Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Đồng chí Hồ Tùng Mậu – Người cộng sản kiên trung, bất khuất, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng

Đồng chí Hồ Tùng Mậu với 55 tuổi đời, hơn 30 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và nhân dân tin cậy giao phó nhiều trọng trách. Đồng chí đã đem hết tâm lực và trí tuệ của mình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Gắn bó với những trang sử hào hùng của dân tộc, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu là tấm gương sáng của một người cộng sản kiên trung, bất khuất, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Đồng chí Hồ Tùng Mậu, sinh ngày 15/6/1896 sinh ra trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” trong một gia đình - gia tộc có truyền thống khoa bảng và yêu nước lâu đời thuộc “giống dòng xứ Nghệ, thế phiệt Châu Hoan” tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Được nuôi dưỡng bởi truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và dân tộc, chứng kiến nỗi đau của người dân mất nước. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã sớm hình thành tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm cứu dân, cứu nước. Chính điều đó đã thôi thúc đồng chí Hồ Tùng Mậu tích cực tham gia hoạt động yêu nước khi tuổi đời còn rất trẻ.

Tháng 4/1920, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng nhiều thanh niên Nghệ Tĩnh bí mật sang Xiêm. Tại đây, Hồ Tùng Mậu tích cực tham gia các hoạt động yêu nước cùng các nhà yêu nước khác Việt Nam ở đây. Năm 1923, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã chủ động cùng với đồng chí Lê Hồng Sơn lập ra tổ chức Tân Việt Thanh niên Đoàn (còn gọi là Tâm Tâm xã), tập hợp một số thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí hướng, hy sinh quyền lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc. Đang lúc đang bế tắc con đường cứu nước thì nhóm Tâm Tâm xã gặp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa từ Liên Xô tới Trung Quốc (tháng 11/1924). Qua cuộc gặp gỡ này, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng, bồi dưỡng được những thanh niên ưu tú trong Tâm Tâm xã, trong đó có đồng chí Hồ Tùng Mậu. Nhờ sự giúp đỡ, giác ngộ của Nguyễn Ái Quốc về phương pháp, con đường cách mạng mới mà Tâm Tâm xã đã có sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động cách mạng, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho mình. Đây là bước ngoặt căn bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu và các thành viên khác của Tâm Tâm xã, nó như là kết quả tất yếu của sự giác ngộ ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin trên mảnh đất tốt là lòng yêu nước, tình yêu thương đồng bào của những thanh niên đầy hoài bão và nhiệt huyết, trăn trở trước vận mệnh của Tổ quốc đang chìm đắm trong vòng nô lệ. Tháng 6/1925, đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Lê Hồng Phong đã tích cực giúp Nguyễn Ái Quốc xây dựng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đồng chí Hồ Tùng Mậu là thành viên chủ chốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Giữa năm 1926, Hồ Tùng Mậu được cử sang Xiêm cùng đoàn cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại đây, Hồ Tùng Mậu đã tích cực xây dựng cơ sở chi hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong đồng bào Việt kiều ở Xiêm. Cuối năm 1926, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu và tích cực giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc củng cố, phát triển Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, gồm những người yêu nước của Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam.

Tháng 4/1927, trước sự phản bội của Quốc dân Đảng nhiều người cộng sản bị bắt giam, đồng chí Hồ Tùng Mậu bị bắt giam mấy tháng. Ra tù, đồng chí Hồ Tùng Mậu đi Nam Ninh và bị bắt lần thứ hai hơn một tháng. Nhờ các đồng chí ở Quảng Châu lấy danh nghĩa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên can thiệp nên đồng chí Hồ Tùng Mậu được tha và bị trục xuất trở lại Quảng Đông. Tháng 12/1927, Quảng Châu bạo động, Hồ Tùng Mậu bị bắt giam lần thứ 3, hơn 1 tháng và lại được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên can thiệp nên Hồ Tùng Mậu được tha. Sau khi được trả tự do, đồng chí Hồ Tùng Mậu tiếp tục hoạt động tích cực trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Sau Đại hội tháng 5/1929, bàn về việc thành lập Đảng nhưng không thành, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân liệt, dẫn tới sự hình thành các tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Đứng trước nguy cơ phong trào cách mạng bị phân tán, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng đồng chí Lê Hồng Sơn một mặt tìm cách thuyết phục hai tổ chức thống nhất lại. Mặt khác, hai đồng chí cũng cử Lê Duy Điếm sang Thái Lan báo cáo tình hình cụ thể với Nguyễn Ái Quốc để tranh thủ ý kiến của Người. Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập cuộc họp các tổ chức cộng sản tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc để hợp nhất một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Hồ Tùng Mậu tham gia Hội nghị với tư cách là đại biểu giúp việc và đã góp phần không nhỏ vào thành công của Hội nghị. Đồng chí Hồ Tùng Mậu là trợ thủ đắc lực của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến chính thức của Hồ Tùng Mậu từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn bị theo dõi, giám sát. Mật thám Pháp đã tung lưới khắp nơi lung bắt gắt gao Nguyễn Ái Quốc và các chiến sỹ cách mạng hoạt động trong và ngoài nước. Từ năm 1931 - 1945, đồng chí Hồ Tùng Mậu bị chuyển qua rất nhiều nhà tù như: Vinh, Lao Bảo, KonTum, Buôn Ma Thuột nhưng đồng chí luôn giữ vững tinh thần lạc quan, kiên cường, xiết chặt hàng ngũ, cổ động tinh thần anh em, vững vàng trước đòn roi của kẻ thù để tiếp tục sống và chiến đấu cho cách mạng, cho Tổ quốc. Chính cuộc sống lao tù cơ cực, khắc nghiệt đã tôi luyện Hồ Tùng Mậu thành người cộng sản kiên trung, mẫu mực.

Khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã nhanh chóng cùng các tù nhân chính trị tìm cách trốn khỏi căn an trí Trà Khê, tỉnh Phú Yên, trở về hoạt động tại cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ. Sau cách mạng tháng Tám, đồng chí được giao nhiều trọng trách: Phụ trách Trường Quân chính Nhượng Bạn, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV, Ủy viên thường vụ liên khu ủy, Tổng thanh tra Chính phủ…Ở bất kỳ cương vị nào, đồng chí đều hăng hái nhiệt tình và phát động được cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), đồng chí Hồ Tùng Mậu được bầu là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là Hội trưởng Hội Việt - Hoa hữu nghị đầu tiên. Ngày 23/7/1951, trên đường đi công tác tại Liên khu IV, đồng chí đã bị máy bay địch phát hiện, đuổi bắn và hy sinh.

Tiếc thương và đau xót, điếu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết để chúng ta hiểu thêm về con người đồng chí Hồ Tùng Mậu: “Chú Tùng Mậu ơi. Đành rằng sự mất, sự còn là luật chung của tọa hóa. Nhưng gặp lúc sinh ly tử biệt thì khó mà ngăn mối xót thương. Tôi gạt nước mắt, thay mặt Chính phủ, nghiêng mình trước Anh Hồn chú, và truy tặng chú Huân chương Hồ Chí Minh, để nêu công lao chú đối với đồng bào, đối với Tổ quốc”.

Cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn nhắc nhở mỗi cán bộ đảng viên hôm nay phải nêu cao ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cộng sản, kiên trì học tập, nâng cao trình độ nhận thức, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng và của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của dân tộc; đồng thời bày tỏ sự tri ân sâu sắc của các thế hệ hôm nay đối với những cống hiến to lớn của đồng chí cho cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An; góp phần đẩy mạnh việc giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, đưa nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống.

Ái Vân 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội


Chuẩn bị đón Đoàn cấp cao tỉnh U-li-a-nốp đến thăm và làm việc tại Nghệ An và kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I.Lê-nin

Chuẩn bị đón Đoàn cấp cao tỉnh U-li-a-nốp đến thăm và làm việc tại Nghệ An và kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I.Lê-nin


Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Trung ương về khoa học và công nghệ

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Trung ương về khoa học và công nghệ


Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong tình hình mới

Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong tình hình mới


Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em


Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)

Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)


Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới


Trọn niềm tin với Đảng

Trọn niềm tin với Đảng


Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2024


Giới thiệu “Tài liệu Hỏi - đáp Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”

Giới thiệu “Tài liệu Hỏi - đáp Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”


Chào năm mới 2024, Nghệ An vững tin vào giai đoạn phát triển mới!

Chào năm mới 2024, Nghệ An vững tin vào giai đoạn phát triển mới!


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước