Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Tự hào các thế hệ phụ nữ Việt Nam anh hùng!

Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi đậm dấu ấn sáng ngời của những nữ anh hùng hào kiệt, bất khuất, không chấp nhận kiếp sống nô lệ và đã anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử hào hùng ấy, người phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, theo đó đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước độc lập, phồn vinh. Họ là những người lính chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Họ là những người lao động cần cù, thông minh và sáng tạo. Họ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng. Họ là những người tôn tạo và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi đậm dấu ấn sáng ngời của những nữ anh hùng hào kiệt, bất khuất, không chấp nhận kiếp sống nô lệ và đã anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 11 thế kỷ (179 TCN-938 SCN) là thời kỳ bi thương nhưng vô cùng oanh liệt của nhiều cuộc đấu tranh liên tục và cuối cùng đã giành được độc lập dân tộc. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43). Khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà xưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc Hà Nội). Quyền tự chủ đất nước do Hai Bà mang lại tuy ngắn, song Hai Bà đã khắc hoạ vào lịch sử và tâm thức người dân Việt Nam tấm gương trung nghĩa, anh hùng làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc. Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán đó, còn có nữ tướng lừng danh Lê Chân (quê huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà đã cùng với quân sĩ, ngày đêm luyện tập, chờ cơ hội báo thù. Khi biết tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, bà hết lòng đi theo và tham gia những trận đánh ác liệt ở vùng hồ Lãng Bạc (Bắc Ninh ngày nay). Trận đánh phá vây ở Cẩm Khê, Hai Bà Trưng và nữ tướng Lê Chân đã hy sinh. Tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn có nữ tướng Lê Thị Hoa (quê huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Bà đã cùng lực lượng của mình, gồm trên 2.000 người, hăng hái tham gia, chống trả rất quyết liệt, đánh đuổi Tô Định và Mã Viện ra khỏi bờ cõi và anh dũng hy sinh. Tiếp nối tinh thần của Hai Bà Trưng, sau gần 2 thế kỷ, năm 248, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) quê ở Nông Cống (Thanh Hóa) khởi nghĩa với hoài bão giành độc lập và với khí phách: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng giữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người ta”. Nữ tướng nổi tiếng Dương Khoan Khoáng quê ở trang Báo Văn, xứ Hồ Kì (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), có công lớn cùng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân (544). Bà Phạm Thị Uyển quê ở quận Nam Xương (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay), vợ Mai Hắc Đế. Bà được xem là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử nước ta từng cầm quân đánh giặc. Khi nhà Đường mang 100.000 quân sang đàn áp khởi nghĩa, bà Phạm Thị Uyển đưa binh thuyền bày trận trên sông Tô Lịch, chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh. Hoài bão và khí phách của những người  phụ nữ anh hùng ấy đã góp phần cùng toàn dân tộc chống lại nạn đồng hóa và giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc vào năm 938.

Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng chống quan Nam Hán, đất nước giành độc lập (938), Ngô Quyền - người anh hùng giải phóng dân tộc đã xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa (kinh đô nước Âu Lạc 1.117 năm về trước), mở ra thời đại độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. Đó là thời đại Đại Việt với nền văn hiến huy hoàng kế thừa và phát triển nền văn minh từ buổi đầu dựng nước.

Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong tình trạng cát cứ thống nhất quốc gia, đặt tên nước Đại Cồ Việt, lập ra triều đại nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Trong hai vương triều: Đinh (967- 981) vè Tiền Lê (981- 1009) xuất hiện một người phụ nữ tài danh: Dương Vân Nga. Vượt qua bi thương của gia đình khi Vua Đinh Tiên Hoàng đột ngột qua đời. Thái hậu Dương Vân Nga đã chèo lái con thuyền đất nước và biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích dòng họ, trao quyền lãnh đạo đất nước cho Lê Hoàn tăng cường sức mạnh chống sự xâm lược củ nhà Tống.

Vương triều Lý (1009 - 1225) khởi đầu từ vị vua anh minh Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ biểu trưng của Văn minh Đại Việt định đô ở Thăng Long với những bước tiến mạnh mẽ trong dựng nước và bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong sự nghiệp giữ nước (Nam quốc sơn hà Nam Đế cư) cũng gắn liền với sự nghiệp, tên tuổi của những người phụ nữ. Lịch sử triều đại nhà Lý có Nguyên Phi Ý Lan - Lê Thị Yến thay vua cai quản việc nước, đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí đánh tan quân Tống xâm lược. Bản lĩnh vững vàng, yêu nước, thương dân sâu sắc là phẩm chất nổi bật của Nguyên Phi Ý Lan. Lịch sử cũng không quên Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đế, vị vua thứ 9 và cuối cùng của triều Lý. Đó là người phụ nữ đã không có nhiều may mắn trong sự nghiệp và cuộc sống nhưng là tấm gương về phẩm hạnh, hi sinh cái riêng tư cho nghiệp lớn của chồng và cũng là của quốc gia, dân tộc.

Triều Trần (1226- 1400) nổi tiếng về văn minh và sự hùng cường trong dựng nước và giữ nước. Sự khởi nghiệp của triều Trần gắn liền với Thái sư Trần Thủ Độ và với vai trò của bà Trần Thị Dung - vợ ông. Trong kháng chiến chống Nguyên- Mông, còn có người phụ nữ là Trần Thị Châu trông coi kho lương góp phần thắng giặc. Công chúa Huyền Trân hy sinh tình riêng, cuộc sống riêng vì sự nghiệp phát triển của quốc gia, dân tộc.

Các triều đại nhà Hồ, nhà Lê kế tiếp khẳng định sự phát triển văn minh, văn hiến “thế đi đứng của toàn dân tộc”. Nhiều gương mặt phụ nữ đã góp sức vào sự nghiệp đánh giặc và làm thơ “dành cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều và sự phồn vinh của non sông đất nước như Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Dù cuối đời bà phải chịu sự oan nghiệt nhưng lịch sử trân trọng nhìn bà là người “tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa”. Khoa cử học hành của thời Lê, thời Mạc phát triển đã ghi dấu ấn lịch sử. Thời Mạc có người phụ nữ giả trai để được đi học và trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên vào năm 1594. Đó là bà Nguyễn Thị Duệ, quê Hải Dượng.

Thế kỷ XVIII, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có công đánh tan thế lực xâm lược mạnh của nhà Thanh, thống nhất đất nước sau một thời gian dài phân chia quyền lực Đàng Trong- Đàng Ngoài với chiến công lịch sử Xuân Kỷ Dậu 1789. Trong chiến công đó có người phụ nữ tài danh, tiêu biểu là nữ tướng Bùi Thị Xuân, người làng Xuân Hòa (Bình Định ngày nay).Bà nổi tiếng về nhan sắc, sức mạnh, thích đóng giả làm con trai, múa kiếm, đi quyền. Sau khi kết duyên cùng Trần Quang Diệu, vợ chồng bà là trụ cột, khai quốc công thần của nhà Tây Sơn. Cả 2 góp công lớn, giúp vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789). Có một người phụ nữ để lại ấn tượng sâu sắc trong muôn dân đó là Công chúa Ngọc Hân - người vợ yêu quý của Hoàng đế Quang Trung - đã hết lòng vì sự nghiệp của Quang Trung, vì dân tộc. Bà đã viết tác phẩm Ai tư vãn ca ngợi công đức của vua Quang Trung với đất nước, nhân dân.

Không chỉ trong sự nghiệp lao động sáng tạo xây dựng đất nước, chăm lo gia đình, sự nghiệp đánh giặc giữ nước, học hành khoa cử mà cả trong sự nghiệp văn chương cũng không thiếu những bậc tài danh phụ nữ, tiêu biểu như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Hinh... Đó là những phụ nữ tô đậm thêm truyền thống văn hiến của dân tộc, đã để lại cho đời sau những tác phẩm bất hủ. Con gái của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Ánh vào đầu thế kỷ XX còn được đánh giá là người phụ nữ điển hình của tài sắc vẹn toàn. Trên cương vị là nữ Tổng Biên tập báo đầu tiên của Việt Nam, bà đã góp phần kêu gọi người phụ nữ Việt, rằng phải quan tâm đến vận mệnh của đất nước, sự bình đẳng của phụ nữ qua tờ báo "Nữ giới chung" - Tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam (01/02/1918).

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc đã có biết bao tấm gương phụ nữ kiên cường vì nghĩa lớn trong các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh trải khắp Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, bản lĩnh, bản chất anh hùng của phụ nữ Việt Nam càng tỏa sáng. Thế hệ những chiến sĩ cộng sản tiền bối đã có những tên người phụ nữ tiêu biểu: Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Quang Thái... Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tham gia cách mạng từ cuối năm 1920 của thế kỷ XX và trở thành nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, chiến sĩ quốc tế đã anh dũng hy sinh khi 31 tuổi đời.

Để làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có phụ nữ với vai trò của tổ chức Phụ nữ Cứu quốc. Trong bài ca Phụ nữ viết trên báo Việt Nam độc lập, ngày 1/9/1941, Hồ Chí Minh khẳng định truyền thống đấu tranh vẻ vang của phụ nữ trong lịch sử và trong sự nghiệp cách mạng đang rất khẩn trương “Mấy phen tranh đấu xông pha. Lòng vàng gan sắt nào đà kém ai?”. Phụ nữ tham gia đông đảo vào các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, nhiều người lãnh đạo phong trào như Nguyễn Thị Thập, Hoàng Ngân Hà, Hà Thị Quế... Có cơ sở cách mạng ủng hộ mọi mặt cho cách mạng, tiêu biểu như bà Hoàng Thị Minh Hồ, chủ nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội - nơi Bác Hồ ở và viết Tuyên ngôn độc lập.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ anh hùng trong chiến đấu như Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Lợi, Bùi Thị Cúc.... Người điệp báo Nguyễn Thị Lợi đã đánh chìm Thông báo hạm Ami Ôđanhvin của Pháp trên biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) ngày 29/9/1950 và anh dũng hy sinh. Nữ chiến sĩ công an xung phong tỉnh Bà Rịa - Võ Thị Sáu bị địch bắt đưa ra Côn Đảo xử bán, đã nêu tấm gương anh hùng, hy sinh như một huyền thoại ngày 23/1/1952. Nữ anh hùng Bùi Thị Cúc hy sinh ngày 15/1/1952 ở Hưng Yên được Bác Hồ ký lệnh truy tặng Huân chương Độc lập với 6 chữ “Sống anh hùng, chết vẻ vang”. Còn biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh, xây dựng hậu phương của những người phụ nữ với những chiến công thầm lặng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã rèn luyện một thế hệ phụ nữ Việt Nam anh hùng của thời đại mới. Nhiều lớp phụ nữ đã chiến đấu trên tất cả các lĩnh vực cả ở tiền tuyến và hậu phương và đã anh dũng hy sinh tính mạng hoặc một phần xương máu lưu danh muôn đời. Đó là Trần Thị Lý, Lê Thị Riêng, Tạ Thị Kiều, Út Tịch, Kan Lịch, Đặng Thùy Trâm, Lê Thị Hồng Gấm, Chị Sứ, Đinh Thị Hồng Vân, Ngô Thị Tuyển, La Thị Tám... 10 cô gái hy sinh trên Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) ngày 24/7/1968, 11 cô gái hy sinh ở Truông Bồn (Nghệ An) ngày 31/10/1968 và 8 cô hy sinh trong hang đá Quảng Bình (Hang 8 cô), sự hy sinh anh dũng của 25 nữ dân công Vĩnh Lộc vùng ven Sài Gòn ngày 15/6/1968. Đó là sự dũng cảm, thông minh, sáng tạo của các nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn, của các nữ điệp viên trên mặt trận tình báo, là tấm gương của tiểu đội 11 nữ chiến sĩ chiến đấu trong thành phố Huế - Xuân Mậu Thân 1968. Đó là những người mẹ bền bỉ nuôi và che dấu cán bộ, bộ đội, là những người mẹ, người chị đảm đang ở hậu phương. Ở miền Nam có phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Định. Mặt trận ngoại giao có phụ nữ tham gia mà tiêu biểu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pari về hòa bình ở Việt Nam. trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tấm gương anh hùng của liệt sĩ Nguyễn Thị Hồng Chiêm.

Từ sau khi Đảng ra đời, phụ nữ có điều kiện phát triển trên tất cả các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, khoa học - công nghệ, tham gia vào sự nghiệp đấu tranh và phát triển của dân tộc như các nữ thi sĩ Vân Đài, Hằng Phương, Xuân Quỳnh, nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Trà Giang, Luật sư Ngô Bá Thành (tên thật là Phạm Thị Thanh Vân), nhà toán học Đào Xuân Sinh và nhiều người khác. Trong công cuộc đổi mới đã xuất hiện nhiều nữ doanh nhân giỏi, nhiều nữ cán bộ khoa học có những đóng góp lớn như Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Thị Thanh Vân, bác sĩ Ngọc Phượng... Trong quá trình xây dựng, phát triển Nhà nước cách mạng Việt Nam, nhiều chị là lãnh đạo cấp cao như: Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Doan, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Hải Chuyền, Võ Thị Ánh Xuân...

Đảng và Nhà nước ta đã vinh danh Mẹ Việt Nam anh hùng như một biểu tượng cao quý của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong lịch sử. Hàng chục vạn bà mẹ đã được tặng hoặc truy tặng danh hiệu cao quý đó. Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng đã được xây dựng lấy nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ, quê ở tỉnh Quảng Nam có 11 người con trai, con gái, con rể, cháu là liệt sĩ.

Những gương mặt phụ nữ tiêu biểu được biết đến còn chưa đầy đủ và còn quá ít so với những chiến công anh hùng, cống hiến lớn lao của muôn triệu phụ nữ Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Ngày nay, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, người phụ nữ đã phấn đấu vượt khó, vươn lên học tập, trau dồi, rèn luyện cho bản thân những hành trang mới, tươi sáng hơn, để sánh bước cùng với sự phát triển của đất nước, cùng bạn bè trong khu vực và thế giới. Phụ nữ Việt Nam ta đã và đang ngày càng chủ động, tự tin khẳng định bản lĩnh của mình trong cả việc lãnh đạo, quản lý, làm kinh tế và nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng, phụ nữ Việt Nam đang ngày càng trưởng thành hơn về mọi mặt. Bởi lẽ, khi nhận thức về bình đẳng giới được nâng cao, người phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, thì vị thế của người phụ nữ trong xã hội cũng sẽ ngày càng được khẳng định. Các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ cũng ngày càng được mở rộng và đầy đủ hơn, đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của đại bộ phận phụ nữ cũng theo đó mà được cải thiện. Phụ nữ ngày nay đã phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, đã và đang có những đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

Nguyễn Hồng Vui 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo