Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác dân tộc ở huyện đặc biệt khó khăn

Quế Phong (Nghệ An) là một trong 62 huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước, đồng bào các dân tộc trên địa bàn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (32,49%). Huyện có 13 xã và 01 thị trấn với 194 thôn bản, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn.

 Toàn huyện có 72.158 khẩu, trong đó: dân tộc thiểu số chiếm 90,44%. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở dọc các đường Quốc lộ, đường liên xã và các bản trung tâm xã. Là huyện biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Từ bản đến xã, lên huyện phải đi cả ngày đường mới tới nơi. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc huyện Quế Phong luôn đoàn kết, chung sức, một lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Góp phần vào sự thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xã Hạnh Dịch - Quế Phong

 Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện thường xuyên quan tâm tới công tác dân vận, công tác dân tộc và thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Hoạt động của hệ thống dân vận có sự đổi mới theo hướng gần dân, sát cơ sở, đóng vai trò “cầu nối”, củng cố, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nhiều phong trào thi đua, trong đó có phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong huyện hưởng ứng thực hiện hiệu quả. Chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Quế Phong, đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong lao động, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, thực hiện tốt công tác dân tộc… Nhờ vậy, bức tranh kinh tế - xã hội của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được nâng lên.

Cùng với sự phát triển kinh tế các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ đó tiếp tục quan tâm chỉ đạo, huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Một trong những tiến bộ rõ rệt, đồng thời là thành tích  của cả hệ thống chính trị  huyện Quế Phong trong việc thực hiện tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh là đã làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thường xuyên chăm lo, làm tốt công tác dân vận, công tác dân tộc; tổ chức bộ máy làm công tác dân vận ngày càng được xây dựng, củng cố và phát triển. Công tác xóa đói, giảm nghèo đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, có sự đồng thuận trong xã hội và sự hưởng ứng của nhân dân, các chính sách đã phát huy hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất tính đến nay đạt 11,7%, quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tiếp tục được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,2 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt 28,5 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 5,4%.

Quế Phong đẩy mạnh triển khai những đề án phát triển cây, con bản địa như: Đề án phát triển chăn nuôi, đề án trồng chanh leo, vùng trồng rau an toàn… Từ đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc trong huyện có thu nhập ổn định, một số hộ trở lên giàu có. Điển hình như: hộ gia đình ông Lỳ Nỏ Pó, người dân tộc Mông ở bản Minh Châu, xã Tri Lễ, nhờ phát triển chăn nuôi, có cả 100 con trâu, bò, ngựa, thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm; hộ gia đình các anh Lang Văn Cường, Lang Văn Mão ở bản Tục, hộ gia đình chị Phạm Thị Huyên ở bản Piềng Văn, đều thuộc xã Đồng Văn, tận dụng mặt nước hồ thủy điện Hủa Na nuôi cá lồng, thu nhập hơn 300 triệu đồng/hộ/năm...

Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới và quyết liệt, tập trung hơn. Hoạt động cải cách hành chính ngày càng được quan tâm, chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính, cơ chế chính sách; bộ máy quản lý được rà soát, sắp xếp, bố trí cơ bản phù hợp, năng lực đội ngũ công chức ngày một nâng cao nhất là cộng đồng thiểu số và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tập trung hướng về cơ sở để giải quyết, tháo gỡ những vấn đề khó khăn ở các địa phương. Quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt hơn. Việc giải quyết đơn thư hàng năm đều đạt trên 98% số vụ việc, không để xảy ra điểm nóng, điểm phức tạp kéo dài.

Với tinh thần vận động, tuyên truyền, thuyết phục “không để sót một người dân nào”, trong những năm qua, việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số đã được các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ tập hợp cao. Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, nhận được sự hưởng ứng của người dân, cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng của nhà nước và sự chung tay của cả hệ thống chính trị bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc, chất lượng các tiêu chí nông thôn mới không ngừng nâng cao. Tổng nguồn vốn đầu tư huy động xây dựng nông thôn mới ước đạt 174.881 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước đạt 151.000 triệu đồng và nguồn đóng góp của người dân, doanh nghiệp ước đạt 24.881 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng trên 50 công trình, hơn 142km đường giao thông nông thôn... Hiện nay, số tiêu chí bình quân đạt được là 9,84 tiêu chí/xã (xã đạt nhiều nhất là 17 tiêu chí, thấp nhất là 7 tiêu chí), toàn huyện có 10 thôn, bản đạt thôn, bản nông thôn mới; năm 2019, có 16 thôn, bản đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Dự kiến cuối năm 2019 có 1 xã về đích nông thôn mới.

Công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc Mông nói riêng trên địa bàn huyện Quế Phong được các cấp ủy đảng, chính quyền triển khai có hiệu quả, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với tuyên truyền, phổ biến về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, của phỉ Lào để nâng cao cảnh giác cho quần chúng nhân dân. Tích cực triển khai các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ đảm bảo an ninh biên giới, miền núi dân tộc; xử lý kịp thời các vấn đề nổi lên về di dịch cư trái phép, hoạt động lôi kéo, kích động người Mông sang Lào thành lập “Nhà nước Mông”. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm soát biên giới phòng ngừa các hoạt động, tác động của phỉ Lào và bọn phản động (Lào) vào khu vực biên giới; thành lập các tổ, nhóm xuống địa bàn nhất là 10 bản Mông trên địa bàn xã Tri Lễ nắm chắc tình hình, phát hiện đấu tranh và ngăn chặn kịp thời các hoạt động bất ổn tại địa bàn, góp phần giữ vững ANTT tại địa phương. Có được kết quả đó dựa trên phương châm bám sát quần chúng nhân dân, để được nhân dân giúp đỡ, ủng hộ; cán bộ tin yêu nhân dân, tích cực chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân, quan tâm đến quyền lợi, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Quế Phong tiếp tục nâng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác dân vận, công tác dân tộc. Thường xuyên quan tâm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Hoạt động của hệ thống dân vận đổi mới theo hướng gần dân, sát cơ sở, đóng vai trò “cầu nối” củng cố, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chính quyền và đồng bào các dân tộc ở Quế Phong đã, đang và sẽ luôn nỗ lực phấn đấu thi đua để tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng chung sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp./.

                                                      Nguyễn Mạnh Khôi 

                             Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nghệ An

 

Tin cùng chuyên mục

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả

Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả


Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch

Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch



Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954


Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững


Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển

Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển


Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp


“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận


Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay


Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp

Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp


Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn

Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn


Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương

Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương


Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An

Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An