Banner văn phòng tỉnh ủy sub-site-1

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Công tác xây dựng nông thôn mới những năm qua, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, các tổ chức cơ quan, đoàn thể tập trung tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó trong năm 2023 đạt đạt những kết quả tích cực.

 

Tính đến ngày 31/10/2023, toàn tỉnh có thêm 1 xã đã được HĐTĐ tỉnh tổ chức thẩm định, 2 xã đã nộp hồ sơ trình tỉnh thẩm định và công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023, 7 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thẩm tra theo quy định, 35 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục thẩm tra, trình tỉnh thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để trình thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có thêm 28 sản phẩm được công nhận OCOP (tiêu chuẩn 3 sao). Tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,87 tiêu chí/xã.

Ước đến hết năm 2023, toàn tỉnh có thêm: 10 xã đạt chuẩn NTM, 35 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 1 huyện đạt chuẩn NTM (huyện Hưng Nguyên). Các xã còn lại được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2023 đạt khoảng 40,5 triệu đồng/người/năm; Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn; Giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học. Thêm 190 Vườn chuẩn Nông thôn mới; Thêm 15 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới; Bình quân đạt 17.00 tiêu chí/xã; Thêm 82 sản phẩm được công nhận OCOP...

Việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong năm 2023 tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn theo hướng khang trang, hiện đại hơn và được cấp ủy, chính quyền các địa phương xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025. UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ  từ cấp tỉnh đến cơ sở, thường xuyên bám sát để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương tiếp tục được nâng lên; trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mới, đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn nhất là các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều địa phương đã quyết tâm, nỗ lực cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn thôn/bản NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện NTM, từ đó tạo động lực lớn để triển khai Chương trình.

Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn được phát huy, dân chủ ở nông thôn tiếp tục được nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng NTM thành công, niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền được nâng cao.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định: Việc triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình trong năm 2023 còn chậm; Viêc triển khai thực hiện hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn cho các địa phương theo Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 còn chậm. Xây dựng NTM chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hoá; ô nhiễm môi trường nông thôn ở một số địa phương gia tăng; Tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, còn thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao.

Một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới:

1. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM và xây dựng NTM nâng cao, NTM  kiểu  mẫu, thôn/bản NTM. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới”.

2. Tổ chức sơ kết giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh công tác chỉ đạo các địa phương; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các địa phương tổ chức thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025.

3. Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình các cấp: Kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo chương trình ở các cấp: căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế để chủ động nghiên cứu, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phát huy được vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các sở, ban, ngành, địa phương đưa vào chương trình công tác năm các nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan.

4. Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình: Tập trung huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa. Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng Nông thôn mới; Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng Nông thôn mới theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

5. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiễu mẫu của 04 địa phương cấp huyện (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An).

6. Triển khai xây dựng và thực hiện 06 chương trình chuyên đề theo chỉ đạo của Trung ương để phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, từng địa phương trong xây dựng nông thôn mới; quan tâm hỗ trợ, triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

7. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo giữ vững và nâng cao việc thực hiện các tiêu chí đã đạt được, đồng thời chú trọng đến các nội dung tiêu chí nông thôn mới ở cấp thôn, bản và hộ gia đình.

8. Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đẩy nhanh tiến độ, chủ động hơn trong việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn; huy động các nguồn lực để bố trí đủ vốn đối ứng thực hiện Chương trình đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng theo quy định của Trung ương.

9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

 

Tin cùng chuyên mục

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030


Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng


Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh

Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh


Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay

Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay


Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện


Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị

Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị


Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An

Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An


Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp


Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024


Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023