Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2022 ở Nghệ An

Năm 2022 thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDC) ở Nghệ An có những thuận lợi đó là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiêm kỳ 2020-2025 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2026, năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nghệ An, với khí thế, quyết tâm phấn đấu, thi đua sôi nổi của nhân dân tỉnh nhà.

Tuy nhiên, việc thực hiện QCDC ở cơ sở cũng gặp không ít khó khăn, do đại dịch Covid-19 còn diễn ra những tháng đầu năm; tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra tại một số nơi trên địa bàn tỉnh... Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự tham gia có hiệu quả của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện QCDC ở cơ sở ở Nghệ An năm 2022 đã có những dấu ấn tốt đẹp .

Thứ nhất, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển kinh tế, xã hội, năm 2021 tăng trưởng kinh tế đạt 9,05%, thu ngân sách đạt 20.350 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh đã có 300/411 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,9% tổng số xã (cao hơn mức bình quân chung của cả nước); có 08/21 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Tp Vinh, Thái Hòa, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, Hoàng Mai, Diễn Châu, Đô Lương). Chăm lo các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục bền vững, duy trì vị trí tốp đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Ngành y tế đã chủ động và tích cực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao trong các dịp lễ, tết, kỷ niệm của đất nước và của tỉnh; đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động từ các tỉnh về quê. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%. Các hoạt động văn hóa, giáo dục điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với tình hình mới; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được được quan tâm, đặc biệt công tác phòng chống dịch Covid-19 được chỉ đạo hiệu quả. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; bảo vệ an toàn tuyệt đối đại hội Đảng các cấp trên địa bàn.  

Thứ hai, cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, như: Hướng dẫn số 02-HD/TU của BTV Tỉnh ủy về nhiệm vụ trọng tâm thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2021; Đề án số 04-ĐA/TU về tăng cường công ác dân vận chính quyền và thực hiện QCD ở cơ sở giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; quyết định về kiện toàn BCĐ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bổ sung sửa đổi Quy chế hoạt động của BCĐ, phân công các thành viên BCĐ; Sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI); Tổng kết Pháp lệnh 34 về thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định 04 về thực hiện QCDCD cơ sở tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với các mục tiêu kép vừa phòng chống dịch covid – 19 vừa phát triển kinh tế, xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ quan nhà nước để thực hiện việc giám sát, phản biện và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Thứ ba, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp được kiện toàn và duy trì hoạt động có nền nếp. Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở đều ban hành chương trình công tác năm 2022; thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các địa phương, đơn vị và lĩnh vực. Công tác kiểm tra được quan tâm, Ban chỉ đạo tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra và phân công các thành viên BCĐ, tự thành lập đoàn kiểm tra và trực tiếp xuống kiểm tra tại 21/21 huyện, thành, thị; 42 xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện; 03 cơ quan, 05 doanh nghiệp cấp tỉnh, trên cơ sở đó đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tự kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra. Năm 2022, toàn tỉnh đã xây dựng được 135 điểm sáng về thực hiện QCDC cơ sở, 136 điểm sáng về công tác dân vận chính quyền. Ban Dân vận Tỉnh ủy, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho BCĐ trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Thứ tư, thực hiện QCDC ở cơ sở trong các loại hình có nhiều chuyển biến. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, như: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; phong trào thi đua Dân vận khéo. Tập trung làm tốt dân chủ trong sau khi sáp nhập xã, khối, xóm, bản. Tổ chức thực hiện tốt những việc công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quyết định và nhân dân giám sát;  công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trìn dự án, quy hoạch đất, khu, cụm công nghiệp, dân cư, mức giá bồi thường thu hồi đất của nhân dân, chủ trương vay vốn phát triển sản xuất, các quy định về thủ tục hành chính, các dự án công khai xin ý kiến dân trước khi thực hiện…  

Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP được các cơ quan, đơn vị quan tâm; có 100% cơ quan từ tỉnh đến cơ sở đều thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở và có 100% cơ quan, đơn vị có Ban thanh tra nhân dân và bổ sung, quy chế hoạt động, như: Quy chế công khai tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tuyển dụng...; triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan đơn vị; 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2022 Nghệ An chọn là Năm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong Cải cách hành chính và đã triển khai tất cả các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị; Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động có hiệu quả.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP được cấp ủy, người đứng đầu các doanh nghiệp quan tâm xây dựng và thực hiện gắn với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch trong sản xuất, kinh doanh, như: Tăng doanh thu, đầu tư nâng cấp và đầu tư đổi mới công nghệ, đảm bảo các chế độ công nhân viên và người lao động. Thực hiện các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động, như: Tuyển dụng lao động, sắp xếp lại lao động, đào tạo lao động, tiền lương, thu nhập, BHXH, BHYT, BHTN, phân phối lợi nhuận và trích nộp các loại quỹ…; số doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động 302/536 doanh nghiệp (doanh nghiệp có tổ chức công đoàn), đạt tỷ lệ 56,6%.

Trong thời gian tới, việc thực hiện QCDC cơ sở ở Nghệ An cần tiếp tục làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TW; Kết luận số 120-KL/TW; Pháp lệnh 34; Nghị định 04; Nghị định 145/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (triển khai Luật thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở khi được Quốc hội thông qua). Gắn thực hiện QCDC cơ sở với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Hai là, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu của các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Ba là, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với cải cách thủ tục hành chính; công tác dân vận chính quyền, tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá trong nội bộ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành của chính quyền; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ công chức. Tăng cường tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp với nhân dân, người sử dụng lao động với người lao động theo quy định. Tập trung giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các vụ việc bức xúc, nổi cộm phát sinh từ cơ sở.

Bốn là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt việc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân của một bộ phận cán bộ, công chức và đảng viên.

Năm là, tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo QCDC cơ sở các cấp. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo và triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Sáu là, triển khai Luật thực hiện QCDC ở cơ sở (sau khi Chủ tịch nước ký ban hành)./.

                                                         Nguyễn Mạnh Khôi 

                                         Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An


Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông

Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông


Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận


Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh

Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh


Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò


Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền

Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền