Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Một số kinh nghiệm xây dựng mô hình dân vận khéo vùng dân tộc, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo

Công tác dân vận đi trước, đi cùng, về sau

Để xây dựng mô hình “Dân vận khéo” đòi hỏi công tác dân vận phải đi trước, nắm bắt thông tin, nhu cầu thực sự của người dân, thực tiễn tại địa phương từ đó tham mưu chính xác địa chỉ, nội dung thực hiện mô hình. Cán bộ dân vận phải đi sâu, đi sát để tuyên truyền cho nhân dân biết, hiểu về các chủ trương, kế hoạch đề ra, định hướng các nội dung thực hiện để nhân dân đồng lòng, thông suốt nhận ra mình là chủ thể thực hiện và cũng là chủ thể thụ hưởng mô hình.

Quá trình thực hiện, công tác dân vận phải xây dựng các kế hoạch, lập các tổ tuyên truyền vận động đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện các phần việc, nhiệt tình đóng góp vật chất, ngày công, hiến tài sản, đất đai… để thực hiện mô hình. Để nhân dân thấy, tin và làm theo, cán bộ dân vận đã tích cực gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua xây dựng mô hình, điển hình “dân vận khéo”. Công tác tuyên truyền, vận động còn hướng tới các tổ chức, đơn vị để kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành cùng nhân dân trên địa bàn thực hiện mô hình.

Sau khi hoàn thành các nội dung công việc đề ra, cán bộ dân vận lại tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát, gìn giữ, bảo vệ thành quả của mô hình. Công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện mô hình được triển khai bài bản, từ đó tiếp tục vận động, tuyên truyền nhân rộng mô hình tại địa bàn khác.

Phù hợp với thực tiễn, đặc trưng vùng, miền, tập quán

Cán bộ dân vận phải nắm rõ tình hình, nhu cầu của người dân, xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, khảo sát, đánh giá cụ thể các thuận lợi, khó khăn từ đó xây dựng kế hoạch với các nội dung công việc cụ thể, phân công tổ chức, cá nhân phụ trách, thời gian hoàn thành và kết quả cần phấn đấu.

Mô hình “Dân vận khéo” phải có địa chỉ cụ thể với những phần việc rõ ràng, phù hợp với đặc điểm vùng miền, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Quá trình xây dựng mô hình, hệ thống dân vận các cấp không chỉ chú trọng đến nội dung vật chất mà còn quan tâm triển khai thực hiện các tiêu chí về an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư.

Đối với vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình “dân vận khéo” thường hướng đến các nội dung hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống di dịch cư trái phép, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, buôn bán người, buôn bán ma túy, gìn giữ và phát huy bản sắc tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số…

Đối với vùng có đông đồng bào theo tôn giáo, mô hình “dân vận khéo” thường hướng đến các mục tiêu chung của tôn giáo và xã hội như xây dựng đường cây xanh, đường cờ, điện sáng, thiết chế văn hóa, đường giao thông nông thôn, phối hợp truyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa tại khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự vùng giáo...

Huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc

Nguồn lực xây dựng mô hình bao gồm cả kinh phí lẫn nhân lực tổ chức, thực hiện rất lớn. Ban chỉ đạo phong trào thi đua “dân vận khéo” các cấp đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức, đơn vị trong thực hiện các nội dung, phần việc; trong vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên ủng hộ chủ trương, đóng góp nguồn lực tập trung xây dựng mô hình.

Bên cạnh các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy kĩ năng dân vận khéo của mình, cán bộ dân vận còn vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn đóng góp phần việc, kinh phí hỗ trợ mô hình.

Để thực hiện thành công các mô hình, công tác dân vận cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tranh thủ sự ủng hộ của chức sắc, chức việc, tín đồ tiêu biểu trong vùng có đông đồng bào theo tôn giáo.

Lãnh đạo ban Dân vận Tỉnh ủy thăm, tặng quà người có uy tín tại huyện Quỳ Châu

Ban Chủ nhiệm điều hành mô hình được thành lập để vận động nhân dân tham gia xây dựng, giám sát, bảo quản thành quả của mô hình; tổ chức cho các tổ dân cư kí cam kết thực hiện tiêu chí của mô hình, đánh giá các hộ thực hiện tốt, hộ chưa nghiêm túc thực hiện từ đó có giải pháp cải thiện, nâng cao ý thức của người dân.

Sức lan tỏa trong cộng đồng

Từ năm 2020 đến năm 2022, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã vận dụng hỗ trợ gần 500 triệu đồng để xây dựng 35 mô hình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo; cấp huyện, cơ sở đã huy động từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của nhân dân để cùng xây dựng mô hình. Mặc dù số tiền hỗ trợ từ Ban Dân vận Tỉnh ủy không lớn nhưng đã tạo “cú hích” cho cơ sở xây dựng và nhân rộng, lan tỏa mô hình tại địa phương. Nhiều mô hình vùng dân tộc thiểu số, vùng giáo được duy trì trong thời gian dài, kinh phí ban đầu hàng chục triệu đồng nay lên tới hàng trăm triệu đồng, lan tỏa ra nhiều địa bàn trong huyện, trong tỉnh như: mô hình “bảo vệ nguồn lợi cá mát” tại bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương; mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ tập tục lạc hậu gắn với xóa đói, giảm nghèo tại bản Piêng Lâng, xã Nậm Giải, huyện Quế Phong; mô hình “Vận động nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng đường điện an ninh, phấn đấu xây dựng bản đạt chuẩn nông thôn mới” tại bản Xẹt 2, xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu; mô hình “Xứ đạo an lành – văn minh” tại giáo xứ Vạn Thủy, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu; mô hình “Xóm đạo đoàn kết chung tay xây dựng khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp” tại xóm Trang Đen (giáo xứ Trang Đen), xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn; mô hình đường hoa tại giáo xứ Quy Hậu, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ; mô hình “Đường cây dân vận” tại giáo xứ Diệu Phúc, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành …

Mô hình “Dân vận khéo” không chỉ mang lại hình ảnh mới khang trang, đẹp đẽ mà còn tạo sự gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với đồng bào các dân tộc thiểu số, với chức sắc, chức việc tôn giáo, giữa đồng bào theo và không theo tôn giáo trên địa bàn, khích lệ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại vùng dân tộc, vùng giáo.

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng dân tộc, vùng giáo là nội dung không mới, nhưng hệ thống dân vận các cấp đang có cách làm mới. Từ những mô hình nhỏ như hỗ trợ thiết chế nhà văn hóa đã lan tỏa, nhân rộng thành mô hình lớn có giá trị hàng trăm triệu đồng; từ một nội dung nhân lên thành nhiều nội dung trong một mô hình; từ một địa bàn nhỏ lan tỏa ra nhiều địa bàn khác, ngày một quy mô hơn; từ một vài ngành tham gia nhân lên thành cả hệ thống chính trị tại cơ sở và chức sắc, chức việc vào cuộc cùng chung tay xây dựng mô hình …

“Dân vận khéo việc gì cũng thành công”

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, hệ thống dân vận toàn tỉnh đã thực hiện 5 phương châm "khéo" và 5 phương pháp "khéo" để xây dựng mô hình, điển hình.

Thực hiện 5 phương châm "khéo": Khéo dựa vào sức dân; Khéo vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị trọng tâm và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để lựa chọn, chỉ đạo xây dựng mô hình phù hợp, có ý nghĩa thiết thực; Khéo phát huy dân chủ bám sát và kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Khéo động viên, khuyến khích dân tích cực tham gia thực hiện phong trào, theo dõi, cố vũ các ý đúng, cách làm hay của dân, phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, tăng cường sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện; Khéo huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy các tiềm năng, lợi thế của dân để triển khai thực hiện mô hình đạt kết quả cao nhất.

Thực hiện 5 phương pháp "khéo": Khéo nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của người dân; Khéo chọn việc phù hợp; khéo chọn khâu để đột phá; khéo truyên truyền và khéo tổ chức thực hiện.

Trần Thị Thanh Hà 

Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả Phong trào thi đua "Dân vận khéo" để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả Phong trào thi đua "Dân vận khéo" để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


44 tác phẩm đạt giải báo chí viết về mô hình, điển hình "dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024

44 tác phẩm đạt giải báo chí viết về mô hình, điển hình "dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024


Xây dựng mô hình “24h trải nghiệm” của Đoàn Thanh niên, cách làm sáng tạo trong thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Công an huyện Quỳ Hợp

Xây dựng mô hình “24h trải nghiệm” của Đoàn Thanh niên, cách làm sáng tạo trong thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Công an huyện Quỳ Hợp


“Tổ tiết kiệm và vay vốn” – mô hình độc đáo trong công tác “Dân vận khéo” của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

“Tổ tiết kiệm và vay vốn” – mô hình độc đáo trong công tác “Dân vận khéo” của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An


Xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh

Xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh


Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”


Phát động cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu năm 2024


Hiệu quả cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023

Hiệu quả cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023


Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng giáo góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng giáo góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo


Nhân dân xóm Mẫu Đơn (Hưng Lộc, Thành phố Vinh) làm "Dân vận khéo"

Nhân dân xóm Mẫu Đơn (Hưng Lộc, Thành phố Vinh) làm "Dân vận khéo"


Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của nhân dân để xây dựng phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của nhân dân để xây dựng phong trào thi đua “Dân vận khéo”



Xây dựng mô hình “dân vận khéo” trong vùng dân tộc bằng những phần việc thiết thực

Xây dựng mô hình “dân vận khéo” trong vùng dân tộc bằng những phần việc thiết thực


Công an thị xã Thái Hòa xây dựng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Công an thị xã Thái Hòa xây dựng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng


Xây dựng thành công thiết chế văn hoá từ “Dân vận khéo”

Xây dựng thành công thiết chế văn hoá từ “Dân vận khéo”