Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ để xây dựng và phát triển quê hương

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng.

Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết là mục đích phấn đấu của Đảng Cộng sản. Ngày 3-3-1951, trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng ta tuyên bố: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: "ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC". Đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người nhấn mạnh, phải "thật thà đoàn kết". Người nêu rõ: "Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân”. Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc". "Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân".

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh có tới hơn 400 bài nói và viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Người là: "Đoàn kết làm ra sức mạnh"; "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta"; "Đoàn kết là thắng lợi"; "Đoàn kết là then chốt của thành công". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

 Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, có trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết xây dựng Đảng bắt nguồn từ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc; từ vai trò của Đảng trong đại đoàn kết toàn dân và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Từ quan niệm "Đoàn kết là then chốt của thành công", Người xác định phải xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và Đảng Cộng sản phải là hạt nhân của đại đoàn kết trong Mặt trận. Muốn làm được việc đó, phải đoàn kết trong Đảng, làm gương và thúc đẩy đoàn kết toàn dân. Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đoàn kết. Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại, bởi nhờ đoàn kết trong Đảng mà dẫn tới đại đoàn kết toàn dân. Người viết: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ" mà "Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là dân chủ và phê bình, tự phê bình. Người căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Để có sự đoàn kết thật sự, không chỉ cần thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà rất cần tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau. Năm 1966, Người bổ sung vào bản Di chúc cụm từ: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Trong điều kiện đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức trong Đảng, chống lại các căn bệnh "quan liêu", "tham nhũng, lãng phí", "xa dân". Theo Người, đảng cầm quyền có nhiệm vụ to lớn là lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội mới, tiến hành một "cuộc chiến đấu khổng lồ", xóa đi những gì đã cũ kỹ hư hỏng, xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn với bốn chữ "thật": "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân".

             Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.  Đoàn kết không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Người dùng khái niệm "mọi con dân nước Việt", "Con rồng cháu tiên" và trong bài "Dân vận" ngày 15/10/1949 Bác viết: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lực lưỡng toàn dân"). Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ.

Đoàn kết trên cơ sở lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người coi Công, Nông cũng như cái nền của nhà, gốc của cây, nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các lực lượng nhân dân khác.

Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết không chỉ dừng lại ở quan niệm, tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất (nay là MTTQ Việt Nam). Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chung, được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn; nếu không, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.

Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, trong thời gian qua Nghệ An đã vận dụng để thực hiện đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các mặt. Ngay sau khi có Nghị quyết số 23, 24, 25 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) về đại đoàn kết toàn dân tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 16 - CTr/TU ngày 01/7/2003 về chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết số 23, 24, 25 của Hội nghị TW7 (khóa IX). Tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa IX) về đại đoàn kết, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo từ cơ sở đến tỉnh. Nhằm tạo sự đoàn kết, đồng thuận cao trong nhân dân, ngày 23/10/2007 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11 - NQ/TU về "Tăng cường công tác dân vận trước yêu cầu mới", sau đó triển khai thực hiện có hiệu quả tận chi bộ; ban hành Chỉ thị số 14 - CT/TU (năm 2008) về "Tăng cương sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện QCDC ở cơ sở", thông qua chỉ thị này nhằm công khai, dân chủ, minh bạch các chủ trương, chính sách, các khoản dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng quê hương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20 - CT/TU (2014) về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng giáo. Phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban chỉ đạo phong trào thi đua dân vận khéo, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo QCDC cơ sở và đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Trưởng ban chỉ đạo công tác dân vận chính quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công 1 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách công tác dân tộc, miền núi. Có bộ máy chuyên trách Ban Dân tộc tỉnh, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác dân tộc, tôn giáo. Tại các huyện có đồng bào dân tộc, tôn giáo và các xã có tỷ lệ giáo dân theo quy định đều có bộ phận và cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác dân tộc, tôn giáo. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 25 - CTr/TU ngày 20/11/2013 về thực hiện Nghị quyết 25 - NQ/TW trên địa bàn Nghệ An. Thông qua chương trình hành động đã xây dựng 5 Đề án (Đề án số 06 Dân vận khéo; Đề án số 08 đưa công tác dân vận vào giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Đề án số 09 về thực hiện công tác dân vận và QCDC cơ sở trong giải phóng mặt bằng, tái định cư; Đề án về công tác tôn giáo; Đề án về xây dựng quy chế phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể với chính quyền các cấp; hỗ trợ chế độ cho hoạt động tổ dân vận xóm, bản...).

Nhờ làm tốt đại đoàn kết toàn dân nên trong những năm gần đây ở Nghệ An đoàn kết nội bộ tốt, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh đảm bảo, nhân dân đồng thuận cao. Năm 2021, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026, tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 đạt 6,2%. Thu ngân sách nhà nước năm 2021 hơn 18.000 tỷ đồng, đạt 126% dự toán trình HĐND tỉnh; trong đó, thu nội địa ước đạt 16.075 tỷ đồng, đạt 125,8% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.600 tỷ đồng, bằng 128% dự toán, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2020. Chi ngân sách ước cả năm 2021 đạt 27.984 tỷ đồng, bằng 108,8% dự toán. Quan tâm chỉ đạo kiểm soát và phòng, chống dịch Covid-19, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 kịp thời; chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chăm lo và khẳng định. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Từ những kết quả đó tạo đà cho sự đột phá đi lên trong thời gian tới./.

 

Nguyễn Mạnh Khôi 

Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục


Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”


Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn


Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"

Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"


Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An


Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An

Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”


Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030

Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030


Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030

Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030


Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024