Banner văn phòng tỉnh ủy sub-site-1

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới

Giáo dục nghề nghiệp nói chung và công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng sức cạnh tranh quốc gia.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng tình hình mới. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, chỉ thị... nhằm đẩy mạnh, phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đã làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, phụ huynh, học sinh, sinh viên và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực có kỹ năng nghề. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp được nâng lên; cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường sử dụng lao động trong và ngoài nước. Kết quả cụ thể:

Trong 05 năm qua (2016 - 2020), toàn tỉnh có 360.217 lượt người được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (bình quân mỗi năm hơn 72.000 lượt người). Trong đó, trình độ Cao đẳng 24.882 người (chiếm 6,9%); Trung cấp 43.798 người (chiếm 12,15%); Sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng 291.537 lượt người (chiếm 80,95%). Giảm 12,58% so với giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, đào tạo trình đào cao đẳng tăng 15%; trung cấp tăng 4,03%; sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giảm 16,31%; cho thấy xu hướng chuyển dịch ngày càng tăng nhu cầu đào tạo kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, trung cấp.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% so với lực lượng lao động (tăng 10% so với năm 2015), trong đó: Có văn bằng, chứng chỉ đạt 25,3% (tăng 4,5% so với năm 2015);

Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm bình quân chung, đạt 78,2 % (tăng 4,7% so với giai đoạn 2011 - 2015). Trong đó, trình độ cao đẳng đạt 93,6% (tăng 11%); trung cấp đạt 93,2% (tăng 8,47%); sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đạt 75,2% (tăng 2%), cụ thể: Làm việc trong tỉnh 175.265 người (chiếm 67,3% tổng số có việc làm); làm tại các doanh nghiệp ngoại tỉnh 49.071 người (chiếm 18,86%); làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 35.839 người (chiếm 13,77%).

Học sinh, sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng đúng ngành nghề, trình độ đào tạo trên 80%; số học sinh sinh viên có trình độ kỹ năng tay nghề khá trở lên đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây do người nước ngoài thực hiện khoảng 30%.

Mức lương khởi điểm bình quân của sinh viên cao đẳng đạt gần 6,0 triệu đồng/tháng, học sinh trung cấp đạt 5,2 triệu đồng/tháng; cá biệt một số ngành nghề có mức lương từ 15 - 18 triệu đồng/tháng, như: Hàn, cơ khí, điện, điện tử, quản trị khách sạn, công nghệ ô tô, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí,..

Toàn tỉnh có 62 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 09 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 18 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Đội ngũ nhà giáo là 2.719 người, tăng 266 người so với giai đoạn 2011 - 2015 (biên chế 1.378 người, chiếm 50,68%; hợp đồng 1.341 người, chiếm 49,32%). Đội ngũ cán bộ quản lý gồm 571 người. Trong đó, ban giám hiệu, ban giám đốc là 130 người; trưởng, phó phòng 231 người; trưởng, phó khoa 172 người; tổ trưởng 38 người; trình độ trên đại học 373 người, chiếm 65,3%; đại học 188 người, chiếm 33%; cao đẳng 10 người, chiếm 1,7%.

Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thuộc các chương trình, dự án là 273.470 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 190.100 triệu đồng (chiếm 69,5% tổng kinh phí đầu tư); ngân sách địa phương 83.370 triệu đồng (chiếm 30,5%). Kinh phí từ các nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo là 321.400 triệu đồng (Ngân sách nhà nước 273.470 triệu đồng, chiếm 85,1%; xã hội hóa 47.930 triệu đồng, chiếm 14,9%).

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tào, giáo dục nghề nghiệp thời gian qua cũng còn những hạn chế như: (1) Cơ cấu trình độ tuyển sinh, đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu lao động, chủ yếu là sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng chiếm phần lớn (81%); (2) Chất lượng đào tạo nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; (3) Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bổ còn dàn trải; (4) Số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trước yêu cầu; (5) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn bất cập.

  Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có các nguyên nhân chủ quan như: (1) Việc điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực có kỹ năng nghề của nhiều địa phương chưa kịp thời và thiếu chính xác, cơ sở dự liệu thông tin thị trường cung - cầu lao động còn bất cập; (2) Công tác phân luồng học sinh sau trung học vào học nghề nghiệp còn hạn chế, vẫn còn có tâm lý trọng bằng cấp; (3) Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông; Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao; (4) Việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề công lập còn hạn chế; (5) Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể đối với công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Thứ hai, đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về nhân lực có kỹ năng nghề để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và đồng hành của doanh nghiệp.

Thứ ba, tập trung đầu tư chuẩn hóa các điều kiện để nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp trong công tác đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

Thứ năm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cương gắn kết giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề và giải quyết việc làm cho người học. Nghiên cứu hình thức đào tạo hiệu quả nhất, mở các khóa đào tạo ngắn hạn, đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường lao động quốc tế, ưu tiên thị trường lao động Nhật Bản, từ đó thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản quay lại đầu tư vào Nghệ An.

Thứ sáu, tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp; kết nối cơ sở dữ liệu hướng nghiệp, phân luồng giáo dục phổ thông, thông tin thị trường lao động, thanh tra, kiểm tra, giám sát; động viên khen thưởng kịp thời...

Cao Nguyên Hùng 

Văn phòng Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội


Nghệ An quyết định phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh

Nghệ An quyết định phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh


Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030


Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng


Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh

Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh


Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay

Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay


Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện


Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị

Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị


Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An

Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An


Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp


Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An