Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tri thức và đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia", đúng vậy, trong mọi thời đại, mọi quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... không có gì khác là tri thức và đội ngũ trí thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, luôn đề cao vai trò của tri thức và đội ngũ trí thức.

        Ngay trong phiên họp đầu tiên, ngày 03/9/1945 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã nói với các bộ trưởng rằng: "Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ..."1 và "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức"2. Người cũng khẳng định: "... Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội và nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài"3;... "Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều"4 và "...Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân"5.

         Yêu cầu đối với trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng"6. Theo Người, trí thức của cách mạng Việt Nam phải có tinh thần phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng. Người khẳng định: "Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức"7 tuy nhiên "không phải tất cả đều là trọng. Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân"8. Điều quan trọng nhất đối với trí thức là phải biết kết hợp hài hoà giữa lý luận với thực tiễn, lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay, phải "Trí thức công nông hoá, trí thức phục vụ nhân dân bao giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội cũng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần"9; "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành"10

        Trong việc sử dụng đội ngũ trí thức và phát huy vai trò của họ đối với đất nước, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm. Với Người, phải coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài vào từng công việc cụ thể, phải có chính sách chiêu người hiền tài ra giúp nước: "Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều"11. Tiêu chí sử dụng hiền tài và nghệ thuật dùng người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể: "Việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng..., có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ"12; "Xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc"13, đúng với tinh thần dụng nhân như dụng mộc, ảo tưởng, cầu toàn hay "tròn vo" cán bộ là phản khoa học, phi hiện thực, vì  "Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ"14. Trong sử dụng trí thức không được nghi ngờ mà phải thực sự tin tưởng họ "thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ"15. Chính lòng tin đó là động lực to lớn, là liều thuốc quý thúc đẩy trí thức Việt Nam xả thân trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Ngày nay, vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tri thức và trí thức để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, chỳng tụi kiến nghị một số giải phỏp sau:

Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ trí thức. Rà soát ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách, tăng đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau… để trí thức tự khẳng định, phát triển, cống hiến cho sự phát triển của đất nước và được xã hội tôn vinh.

Thứ hai, thực hiện tốt chế độ, chính sách thu hút, phát huy, trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức. Đổi mới công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ là trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hoá, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý… 

Thứ ba, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức. Thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và của xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo. Có kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ.

Thứ tư, phát huy dân chủ đồng thời đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức hội của trí thức như: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Văn học Nghệ thuật,.... Tạo cơ hội để trí thức tự nguyện đi đầu trong việc phổ biến những tri thức tiến bộ trong cộng đồng, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ đó vào sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò của Mặt trận Tổ quốc đối với đội ngũ trí thức. Tăng cường công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của trí thức; hình thành ý thức và tâm lý xã hội tôn trọng, tôn vinh trí thức, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Những người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe, trao đổi ý kiến, đối thoại với đội ngũ trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng./.

Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy  

         Nguyễn Thị Thanh, TT Kiểm định Chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh 

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr.222.

2. Sđd, t.10, tr.306;

3. Sđd, t.5, tr.156;

4. Sđd, t.5, tr.235;

5. Sđd, t.5, tr.381;

6. Sđd, t.12, tr.92;

7, 8. Sđd, t.7. tr.33;

 9. Sđd, t.7. tr.39; 1

0. Sđd, t.5, tr.238;

11. Sđd, t.4, tr.99;

12. Sđd, t.4, tr.99;

13. Sđd, t.5, tr.274;

14. Sđd, t.5, tr.276;

15. Sđd, t.5, tr.276.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An khánh thành Phòng trưng bày bổ sung về Quảng trường Hồ Chí Minh

Nghệ An khánh thành Phòng trưng bày bổ sung về Quảng trường Hồ Chí Minh


Trường Đại học Havard trao tặng bản sao hiện vật quý cho Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Trường Đại học Havard trao tặng bản sao hiện vật quý cho Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên


Nghệ An tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2022

Nghệ An tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2022


Quỳ Hợp trao tặng Bộ nhạc cụ của đồng bào dân tộc Thổ tham gia Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội

Quỳ Hợp trao tặng Bộ nhạc cụ của đồng bào dân tộc Thổ tham gia Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội


Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2

Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2


Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh


Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam


Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Mặt trận Việt Minh

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Mặt trận Việt Minh


Bác Hồ với giai cấp công nhân Nghệ An

Bác Hồ với giai cấp công nhân Nghệ An


Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021)

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021)


Thực hiện bài báo “Dân vận” của Bác Hồ gắn với công tác dân vận hiện nay ở Nghệ An

Thực hiện bài báo “Dân vận” của Bác Hồ gắn với công tác dân vận hiện nay ở Nghệ An


Xúc động cầu truyền hình "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam"

Xúc động cầu truyền hình "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam"


Nghệ An – với giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đợt 2, giai đoạn 2018-2020

Nghệ An – với giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đợt 2, giai đoạn 2018-2020



Hồ Chí Minh - Biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam

Hồ Chí Minh - Biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam