Banner Ban nội chính tỉnh ủy sub-site-1

Công tác dân vận trong tham gia phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu sản phẩm ở huyện miền núi Con Cuông

Với tiềm năng Con Cuông là địa phương nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An, có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Cũng như các huyện miền núi vùng dân tộc thiểu số (DTTS) khác ở Nghệ An, công tác dân vận tại huyện Con Cuông cũng gặp phải nhiều những khó khăn, thử thách gắn với những thực trạng khó khăn của địa bàn, đó là huyện có điểm xuất phát thấp, lại phải đối diện với nhiều thách thức và bất cập (như: diện tích đất canh tác của người dân ngày càng thiếu và bị thu hẹp cùng với sự gia tăng về dân số. Đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu và yếu, các công trình nhỏ lẻ đã bị xuống cấp, cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư thấp. Phương thức sản xuất của đồng bào vẫn chưa kịp thích ứng và cải biến đáng kể để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Sự biến đổi của khí hậu gây ra hạn hán, mất mùa và lũ lụt thường xuyên xảy ra, cùng với sự ngăn dòng xả lũ của hệ thống các nhà máy Thủy điện ở thượng nguồn sông Lam đã làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Lam, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; một số bộ phận nhân dân chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ chính sách của nhà nước và cộng đồng. Nhận thức của đại bộ phận người dân tộc thiểu số còn có nhiều hạn chế trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và tình hình truyền đạo trái phép cũng như sự xâm nhập của các “đạo lạ” ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi và khó lường,…), nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của TW và Đảng bộ tỉnh, cùng với sự tiếp nối, học tập, vận dụng và phát huy tư tưởng công tác Dân vận của Người, toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Con Cuông đã luôn giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng phát triển về mọi mặt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi nói đến huyện Con Cuông thì chắc hẳn quý vị đại biểu đều biết là nói đến địa chỉ đỏ mới trong bản đồ du lịch sinh thái cộng đồng; là các thương hiệu Cam Con Cuông, rượu men lá, rượu cần, dệt thổ cẩm và các đặc sản khác,... Có được thành quả đó là cả sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp huyện và đến cấp xã, trong đó công tác dân vận có vai trò hết sức qua trọng.

Sản phẩm nông nghiệp được bày bán phục vụ cho du khách tại huyện Con Cuông.

Với tiềm năng Con Cuông là địa phương nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An, có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, để vận động được người dân vùng DTTS với lối tư duy sản xuất lạc hậu làm kinh tế từ những tư liệu sản xuất có sẵn đã là việc khó, nay vận động bà con chuyển hướng “công nghiệp không khói” làm kinh tế từ du lịch và bằng du lịch, lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn để thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nhà, đồng thời chú trọng và đẩy mạnh sản xuát hàng hóa gắn với thương hiệu trong mọi điều kiện khó khăn lại là một thách thức tưởng chừng như không thể. Vậy mà nhờ vào việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân mà Con Cuông đến nay, có thể khẳng định là đã và đang đi đúng hướng. Có được thành quả bước đầu đầu đó, cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị huyện nhà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng của Bác với cách làm sau:

Một là, thực hiện Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 2/2/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về phát triển Du lịch năm 2018; Con Cuông là địa phương nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4798/2015/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 về việc phê duyệt Đề án xây dựng huyện Con Cuông thành thị xã theo hướng đô thị sinh thái, huyện đã lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn để phát triển KT-XH (Nghị quyết phát phát triển kinh tế - xã hội của HĐND huyện năm 2017, 2018), do vậy, BCH Đảng bộ huyện đã chỉ đạo UBND huyện ban hành kế hoạch hoạt động Du Lịch của huyện, kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý Nhà nước về công tác du lịch để triển khai thực hiện các hoạt động Du lịch trên địa bàn. Ngay từ khi manh nha ý tưởng, chủ trương định hướng và xây dựng các Đề án phát triển kinh tế du lịch sinh thái cộng đồng gắn với sản xuất hàng hóa thị trường, huyện Con Cuông chúng tôi đã xác định sự nghiệp này là của Dân, “Dân là chủ và Dân làm chủ” luôn đảm bảo việc lấy người Dân làm gốc, làm trung tâm cho việc phát triển kinh tế, vì những lợi ích đảm bảo đời sống và ASXH cho Nhân Dân; công tác vận động Nhân dân là nhiệm vụ của cả HTCT. Do vậy, cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc lấy ý kiến của Nhân dân; tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng giúp bà con hiểu rõ lợi ích của phát triển du lịch và làm giàu từ các sản phẩm hàng hóa; thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Nhờ đó cho nên, trong quá trình triển khai thực hiện các Đề án luôn được sự đồng tình, hưởng ứng của cac tầng lớp Nhân Dân. Các giá trị nội lực từ những lợi thế về các cảnh quan, danh thắng thiên nhiên (Thác kèm, sông Lam, du thuyền sông Giăng, Đập Phà Lài, suối Nước Mọc, Vườn Quốc gia Pù Mát, hang Thẳm Nàng Màn, Tạ bó …) cho đến các giá trị văn hóa vật thể thể (di tích lịch sử Văn Bia Ma Nhai, nhà cụ Vi Văn Khang; di tích văn hóa tâm linh Đền Khe Sặt, nhà sàn, trang phục, văn hóa ẩm thực, uống rượu cần,...) và văn hóa phi vật (các làn điệu dân ca, khèn, pí; các điệu Khắp, Lăm; nhảy sạp, khắc luống; tục buộc chỉ cổ tay, bắt vợ của người Thái,…) được phát huy. Các nghề và làng có nghề truyền thống vẫn bảo lưu và truyền dạy (như nghề đan lát, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, rượu men lá) đều được phục dựng, phát triển và nhân rộng thành các CLB, các HTX du lịch cộng đồng (Bản Nưa - Yên Khê, bản Khe Rạn - Bồng Khê và Bản Xiềng - Môn Sơn).

Hai là, thực hiện như lời Bác Hồ dạy: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, cấp ủy thường xuyên chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy làm tốt công tác tham mưu, phát huy vai trò, phối hợp với UBMTTQ, các tổ chức CT-XH, các hội quần chúng và các cơ quan, ban ngành chức năng tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở, bám cơ sở, đến tận thôn bản và từng hộ gia đình “cầm tay chỉ việc” để hướng dẫn, vận động, khích lệ bà con trên mọi lĩnh vực, tích cực tham gia các lễ hội (sắc Xuân miền Tây xứ Nghệ, Môn Sơn – Lục Dạ, chợ phiên Mường Quạ,...), phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phát triển du lịch, tăng gia sản xuất hàng hóa. Tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN hiện đại vào sản xuất; tham gia học và nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thành phong trào rộng khắp. Các tổ chức CT-XH thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghề cho bà con (dệt, đan lát, nấu rượu) nên sản phẩm thương hiệu truyền thống ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng lẫn mẫu mã càng được quan tâm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng (như cam Con Cuông, rượu cần, rượu men lá, dệt thổ cẩm, trà gai leo,…), đặc biệt các sản phẩm từ mây tre đan đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật,…

Ba là, chú trọng việc đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện; thường xuyên chỉ đạo các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân cùng Nhân dân tăng cường hoạt động quảng bá du lịch và các sản phẩm thương hiệu độc đáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội (đặc biệt là mạng facebook), không ngừng thu hút du khách, tìm đầu ra cho các sản phẩm. Bước đầu huyện đã thu hút được các doanh nghiệp đến đầu tư (như tập đoàn Mường Thanh, công ty Dược liệu Pù mát Con Cuông); đưa vào hoạt động Khách sạn Mường Thanh Con Cuông; Khu du lịch sinh thái Pha Lài, các HTX du lịch cộng đồng. Các mặt hàng sản xuất của người lao động cũng được đông đảo khách hàng biết đến và tin dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.

Suối nước mọc

Bốn là, tăng cường công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra các hoạt động Du lịch - Dịch vụ; đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người và tài sản cho người tiêu dùng và khách du lịch.

Năm là, định kỳ, hàng năm, huyện đã lấy thước đo thu nhập của người Dân, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo làm thước đo đánh giá hiệu quả của phát triển kinh tế du lịch và các sản phẩm thương hiệu, từ đó tổ chức sơ, tổng kết các Đè án, Dự án để đúc rút kinh nghiệm tìm ra giải pháp, phương hướng phù hợp trong lộ trình triển khai nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các chỉ tiêu của NQ ĐH Đảng và HĐND các cấp trong từng giai đoạn cụ thể, kịp thời thích ứng với những tình hình mới, cơ chế mới.

Nhờ phát huy tốt vai trò công tác dân trên lĩnh vực phát triển du lịch và sản xuất các mặt hàng thương hiệu, trong những năm gần đây du khách đến địa bàn huyện Con Cuông ngày càng tăng (cụ thể: Năm 2013, có 17.012 lượt khách, trong đó 298 lượt khách quốc tế, thu nhập 4.891 triệu đồng; năm 2017 có 23.082 lượt khách, trong đó có 805 lượt khách quốc tế, thu nhập 15.675 triệu đồng; đến 6 tháng đầu năm 2019 tăng 50.911 lượt khách, trong đó có 231 lượt khách quốc tế, thu nhập 22.842 triệu đồng). Số lượng khách lưu trú trải nghiệm văn hóa về ẩm thực, tập quán sinh hoạt, xem và giao lưu văn hóa văn nghệ với đồng bào dân bản cũng tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng. Như vậy, trên cơ sở đánh giá những kết qủa đã đạt được, bài học kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra về công tác dân vận trong phát triển du lịch, sản xuất hàng hóa thương hiệu và trên tất cả mọi lĩnh vực được gói gọn ngay trong chính lời dặn dò mà Bác đã khẳng định trong bài báo: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Để phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành du lịch, khẳng định vai trò du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của huyện, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai, thực hiện tốt công tác dân vận theo chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tăng cường, đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân đoàn kết, đồng lòng, tích cực tham gia phát triển du lịch và sản xuất để phấn đấu đưa huyện Con Cuông trở thành một trong những trung tâm du lịch của Miền Tây Nghệ An, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng với các vùng trọng điểm du lịch trong tỉnh gắn với việc phát triển các sản phẩm thương hiệu độc đáo, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; không ngừng xây dựng Con Cuông là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Với thực trạng và những khó khăn trước mắt về du lịch và phát triển kinh tế, chúng tôi kính đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm và có cơ chế đặc thù với những chính sách đầu tư cho huyện trong xây dựng Con Cuông trở thành đô thị theo hướng sinh thái, cộng đồng; đồng thời thu hút nguồn vốn và ưu tiên đầu tư hơn nữa cho hoạt động sản xuất các sản phẩm hàng hóa thương hiệu trên địa bàn huyện Con Cuông./.

                                                                    Nguyễn Mạnh Khôi 

                                      Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện nhiều giải pháp để đạt chỉ tiêu công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thực hiện nhiều giải pháp để đạt chỉ tiêu công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Nghệ An hướng tới mục tiêu ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

Nghệ An hướng tới mục tiêu ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy



Huyện ủy Anh Sơn: Ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới

Huyện ủy Anh Sơn: Ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới


Quế Phong thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước

Quế Phong thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước


Thanh Chương thực hiện có hiệu quả Kết luận số 44 của Ban Bí thư

Thanh Chương thực hiện có hiệu quả Kết luận số 44 của Ban Bí thư


Năm 2023: Nghệ An thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư

Năm 2023: Nghệ An thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư


Kết quả thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Thị xã Thái Hòa năm 2023

Kết quả thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Thị xã Thái Hòa năm 2023


Nghệ An thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước

Nghệ An thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước


Thực tiễn 14 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và những kiến nghị hoàn thiện thể chế về pháp luật Thi hành án dân sự

Thực tiễn 14 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và những kiến nghị hoàn thiện thể chế về pháp luật Thi hành án dân sự


Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu công tác trong năm 2023

Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu công tác trong năm 2023


Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 ở Nghệ An


Thanh Chương:  Kết quả 02 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025

Thanh Chương: Kết quả 02 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025


Huyện ủy Diễn Châu: Kết quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị 9 tháng đầu năm 2023

Huyện ủy Diễn Châu: Kết quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị 9 tháng đầu năm 2023


Tân Kỳ thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước

Tân Kỳ thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước