Banner Ban tổ chức tỉnh ủy sub-site-1

Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ theo dõi địa bàn ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt là sau khi có nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, với nhiều nội dung đổi mới. Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, ngoài hệ thống thông tin bằng văn bản, học tập, bồi dưỡng, tập huấn... thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng theo dõi, chỉ đạo cơ sở của đội ngũ cán bộ, chuyên viên từ cấp tỉnh đến huyện là cầu nối quan trọng và cần thiết để đưa chủ trương thành hiện thực ở cơ sở một cách nhanh chóng, hiệu quả.

 

Thực tế trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh uỷ có bước thay đổi đáng kể về chất lượng tham mưu, do yêu cầu của công tác cán bộ, công tác luân chuyển cán bộ và thực hiện chính sách cho cán bộ nghỉ hưu nên hàng năm đều được bổ sung mới theo hướng trẻ hoá cán bộ, chuyên viên; đội ngũ cán bộ, chuyên viên ngày càng được đào tạo cơ bản cả về chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng. Có nhiều đồng chí trưởng thành từ cơ sở và nhiều năm trực tiếp làm công tác xây dựng Đảng nên tiếp cận khá nhanh đối với các công việc được giao. Phẩm chất đạo đức tốt, tuổi đời còn khá trẻ, tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc. Khi được giao nhiệm vụ đều trăn trở lo lắng và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Những kết quả đạt được

Thứ nhất, cán bộ theo dõi địa bàn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại quy chế; có ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ; gương mẫu về đạo đức, lối sống; tác phong làm việc trách nhiệm, trung thực, khách quan, chủ động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả.

Thứ hai, tuân thủ chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và của cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi; quy chế phối hợp công tác giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị với Ban Tổ chức Tỉnh ủy,...

Thứ ba, chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Ban; lãnh đạo Phòng. Thực hiện nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao; tuân thủ trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc theo quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch công tác của Ban, của Phòng và của địa bàn; bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời, hiệu quả.

Thứ tư, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tham mưu giải quyết kịp thời các nội dung, vấn đề đặt ra từ địa bàn. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm tham mưu của cán bộ theo dõi địa bàn về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.

Thứ năm, thực hiện nghiêm chế độ bảo mật và kỷ luật phát ngôn; không gây phiền hà trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại địa bàn được phân công theo dõi.

Thứ sáu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đầy đủ, kịp thời việc triển khai thực hiện, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng Đảng; công tác nghiệp vụ, công tác quản lý hồ sơ cán bộ.

Thứ bảy, phối hợp với các huyện, thành, thị uỷ và đảng uỷ trực thuộc tham mưu củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng. Thành lập thêm được chi bộ ở xóm, bản, trong doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng; kết nạp được đảng viên mới ở xóm, bản chưa có đảng viên và trong doanh nghiệp.

Thứ tám, chỉ đạo xây dựng mô hình điểm ở cơ sở về tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng, gắn với các chương trình đề án thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Thứ chín, nắm bắt được nguyện vọng, tâm tư và đề xuất những phương pháp, cách làm mới từ cơ sở, tiếp thu và kịp thời tham mưu bổ sung vào các chủ trương, đề án trong quá trình chỉ đạo.

Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được. Trong thời gian qua cán bộ, chuyên viên theo dõi địa bàn còn có những tồn tại, hạn chế như:

Thứ nhất, chưa thực hiện đúng quy định giành 1/3 thời gian đi cơ sở; chưa sắp xếp được chương trình, kế hoạch công tác hợp lý để vận dụng tốt quỹ thời gian như dự định.

Thứ hai, chưa kết hợp được nhiều nội dung với nhau trong một đợt đi cơ sở để tiết kiệm tối đa thời gian kiểm tra, hướng dẫn, nắm bắt tình hình.

Thứ ba, còn thiếu sự chủ động về kế hoạch đi cơ sở; hầu hết mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể, sự vụ, chưa có kế hoạch dài hơi, chưa tập trung cho việc nghiên cứu, tham mưu tổng kết mô hình có ý nghĩa về mặt lý luận.

Thứ tư, việc tham mưu đề xuất còn mang tính chất sự vụ, đôi khi còn thụ động, thiếu sự linh hoạt cần thiết, chưa có tính đột biến.

Thứ năm, phương pháp tiếp cận chưa đa dạng phong phú, nhiều kênh, nhiều chiều.

Thứ sáu, việc thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm còn ít.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó là

Về khách quan: Một số huyện địa bàn xa, phương tiện đi lại khó khăn, nhất là các huyện miền núi; trước và sau khi đại hội Đảng các cấp, khối lượng công việc thường xuyên khá nhiều.

Về chủ quan: Chưa được chủ động trong nghiên cứu, tham mưu; ngại khó khăn khi về cơ sở; kiến thức, kinh nghiệm có đồng chí còn hạn chế; chưa tạo được môi trường để trao đổi rút kinh nghiệm.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ theo dõi địa bàn

Thực tiễn cơ sở là rất sinh động, mỗi địa phương, mỗi ban ngành đều có những chức năng nhiệm vụ khác nhau; trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên, điều kiện làm việc, phong tục tập quán cũng khác nhau. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức, phương thức tiếp cận của cán bộ, chuyên viên theo dõi địa bàn đều khác nhau; nhưng tựu chung lại cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, nghiên cứu tài liệu, trang bị kiến thức thuộc về lĩnh vực chuyên môn phụ trách là nội dung quan trọng nhất, đó là các chủ trương, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và cơ sở. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình vùng, địa phương, đơn vị; lưu ý các yếu tố đặc thù của địa phương, cơ quan, đơn vị trước lúc xuống cơ sở. Tìm hiểu những nội dung mà địa phương, cơ sở quan tâm (nhất là các chế độ chính sách).

Hai là, lựa chọn nội dung  tiếp cận cơ sở: Để thực hiện tốt nội dung này cần có sự chuẩn bị về nội dung, chương trình, lịch làm việc của đợt đi công tác cơ sở, báo cáo xin ý kiến của phòng và Lãnh đạo Ban phụ trách. Chọn một số nội dung có liên quan để tiết kiệm tối đa quỹ thời gian tiếp cận cơ sở, trong đó cần xác định nội dung trọng tâm cần phải hoàn thành, các nội dung khác để làm tư liệu nghiên cứu sau này.

Ba là, chọn đối tượng làm việc, tiếp xúc trao đổi: Có thể là một hoặc một số tổ chức, hoặc cá nhân là lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên có liên quan đến nội dung cần hướng dẫn trao đổi hoặc khai thác thông tin. Cần liên lạc với các đối tượng trên (nếu có thể) để việc tiếp xúc, trao đổi được thuận lợi. Chủ động lắng nghe ý kiến từ nhiều kênh, nhiều chiều và cần thận trọng trong xử lý các tình huống, chỉ được xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền quy định.

Bốn là, lựa chọn phương pháp tiếp cận cơ sở: Có thể kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận cơ sở như thông qua báo cáo bằng văn bản sau đó khai thác thêm những vấn đề cần quan tâm; tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp (các đ/c thường trực, thường vụ, lãnh đạo chủ chốt các ban ngành, đoàn thể, cán bộ, chuyên viên) nếu thấy phù hợp hoặc gián tiếp qua dư luận, qua đơn thư phản ánh, qua tham khảo đánh giá của lãnh đạo các ban ngành cấp trên liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp phân tích, nhận định tình hình xu hướng phát triển; tìm hiểu nguyên nhân, dự đoán được một số tình huống sẽ có thể xẩy ra, từ đó tham mưu cho lãnh đạo Ban có được các phương án tốt nhất trong công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng. Cần linh hoạt trong điều kiện thực tế ở cơ sở, phát huy thế mạnh sở trường của cá nhân khi khai thác, nắm bắt thông tin. Trước hết cần tạo được độ tin cậy cần thiết đối với các tổ chức và cá nhân trước khi tiếp xúc với cơ sở.   

Năm là, thực hiện tốt việc "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh", rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng của cán bộ, chuyên viên theo dõi địa bàn. Phải tạo được sự đoàn kết trong Chi uỷ, Chi bộ, Lãnh đạo Ban và các cán bộ, chuyên viên, nhất là trong việc tham mưu các chủ trương cho Tỉnh uỷ, nội dung, phương pháp, quy trình thực hiện về công tác tổ chức cán bộ. Luôn rèn luyện, giữ gìn phẩm chất trong sáng của người cán bộ, đảng viên; trong hướng dẫn, chỉ đạo đảm bảo được tính khách quan, trung thực, đúng nguyên tắc, đường lối của Đảng; không sinh hoạt bê tha, không gây phiền nhiễu cơ sở, tạo được niềm tin ở cơ sở.

Sáu là, định kỳ cần có các cuộc trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở (ở cấp phòng, chi bộ nên 3 tháng 1 lần - kết hợp với họp phòng, chi bộ).

Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Ban, theo đó Đảng ủy, lãnh đạo Ban có các định hướng nội dung nhiệm vụ, chương trình cụ thể hàng tháng, kỳ, năm; thực hiện chế độ luân chuyển địa bàn, cơ quan, đơn vị theo quy chế; đảm bảo chế độ thông tin kịp thời cho các cán bộ, chuyên viên để có sự chủ động trong quá trình chỉ đạo, theo dõi địa bàn. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa các phòng, chuyên viên với nhau, nếu có các nội dung, chương trình giống hoặc tương tự như nhau thì phối hợp cùng thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở, góp phần cải cách hành chính trong Đảng.

Hồng Hào 

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 

Tin cùng chuyên mục

Ban Thường vụ Thị ủy Thái Hòa: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phát triển đảng viên

Ban Thường vụ Thị ủy Thái Hòa: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phát triển đảng viên


Điểm sáng trong công tác kết nạp đảng viên tại Đảng bộ Trường Trung học phổ thông Thanh Chương 3

Điểm sáng trong công tác kết nạp đảng viên tại Đảng bộ Trường Trung học phổ thông Thanh Chương 3


Một số kết quả nổi bật về công tác tổ chức – cán bộ tại Thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2020 – 2023

Một số kết quả nổi bật về công tác tổ chức – cán bộ tại Thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2020 – 2023


Nghệ An: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Nghệ An: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số


Một số kết quả nổi bật về công tác tổ chức - cán bộ tại Huyện Nghi Lộc giai đoạn 2020 - 2023

Một số kết quả nổi bật về công tác tổ chức - cán bộ tại Huyện Nghi Lộc giai đoạn 2020 - 2023


Cần tăng cường các giải pháp kết nạp đảng viên mới trong 6 tháng cuối năm 2023

Cần tăng cường các giải pháp kết nạp đảng viên mới trong 6 tháng cuối năm 2023


Công tác Tổ chức xây dựng Đảng và những kết quả nổi bật trong thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025

Công tác Tổ chức xây dựng Đảng và những kết quả nổi bật trong thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025


Nghệ An phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước

Nghệ An phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước


Nghệ An nhiều kết quả nổi bật sau 10 thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng cán bộ

Nghệ An nhiều kết quả nổi bật sau 10 thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng cán bộ


Kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng bộ tỉnh

Kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng bộ tỉnh


Cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại theo Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị

Cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại theo Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị


Tỉnh ủy Nghệ An thực hiện tốt chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trên địa bàn tỉnh

Tỉnh ủy Nghệ An thực hiện tốt chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trên địa bàn tỉnh


Cần xây dựng đồng bộ hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp trên cơ sở

Cần xây dựng đồng bộ hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp trên cơ sở


Những điểm mới về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử

Những điểm mới về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử


Công tác kiểm điểm, đánh giá chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý ở Nghệ An: Cần giải pháp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả hơn

Công tác kiểm điểm, đánh giá chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý ở Nghệ An: Cần giải pháp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả hơn