Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Hiệu quả Phong trào thi đua "Dân vận khéo" để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Huyện Tương Dương có diện tích rộng nhất cả nước so với các đơn vị hành chính cấp huyện, với 280.777,68 ha; có 58 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa DCND Lào; địa hình phức tạp, chủ yếu đồi, núi cao chiếm 99,2% diện tích; có 16 xã, 01 thị trấn, với 146 khối, bản.

Dân số 76.350 người, gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Tày Pọong, tính đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 29,25%; có 04 xã về đích nông thôn mới (Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình và Xá Lượng). Là một trong những huyện được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chính sách đầu tư của Nhà nước đã góp phần lớn vào việc lồng ghép thực hiện các mô hình Dân vận khéo“ trên tất cả các lĩnh vực...

Tuy nhiên, huyện Tương Dương có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tác động lớn của việc xây dựng thủy điện trên địa bàn, làm nhiều hộ dân thuộc diện di dời chưa ổn định cuộc sống; tình trạng thiếu đất sản xuất còn tồn tại; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các tệ nạn xã hội tiềm ẩn nhiều phức tạp; dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi liên tục xẩy ra; giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi sản phẩm nông nghiệp lại không ổn định; thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường... Việc xây dựng, đánh giá, công nhận mô hình “Dân vận khéo” còn khó khăn về bộ tiêu chí để đánh giá; kinh phí biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, những mô hình hiệu quả, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cấp xã chưa nhiều. Những khó khăn đó ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân, tác động mạnh đến việc triển khai các nội dung trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đến phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Theo đó, đã ban hành 27 văn bản đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong hệ thống chính trị gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Lồng ghép được 12 cuộc họp quý vào các cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình ở các khối cơ sở, để hướng dẫn hình thức triển khai, xây dựng, nhân rộng và đánh giá, thẩm định các mô hình “Dân vận khéo” trong từng lĩnh vực.

Bám sát Chương trình công tác số 94-CTr/BCĐ-DVK, ngày 02/02/2024 của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2024, các văn bản cấp trên, đề án, kế hoạch..., Ban Dân vận Huyện ủy chủ động cụ thể hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp thực tế của từng tổ chức. Trên cơ sở các mô hình của từng tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã lựa chọn xây dựng 25 mô hình “Dân vận khéo” ở 04 lĩnh vực (06 mô hình kinh tế, 09 mô hình văn hóa - xã hội, 03 mô hình quốc phòng - an ninh, 07 mô hình xây dựng hệ thống chính trị). Đến nay các mô hình, điển hình đã và đang phát huy hiệu quả. Xây dựng và thực hiện thành công các mô hình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm kỳ 2024-2029 và Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên nhiệm kỳ 2024-2029. Tính đến ngày 13/8/2024, đã bàn giao, đưa vào sử dụng thêm 423 nhà theo các chương trình mục tiêu quốc gia, lũy kế số nhà được bàn giao và đưa vào sử dụng là 950 nhà (586 nhà xây dựng mới và 364 nhà sửa chữa). Hỗ trợ xây mới và sửa chữa được 994 hộ, trong đó 31 nhà đang thi công, 07 nhà đang sửa chữa và 963 nhà đã bàn giao theo nguồn hỗ trợ chương trình cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hiện vật ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa bão gây ra hơn 1 tỷ đồng, trong đó ủng hộ trực tiếp tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện 733,7 triệu đồng, ủng hộ bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 280,655 triệu đồng. Huyện Đoàn Thanh niên tổ chức được 03 cuộc phối hợp tư vấn nghề; giới thiệu được 151 thanh niên đi xuất khẩu lao động; 3.904 thanh niên đi làm tại các khu công nghiệp, địa chỉ việc làm ổn định. Phong trào làm đường giao thông vào khu sản xuất đã lan tỏa, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia với 87 tuyến và 171,679 km chiều dài được làm từ 10.508 nhân công và 43.729 ngày công đóng góp, 64.001m2 được phát quang và 30.880m3 đất đá được đào đắp. Tuyên truyền, vận động Nhân dân lựa chọn xây dựng đươc 07 sản phẩm đạt chất lượng OCOP cấp huyện, tỉnh, tạo thành thương hiệu được thị trường trong vào ngoài huyện biết đến.  

Các chi, đảng bộ trực thuộc và cơ quan, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn xây dựng được 16 mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, ban, ngành mình (08 mô hình kinh tế, 04 mô hình văn hóa - xã hội, 03 mô hình quốc phòng - an ninh, 01 mô hình xây dựng hệ thống chính trị). Tất cả các mô hình được chọn, khảo sát xây dựng dựa vào tình hình và điều kiện thực tế ở địa phương và được Nhân dân đồng tình, tham gia xây dựng một cách tự giác.

Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá thẩm định mô hình, điển hình "Dân vận khéo" xây dựng năm 2024 tại 17 đơn vị, cơ sở với 234 mô hình trên các lĩnh vực. Triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 02/4/2024 của Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh, về tổ chức cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024, toàn huyện đã có 11 tác phẩm được các tác giả là phóng viên cơ quan báo, đài Trung ương, tỉnh, huyện và công dân trong và ngoài huyện xây dựng, dự thi (trong đó Ban Dân vận Huyện ủy tham gia 02 tác phẩm, có 01 tác phẩm đạt giải trong số 44 tác phẩm đạt giải toàn tỉnh). Cơ quan Thường trực thường xuyên đôn đốc các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, các thành viên tích cực tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân tập trung xây dựng và nhân rộng các điển hình trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, xây dựng các văn bản sát với thực tế địa phương, giúp đỡ các địa phương, cơ quan, đơn vị cụ thể hóa để xây dựng các mô hình “Dân vận khéo; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình, điển hình “Dân vận khéo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng đăng ký mô hình “Dân vận khéo” các cấp báo cáo về Ban Dân vận Huyện ủy tổng hợp theo dõi. Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến với những cách làm hay, sáng tạo, có chất lượng, hiệu quả trong công tác vận động tập hợp quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, chung tay xây dựng NTM, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tổ chức tuyên truyền thông qua ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền miệng, vận dụng song ngữ được 119 cuộc ở các tổ dân vận; tổ chức tham quan, học tập lẫn nhau giữa các khối, tổ dân vận để kế thừa những mặt tích cực, có hiệu quả vào áp dụng thực hiện. Phát huy vai trò của 140 già làng, người có uy tín để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên đến với Nhân dân; chú trọng phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực. Vận dụng cuốn sách “Một số điểm sáng về công tác dân vận chính quyền và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua tác phẩm "Dân vận" của Bác Hồ, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp dân. Phát động cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình "Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024 để phát hiện nhân tố mới, mô hình mới, góp phần làm chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình mới, hiệu quả có tính lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo sự nhất trí, đồng thuận trong Nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên.

Ngay từ đầu năm, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã lựa chọn đăng ký xây dựng mới 234 (186 mô hình tập thể và 48 mô hình cá nhân trên các lĩnh vực).

Lĩnh vực kinh tế có 94 mô hình (62 tập thể, 32 cá nhân), chú trọng “khéo” vận động Nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại, gia trại kinh tế tổng hợp VAC-VACR, trồng phát triển các sản phẩm hướng tới đạt OCOP cấp huyện, tỉnh, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng như: Mô hình bảo vệ và phát triển cây măng Đắng, từ 600 gốc tự nhiên, cấp ủy, chính quyền xã Hữu Khuông đã thống nhất, vận dụng hình thức bảo vệ, khoanh nuôi, phát triển thủy sản, cá Mát để áp dụng triển khai. Nay đã có đến hơn 1.200 cây măng Đắng được khoanh, bảo vệ và phát triển, Nhân dân đồng tình, cho thu hoạch bán ra thị trường trong và ngoài huyện, thu về hàng chục triệu đồng cho bản, cho chính các hộ gia đình và được các xã Tam Đình, Lưu Kiền, Mai Sơn, Nhôn Mai đến học tập. Mô hình “Vận động Nhân dân trồng chuối lấy lá”, thực hiện thí điểm ở bản Lưu Thông (xã Lưu Kiền), được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã thực hiện năm 2021. Nay đã được áp dụng và nhân rộng ở các xã Tam Đình, Tam Quang, Tam Thái, Xá Lượng, Yên Na, Yên Hòa, Yên Tĩnh, với hàng nghìn ha được khoanh, bảo vệ, trồng mới trên diện tích bỏ hoang nhiều năm. Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp xây dựng, hỗ trợ 18 triệu đồng cho 12 hộ dân thuộc lòng hồ thủy điện Nặm Nơn làm lồng cá trên lòng hồ, đồng thời kết nối các cơ quan chức năng hỗ trợ khoa học kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá lồng theo hướng hàng hóa tạo thu nhập tương đối ổn định cho các hộ dân, nhiều hộ chủ động nhân rộng thêm 05 lồng cá; mô hình “Vận động người dân nuôi Dê thương phẩm” ở bản Cà Moong, Xốp Cháo; mô hình “Vận động Nhân dân trồng mét hàng hóa” ở bản Lở (xã Xá Lượng), từ vườn mét từng bỏ hoang, nay được khoanh và chăm sóc, trồng thêm hàng trăm cây, hứa hẹn cho thu nhập ổn định trong thời gian tới. Nhờ đó góp phần vào thực hiện các chính sách, chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả thiết thực, được Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Lĩnh vực văn  hóa - xã hội có 67 mô hình (59 tập thể, 08 cá nhân), đã huy động sức mạnh của Nhân dân tham gia các phong trào thi đua, để từng bước nâng cao đời sống văn hóa, gìn giữ phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc; có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, an sinh xã hội... Với nhiều mô hình, cách làm hay đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Ra mắt 17 Câu lạc bộ (01 cấp tỉnh, 16 cấp huyện), tiêu biểu như: mô hình “bảo tồn, phát triển các làn điệu dân ca, nhạc cụ”, “thêu, dệt thổ cẩm”, “xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc”, mô hình “cơ quan, đơn vị, bản làng Xanh - Sạch - Đẹp” và các CLB cồng chiêng, khắc luống, dân ca dân vũ, nhạc cụ các dân tộc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; mô hình “Vận động nông dân xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất” ở Bản Tam Hương (xã Tam Quang); mô hình “vận động xây dựng tủ thuốc biên cương” Trạm KSBP Tùng Hương (Đồn BP Tam Quang). Từ đầu năm 2024 đến nay, tổ chức được 03 cuộc phối hợp tư vấn nghề; giới thiệu được 151 thanh niên đi xuất khẩu lao động; 3.904 thanh niên đi làm tại các khu CN, địa chỉ việc làm ổn định, nâng tỷ lệ tạo việc làm mới đạt và vượt, với 6.000/1.000 người, số lao động qua đào tạo 4.000/1.500 người, số lượng công dân xuất khẩu lao động 220/90 người, đạt chuẩn quốc gia về y tế 01 xã (đạt 100% KH), tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 80,3/77,5%, làng, bản, đơn vị văn hóa đạt 89,0/79,4%. Tập trung xây dựng mô hình “dân vận khéo”, triển khai tổ công nghệ số cộng đồng, vận động Nhân dân tham gia tiếp cận và từng bước thích ứng công nghệ số. Đến nay, toàn huyện có 17/17 tổ cấp xã, với 223 thành viên, 146 tổ cấp khối, bản, với 618 thành viên. Thực hiện nâng cấp hệ thống đài Truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cho 04 xã biên giới (Nhôn Mai, Mai Sơn, Lưu Kiền, Tam Hợp) và xã Hữu Khuông vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ.

Lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 38 mô hình (35 tập thể, 03 cá nhân), với nhiều cách làm sát với tình hình thực tế mỗi địa phương, các mô hình đã góp phần nắm chắc tình hình nhân dân, kịp thời đề xuất xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở. Điển hình như các mô hình “vận động Nhân dân thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”, Đội QLHC về TTXH Công an huyện Tương Dương; Mô hình “vận động Thanh niên tham gia bảo vệ An ninh biên giới tại xã Tam Quang” Công an huyện; “Công tác Huấn luyện kết hợp với công tác dân vận xây dựng Nông thôn mới” BCHQS xã Yên Hòa; “Vận động Nhân dân hưởng ứng Mô hình Camera An ninh” CA xã Yên Hòa,…. với hơn 50 camera được lắp đặt ở các trục đường chính, trung tâm xã, thị trấn, mô hình của CA các xã Lưu Kiền, Yên Hòa, Tam Thái, Tam Hợp, Tam Quang, thị trấn Thạch Giám; “Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tổ liên gia”, “Tổ tự quản”, “Tổ hoà giải”.

Lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 35 mô hình (30 tập thể, 05 cá nhân) được thực hiện, tập trung vào xây dựng các mô hình “khéo” trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xây dựng nông thôn mới nâng cao; cải cách hành chính, xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp dân, đối thoại, giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp trong Nhân dân, như: Vận động “Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân” ở bản Na Kha (xã Mai Sơn); mô hình “Xây dựng chi bộ 4 tốt” ở bản Lau và Trường Tiểu học 1 (thị trấn Thạch Giám) và rất nhiều mô hình đang được thực hiện có hiệu quả, mang tính lan tỏa trên địa bàn. Cùng với đó, lĩnh vực xây dựng Đảng có các mô hình như: mô hình công đoàn với công tác phát triển đảng viên; mô hình tạo nguồn hội viên ưu tú phát triển Đảng đã góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kết nạp được đảng viên, vượt kế hoạch là 205/166, đạt 123,5% (tính đến tháng 10 năm 2024); mô hình chi bộ vững mạnh, mô hình bồi dưỡng cảm tình Đảng qua online…

Điển hình, mô hình “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cá Mát” được duy trì và nhân rộng; hiện có 15/17 xã, 58 tổ dân vận bản, làng triển khai thực hiện, với tổng chiều dài 75km khe, suối được khoanh vùng bảo vệ, chỉ tổ chức cho người dân đánh bắt, thông qua “ngày hội đánh bắt cá” vào dịp lễ, tết… với khoảng 2.328kg (nâng tổng đánh bắt từ năm 2023 là 6.817kg lên 9.145 kg thủy sản các loại). Mô hình “Cây ATM 1 nghìn đồng” đã có 252 chi bộ khối, bản, các trường học, công đoàn, đoàn thể thực hiện, thu được 135,977 triệu đồng (tăng từ 809,983 triệu lên 852,983 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2024); đã vận dụng vào hỗ trợ 389 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mua được 48 con bò, dê, lợn giống; hỗ trợ giống lúa, ngô, sắn, rau... cho 251 hộ, mua 05 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, nhận đỡ đầu 20 cháu mồ côi, hỗ trợ 261 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tiêu biểu có đảng bộ các xã Tam Hợp, Yên Tĩnh, Lưu Kiền, Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Thái, Tam Quang, Nga My, thị trấn Thạch Giám,… Đảng bộ cơ quan Huyện ủy, hỗ trợ làm nhà ở cho 01 hộ nghèo ở xã Nga My, với tổng giá trị hơn 70 triệu đồng. Mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình đã có 134/146 tổ chức cơ sở đảng và 558 cá nhân thực hiện, hỗ trợ được 675 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm nhà ở, mua cây, con giống, 86 trẻ mồ côi, học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Ban CHQS huyện nhận hỗ trợ nuôi 06 cháu, giúp đỡ 10 hộ gia đình tu sửa, làm mới nhà ở; 03 Đồn biên phòng vận động Nhân dân xây dựng, bảo quản hệ thống nước sinh hoạt ở các bản biên giới vùng cao. Liên đoàn Lao động huyện giúp đỡ con giống mỗi năm 01 hộ đăng ký thoát nghèo. Huyện Đoàn hỗ trợ các gia đình đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tu sửa, làm mới nhà ở, mua cây, con giống. Công an huyện hỗ trợ 08 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tu sửa, làm mới nhà ở, mua cây con, giống… Các mô hình tích hợp thực hiện Đề án số 05-ĐA/HU, Đề án số 07-ĐA/HU và Chỉ thị số 08-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ, đã có 17/17 khối dân vận cơ sở triển khai thực hiện mô hình “Tổ Dân vận khéo về nâng cao chất lượng vận động quần chúng; xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại; xây dựng bản sạch về ma tuý giai đoạn 2023-2025”.

Như vậy, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ban Dân vận và các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tích cực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đã tác động tích cực cho thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các mô hình, điển hình được chú trọng thực hiện có hiệu quả và mang tính lan tỏa cao trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội... góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, giữ vững an ninh biên giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện./.

                                  Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

44 tác phẩm đạt giải báo chí viết về mô hình, điển hình "dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024

44 tác phẩm đạt giải báo chí viết về mô hình, điển hình "dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024


Xây dựng mô hình “24h trải nghiệm” của Đoàn Thanh niên, cách làm sáng tạo trong thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Công an huyện Quỳ Hợp

Xây dựng mô hình “24h trải nghiệm” của Đoàn Thanh niên, cách làm sáng tạo trong thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Công an huyện Quỳ Hợp


“Tổ tiết kiệm và vay vốn” – mô hình độc đáo trong công tác “Dân vận khéo” của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

“Tổ tiết kiệm và vay vốn” – mô hình độc đáo trong công tác “Dân vận khéo” của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An


Xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh

Xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và giữ vững quốc phòng, an ninh


Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”


Phát động cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu năm 2024


Hiệu quả cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023

Hiệu quả cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023


Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng giáo góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo

Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng giáo góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo


Nhân dân xóm Mẫu Đơn (Hưng Lộc, Thành phố Vinh) làm "Dân vận khéo"

Nhân dân xóm Mẫu Đơn (Hưng Lộc, Thành phố Vinh) làm "Dân vận khéo"


Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của nhân dân để xây dựng phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của nhân dân để xây dựng phong trào thi đua “Dân vận khéo”




Xây dựng mô hình “dân vận khéo” trong vùng dân tộc bằng những phần việc thiết thực

Xây dựng mô hình “dân vận khéo” trong vùng dân tộc bằng những phần việc thiết thực


Công an thị xã Thái Hòa xây dựng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Công an thị xã Thái Hòa xây dựng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng


Xây dựng thành công thiết chế văn hoá từ “Dân vận khéo”

Xây dựng thành công thiết chế văn hoá từ “Dân vận khéo”