó khăn được hỗ trợ cây, con giống, chỉnh trang nhà ở, giúp nhiều chị em phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi. Ngoài ra mô hình “mỗi cán bộ, đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo” đã và đang phát huy có hiệu quả, nhận được sự vào cuộc của cấp ủy, ban quản lý các bản, sự đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân.

Trong thực hiện xây dựng tích hợp thực hiện Đề án số 05-ĐA/HU, Đề án số 07-ĐA/HU và Chỉ thị số 08-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ cũng đã triển khai thực hiện. Khối Dân vận xã đã mạnh dạn xây dựng ở Chi bộ bản Khe Kiền, với 04 nội dung thực hiện “Tổ Dân vận khéo về nâng cao chất lượng vận động quần chúng; xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại; xây dựng và giữ vững bản sạch về ma tuý giai đoạn 2023-2025”.

Mặc dù vậy, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản cấp trên có lúc còn thiếu chủ động, chưa thực sự quyết liệt. Do tác động khách quan như trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; điều kiện khí hậu biến đổi thất thường, dịch bệnh ở người và cây trồng, vật nuôi vẫn còn xẩy ra, điều đó tác động lớn đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của xã.

Trong bối cảnh đó, nhận thức về vai trò của Nhân dân, về công tác dân vận, về phương pháp công tác dân vận càng có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đảng ủy xã đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất là, công tác dân vận luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn chăm lo và bảo vệ lợi ích của Nhân dân với động viên Nhân dân xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nội dung và phương thức vận động Nhân dân phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng và đặc điểm, lợi ích, trình độ và khả năng của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội. 

Thứ hai là, phải có sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy, đồng thời có sự đổi mới nhận thức, tư duy về công tác dân vận hiện nay trong toàn bộ hệ thống chính trị, trước hết là trong các cơ quan nhà nước.

Thứ ba là, thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ tư là, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức, tập hợp Nhân dân vào các hình thức hoạt động thích hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

Thứ năm là, kịp thời đánh giá, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; nghiêm khắc phê bình, kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm công tác dân vận của Đảng.

Thứ sáu là, chú ý triển khai các hình thức dân vận mới, kịp với xu thế, phù hợp thực tiễn, thu hút và tập hợp ngày càng đông đảo người dân vào cuộc./.

                             Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

                             May Huyền, Ban Dân vận Huyện ủy Tương Dương 

Tin cùng chuyên mục

Công tác dân vận ở Nghệ An sau 75 năm thực hiện bài báo "Dân vận" của Bác Hồ

Công tác dân vận ở Nghệ An sau 75 năm thực hiện bài báo "Dân vận" của Bác Hồ


Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh


Lễ báo công điển hình Toàn quốc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2023

Lễ báo công điển hình Toàn quốc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2023


Nghệ An: Kết quả tham gia giải thưởng sáng tác, quảng bá học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2021-2023 cấp Trung ương

Nghệ An: Kết quả tham gia giải thưởng sáng tác, quảng bá học tập và làm theo Bác, giai đoạn 2021-2023 cấp Trung ương


Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


Nghệ An thực hiện Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Nghệ An thực hiện Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc


Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Quế Phong làm theo lời Bác

Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Quế Phong làm theo lời Bác


Nghệ An: Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức công đoàn và vận động, tập hợp công nhân, người lao động

Nghệ An: Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức công đoàn và vận động, tập hợp công nhân, người lao động


Bí thư chi bộ - Thủ trưởng cơ quan tận tụy với công việc kết hợp viết nhiều tin, bài tuyên truyền về công tác Dân vận

Bí thư chi bộ - Thủ trưởng cơ quan tận tụy với công việc kết hợp viết nhiều tin, bài tuyên truyền về công tác Dân vận


Tấm gương cán bộ lãnh đạo làm "Dân vận khéo"

Tấm gương cán bộ lãnh đạo làm "Dân vận khéo"



Nghi Lộc: Hội thi kể chuyện về những điển hình học tập và làm theo Bác

Nghi Lộc: Hội thi kể chuyện về những điển hình học tập và làm theo Bác


Nghệ An vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ để xây dựng và phát triển quê hương

Nghệ An vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ để xây dựng và phát triển quê hương


Tuổi trẻ Nghệ An khắc ghi lời Bác dạy

Tuổi trẻ Nghệ An khắc ghi lời Bác dạy


Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Thái Hòa

Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Thái Hòa