Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Bác Hồ làm báo

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tầm quan trọng của báo chí - một vũ khí sắc bén, một bộ phận không thể thiếu của công tác cách mạng và "ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh".

Vì vậy, Người coi viết báo là để hoạt động cách mạng và vì hoạt động cách mạng mà viết báo. Đối với Người, mọi bài viết, việc làm đều vì một mục đích là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đối với Người, báo chí là phương tiện vận động, tập hợp lực lượng cách mạng và tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách hiệu quả nhất.

Người cho rằng: "Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đấu tranh...". Đây thực sự là lời dạy quý báu của Người đối với những người làm báo cách mạng, đồng thời cũng là bài học "cốt tử" được đúc kết từ trong suốt cuộc đời lao động không mệt mỏi của vị lãnh tụ vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc và nhà văn hóa, nhà báo lớn Hồ Chí Minh.

Ngay những năm tháng bôn ba ở nước ngoài để tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức sâu sắc về vai trò to lớn của báo chí tiến bộ trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính và truyền bá học thuyết Mác- Lênin vào nước ta. Người coi báo chí là một phương tiện nhạy bén và đầy hiệu quả trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì vậy Người đã đấu tranh đòi quyền tự do báo chí. Năm 1920, tại Đại hội Tua (Pháp), Người nói rõ: "Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có"[1].

Tại Diễn đàn Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (7- 1924) Người đã chỉ rõ: "Báo chí chủ nghĩa cộng sản có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động của các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản". Vì vậy, ngày 21-6-1925, Người đã sáng lập ra tờ "Thanh niên" - tờ báo đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người trực tiếp chỉ đạo viết bài và tham gia vào các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Và chính Người đã trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí của giai cấp vô sản Việt Nam và thế giới.

Trước tờ báo Thanh niên là tờ "Le Paria" (Người cùng khổ) được Người sáng lập và tổ chức xuất bản với danh nghĩa "Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa". Người đã chỉ ra mục đích, tôn chỉ của tờ báo hết sức rõ ràng và nhằm tập hợp "Những người cùng khổ" bị chế độ thực dân áp bức, bóc lột, không phân biệt màu da hãy đoàn kết lại, giúp nhau đấu tranh đòi quyền bình đẳng, tự do cho dân tộc mình.

Vì nhận thức được ý nghĩa và vai trò to lớn của báo chí nên trong những hoàn cảnh khó khăn, Người đã làm được rất nhiều việc miễn là duy trì và phát triển được tờ báo. Người tâm sự: "Có một thời gian mình làm cả chủ bút, chủ nhiệm, giữ quỹ, phát hành và bán báo của tờ báo Le Paria. Các đồng chí người thuộc địa Á- Phi viết bài và quyên tiền, còn bao nhiêu công việc mình bao hết"[2].

Tính từ năm 1922 đến khi về nước (1-1941), Người đã sáng lập và trực tiếp tổ chức nội dung trình bày và phát hành 8 tờ báo cách mạng: Le Paria, Thanh niên, Công Nông, Lính Kách Mệnh, Thân Ái (đổi tên từ tờ Đồng Thanh), Đỏ, Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc. Những tờ báo này đều chứa đựng một chủ đề lớn: Truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cơ sở lý luận, thực tiễn thành lập một đảng kiểu mới đủ bản lĩnh chính trị lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh, phá tan ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho nước nhà.

Thông qua những tờ báo do Người sáng lập và cách đặt tên báo trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, chúng ta có thể thấy rõ tính hệ thống trong tư tưởng sử dụng báo chí như là một vũ khí sắc bén cho mục đich đấu tranh cách mạng của Người cũng như có dịp tìm hiểu về tôn chỉ, mục đích và đối tượng bạn đọc của mỗi tờ báo được đặt ra một cách linh hoạt. Vào thời điểm đó, tuy mục đích tuyên truyền, cổ động tập thể được Người coi trọng hơn nhưng tính Đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu, tính nhân dân đều được Người quán xuyến trong mỗi tờ báo. Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung".

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Người luôn sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí sắc bén, hiêu quả để đấu tranh cho một lý tưởng cao cả: hòa bình, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Dù có khó khăn, gặp nguy hiểm trong khi hoạt động bí mật hay bận trăm công nghìn việc của một vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Người vẫn dành thời gian viết báo đều đặn.

Không chỉ quan tấm đến báo chí bằng cách viết bài mà Người còn quan tâm đọc, sửa những chỗ sai, dùng bút chì màu đánh dấu vào những bài đáng chú ý, cần đọc lại, nhận xét, phê bình, khen ngợi đối với cả bài viết, tranh ảnh in trên báo.

Sự quan tâm của Người không chỉ dừng lại ở đó, Người còn đặc biệt chú ý đến những việc báo đưa tin, những vấn đề báo đăng nhằm phát huy sức ảnh hưởng và hiệu quả của báo chí. Người thường xuyên có những chỉ thị cho các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết sau khi đọc một tin, bài nào đó. Chẳng hạn như trong mục “Chuyện lớn chuyện nhỏ” của Báo Nhân dân ra ngày 05/3/1962 có bài Nhờ báo cấp báo nói về đoạn đường gần ga Cao Xá thuộc tỉnh Hải Dương tổ chức trồng dừa nhưng không chăm sóc để cây bị khô héo. Người đọc xong ghi ngay phía dưới bài nội dung : “kính gửi Tỉnh ủy Hải Dương và chỉ thị cho Văn phòng chuyển ý kiến của Người đến Tỉnh ủy Hải Dương để có chủ trương sửa chữa.

Kể từ bài báo đầu tiên của Người đăng trên tờ Nhân đạo (L'Humanité) của Đảng cộng sản Pháp vào ngày 02-08-1919 (bài Vấn đề Người bản xứ) đến bài báo cuối cùng (bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng) đăng trên báo Nhân dân ngày 01-06-1969, Người đã sử dụng gần 100 bút danh khác nhau và để lại cho lịch sử báo chí Việt Nam khoảng 2.000 bài báo với đủ các thể loại tạo nên một phong cách độc đáo - phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Người, từ khi bôn ba tìm đường cứu nước đến khi đảm đương nhiều trọng trách quốc gia, thời gian hết sức eo hẹp, Người vẫn không ngừng viết báo. Bởi Người hiểu rất rõ vai trò và tâm quan trọng của báo chí trong cuộc đấu tranh cách mạng và trong đời sống xã hội. Đối với Người, làm báo để làm chính trị.

Nguyễn Hồng Vui (tổng hợp) 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 


[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập (2000), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, t.1, tr.22.

[2] Nguyễn Thành (2005), Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.92.

Tin cùng chuyên mục

Vận dụng tư tưởng “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào các cuộc vận động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập hiện nay

Vận dụng tư tưởng “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào các cuộc vận động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập hiện nay



Tiếp tục nhận tác phẩm, công trình tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Tiếp tục nhận tác phẩm, công trình tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"


Kinh nghiệm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết ở tỉnh Nghệ An hiện nay

Kinh nghiệm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng khối đại đoàn kết ở tỉnh Nghệ An hiện nay


Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam


Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với công tác dân vận của Đảng hiện nay ở Nghệ An

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa đối với công tác dân vận của Đảng hiện nay ở Nghệ An


Hồ Chí Minh - Người xây dựng, rèn luyện Đảng ta trong sạch, vững mạnh

Hồ Chí Minh - Người xây dựng, rèn luyện Đảng ta trong sạch, vững mạnh


Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dân vận khéo” ở Nghệ An

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dân vận khéo” ở Nghệ An


Kết quả phong trào "Dân vận khéo" theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Nghệ An

Kết quả phong trào "Dân vận khéo" theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Nghệ An


Bác Hồ với Thanh niên Nghệ An

Bác Hồ với Thanh niên Nghệ An


Kết quả 01 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TU về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kết quả 01 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TU về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


Tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở Nghệ An hiện nay”

Tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở Nghệ An hiện nay”


Triển khai thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW trong toàn Đảng bộ

Triển khai thực hiện tốt Kết luận số 01-KL/TW trong toàn Đảng bộ


Anh Sơn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận

Anh Sơn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận


Biên soạn, xuất bản tài liệu tuyên truyền, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An

Biên soạn, xuất bản tài liệu tuyên truyền, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An