Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh

Bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay tiếp tục có sự thay đổi nhanh chóng và diễn biến phức tạp, khó lường. Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội, xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng.

Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/12/2016 của Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh về Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (viết tắt là Nghị quyết số 06-NQ/TU) ra đời đã tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và doanh nghiệp cũng như người dân về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh, khẳng định KH&CN và đổi mới sáng tạo là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh quốc phòng của tỉnh, thể hiện trên một số lĩnh vực, đó là:

Lĩnh vực khoa học nông nghiệp: Các nghiên cứu ứng dụng KH&CN đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2016-2020 đạt 4,7%, giai đoạn 2021-2023 đạt 4,73%. Toàn tỉnh có 317/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) chiếm 77% tổng số xã; 67/317 xã đạt chuẩn NTM nâng cao chiếm 21%; 10/317 xã kiễu mẫu chiếm 3%; có 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM. Toàn tỉnh có 567 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Đến nay đã có 235 sản phẩm là các cây con đặc sản, chủ lực, có lợi thế cạnh tranh được hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường gắn với thương hiệu Nghệ An, làm cơ sở cho việc triển khai thành công Đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Lĩnh vực khoa học y dược: Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bất thường phôi thai, bệnh di truyền, bệnh ung thư; thụ tinh trong ống nghiệm. Ứng dụng thành công và làm chủ được một số kỹ thuật cao như: mổ tim hở, ghép thận; ghép tuỷ hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ung thư, phẫu thuật u phổi, u trung thất, u thực quản, u gan lớn, đốt u phổi, u gan, u cơ trơn tử cung bằng sóng cao tần, định vị sinh khiết bằng robot, can thiệp điều trị tim bẩm sinh; điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân. Đồng thời, tỉnh đã tiếp tục duy trì củng cố và phát triển, hoàn thiện các kỹ thuật cao trong ghép thận, mổ tim, phẫu thuật thần kinh sọ não... Ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong ngành y tế với việc xây dựng bệnh viện điện tử, bệnh án điện tử.

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ứng dụng trong khoa học quản lý: Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định chủ trương, chính sách, đóng góp tích cực đổi mới cơ chế quản lý, các hình thức sở hữu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đánh giá hiện trạng, tiềm năng của tỉnh, mang đến một số nhận thức mới, cách tiếp cận mới trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đó là: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại; đánh giá tiềm năng; xác định sản phẩm chiến lược của Nghệ An; chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An; giải pháp thu hút sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; huy động nguồn lực người xứ Nghệ ở trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển chính quyền điện tử; xã hội số; kinh tế số ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội, góp phần thay đổi và tạo phong cách, phương thức làm việc mới, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin số hóa hồ sơ tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức; số hóa cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý tại Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh X-Quang phổi...

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ thời gian qua vẫn còn một số tồn tại đó là: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương về các hoạt động KH&CN chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp, quản lý giữa các ngành chưa đồng bộ làm cho hiệu quả ứng dụng KH&CN hiệu quả chưa cao.

Tiềm lực KH&CN và năng lực sáng tạo chưa được phát huy. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN đã được nâng lên nhưng chỉ đạt khoảng 0,28% chi ngân sách tỉnh, thấp hơn nhiều so với quy định (2%) nên đầu tư tiềm lực cho KH&CN còn chậm và thiếu đồng bộ. Cơ chế thống nhất điều phối các nguồn kinh phí có tính chất KH&CN nhằm tập trung nguồn lực thực hiện nghiên cứu ứng dụng và hỗ trợ nhân rộng kết quả nghiên cứu gặp khó khăn. Huy động nguồn lực xã hội vào công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN còn thấp. Thiếu cán bộ giỏi về quản lý kinh tế, sâu về chuyên môn, am hiểu về công nghệ cao như công nghệ dược, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học, thiếu kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật lành nghề.

Hoạt động ứng dụng và phát triển KH&CN chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Chưa có nhiều các nhiệm vụ mang tính liên ngành, liên vùng, sản xuất các sản phẩm theo chuỗi giá trị; mô hình ứng dụng công nghệ cao. Các nghiên cứu về dự báo để phục vụ cho xây dựng chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chưa nhiều. Nghệ An có tiềm năng rất lớn về các cây con đặc sản, các sản phẩm mang địa danh, các làng nghề phát triển nhưng số lượng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chưa tương xứng với tiềm năng.

Việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn yếu, do chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (hơn 98% tổng số DN). Tốc độ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn chậm. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu là trung bình tiên tiến dẫn đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước chưa cao. Khu công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, công viên công nghệ thông tin chưa được hình thành. Chưa có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và đủ mạnh để thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thời gian tới cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; Nghị quyết số 39-NQ-TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 18/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2020-2025, xác định nhiệm vụ: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Xác định việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, gắn KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng Nghệ An thành trung tâm KH&CN vùng Bắc Trung Bộ, trọng tâm là ứng dụng, chuyển giao các thành tựu KH&CN cao. Tăng cường nguồn lực cho KH&CN và đổi mới sáng tạo cả về tài chính cũng như con người. Phát huy nguồn lực con người và văn hóa xứ Nghệ, kết nối để tranh thủ nguồn lực con người xứ Nghệ ở tại chỗ cũng như ở mọi miền đất nước và trên thế giới. Đổi mới quản lý nhà nước về KH&CN đáp ứng bối cảnh mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển vùng Quỳnh Lưu - Hoàng Mai gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An: Quy hoạch đô thị Hoàng Mai theo định hướng phát triển Đô thị dọc sông hướng biển hiện đại. Phát triển các ngành có lợi thế: Kinh tế biển, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ logistics. Ưu tiên phát triển Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin; công nghiệp - Cảng biển dựa vào công nghệ cao, mang tính bổ sung và liên kết với Khu Kinh tế Nghi Sơn; công nghiệp cơ khí; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ...

Hình thành các sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh, đặc sản. Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên và giá trị thương hiệu của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ gắn với doanh nghiệp như chuỗi giá trị dược liệu, chuỗi giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chuỗi giá trị tre nứa các loại. Bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa gắn với du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc.

                                                Công Tứ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 

Tin cùng chuyên mục

Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024

Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024


Giao ban Công tác Tuyên giáo cụm III, năm 2024

Giao ban Công tác Tuyên giáo cụm III, năm 2024


Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội tạo đồng thuận vì sự phát triển chung của tỉnh

Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội tạo đồng thuận vì sự phát triển chung của tỉnh


Hội nghị giao ban báo chí tháng 7

Hội nghị giao ban báo chí tháng 7


Ngành Tuyên giáo nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024

Ngành Tuyên giáo nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024


10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư “về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội” ở Đảng bộ tỉnh Nghệ An

10 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư “về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội” ở Đảng bộ tỉnh Nghệ An


Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo Nghệ An năm 2023

Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo Nghệ An năm 2023



Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng đảng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng đảng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới


Hội nghị giao ban báo chí tháng 8

Hội nghị giao ban báo chí tháng 8


Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2023

Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2023


Công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội đi trước, định hướng kịp thời

Công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội đi trước, định hướng kịp thời


Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo Nghệ An năm 2022

Kết quả nổi bật của ngành tuyên giáo Nghệ An năm 2022


Hội nghị giao ban báo chí tháng 10

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10


Hội nghị giao ban báo chí tháng 9

Hội nghị giao ban báo chí tháng 9