Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030

Con Cuông là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 125 km; diện tích tự nhiên 1.738,31 km2 với 61,8 km đường biên giới với Lào, có 12 xã và 01 thị trấn (trong đó có 02 xã biên giới), 184 thôn, làng, bản (có 26 bản đặc biệt khó khăn); có 07 hệ dân tộc chủ yếu sinh sống (Thái, Kinh, Khơ mú, Đan lai, Nùng, Mường, Hoa), trên 75% dân số là người dân tộc thiểu số.

Trên địa bàn huyện có 02 tôn giáo chính (Phật giáo và Công giáo); trong đó, Công giáo có 275 tín đồ, 01 nhà Mục vụ đa năng, 01 Giáo họ Con Cuông (ở bản Trung Hương, xã Yên Khê, thuộc Giáo xứ Quan Lãng); Phật giáo có 252 tín đồ... Tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn huyện ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, kinh tế - xã hội có bước phát triển, đời sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện; Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Mặc dù vậy, trình độ nhận thức của Nhân dân không đồng đều, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đây là yếu tố chi phối lớn đến việc xây dựng cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, quân sự - quốc phòng địa phương và việc triển khai thực hiện Đề án số 2036 trên địa bàn huyện.

Với sự nỗ lực khắc phục những khó khăn; cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị huyện đã tổ chức triển khai thực hiện Đề án số 2036, Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, huyện đã hoàn thiện được cơ chế lãnh đạo, điều hành, triển khai thực hiện Đề án của cấp huyện: Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 196 ngày 06/10/2023; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 202 ngày 17/11/2023; thành lập Ban Chỉ đạo Đề án cấp huyện... Thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị địa phương trong phối hợp với lực lượng vũ trang thực hiện Đề án, Chỉ thị....

Thứ hai, Cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác dân vận, công tác dân tộc ở vùng đặc thù… với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hiệu quả. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền các nội dung, chỉ tiêu Đề án với hơn 40 băng rôn, khẩu hiệu và 30 pano áp pích, tuyên truyền, thông qua các lớp huấn luyện lực lượng DQTV, DBĐV và các đối tượng đã đưa các nội dung Đề án tuyên truyền đến 1.377 đồng chí.

Thứ ba, Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ chính trị, cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận ở vùng đặc thù; 100% cán bộ thuộc các đơn vị đóng quân trên địa bàn có kiến thức về công tác dân tộc, 45,6% biết nói ít nhất 01 ngôn ngữ đồng bào. Ban Chỉ đạo 2036 huyện đã triển khai thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án trong năm 2024, như: Mở 02 lớp học tiếng dân tộc Thái, bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 46 đồng chí cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang huyện; lồng ghép nội dung bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, tôn giáo, công tác dân vận vào chương trình giáo dục chính trị cho 1.561 đồng chí Dân quân tự vệ. Mở 01 lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho 44 thanh niên trước khi nhập ngũ năm 2024; kết nạp được 22/297 quân nhân xuất ngũ vào Đảng (đạt 7,4%); đưa vào quy hoạch 13/297 quân nhân xuất ngũ (đạt 4,38%,) làm cán bộ địa phương cấp xã, thôn, bản. Phối hợp với Đồn Biên phòng Châu Khê tổ chức tuyên truyền Luật nghĩa vụ Quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật QP-AN, Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị định số 34/CP-TTg của Chính phủ về quy chế biên giới đất liền được 18 buổi/3.142 lượt người tham gia.

Thứ tư, huyện Con Cuông tổ chức kết nghĩa với Sư đoàn 324, Ban CHQS huyện kết nghĩa với xã Châu Khê (đạt 100% chỉ tiêu). Hoạt động phối hợp giữa địa phương và đơn vị được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả  có nhiều hoạt động ý nghĩa: Sư đoàn 324 hỗ trợ mắc nối 2 cụm loa truyền thanh/2 bản trị giá 30 triệu đồng; tổ chức tặng 20 suất quà cho 20 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn xã Châu Khê trị giá 20 triệu đồng; tặng quà (bằng hiện vật) cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; hỗ trợ kinh phí, ngày công xây dựng nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ con giống, cây giống… góp phần cùng địa phương xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Thứ năm, Ban Chỉ đạo huyện đã tham mưu lồng ghép triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực xã hội hóa (trên 1 tỷ đồng) để triển khai thực hiện Đề án, xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù có hiệu quả thiết thực. Nổi bật là: Mô hình “Cán bộ, chiến sỹ nâng bước em đến trường” và Mô hình “Ký túc xá biên cương” đã hỗ trợ, giúp đỡ 153 cháu học sinh nghèo; Mô hình Vì chủ quyền an ninh biên giới tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của cấp uỷ, chính quyền địa phương đến với Nhân dân 02 xã biên giới. Chỉ đạo Ban CHQS huyện phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Ban Dân vận Huyện uỷ, Công an huyện và cấp uỷ, chính quyền xã Mậu Đức huy động lực lượng bộ đội thường trực, công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên tham gia ngày công xây nhà cho 20 gia đình hộ nghèo trên địa bàn xã.

Thứ sáu, Lực lượng vũ trang huyện tích cực tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; góp phần xây dựng cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng tinh gọn, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nắm chắc tình hình địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời xử lý tình huống nảy sinh ngay từ cơ sở, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, nhất là tại vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác dân vận; công tác quy hoạch, bồi dưỡng quân nhân sau khi xuất ngũ chưa kịp thời. Số lượng mô hình “dân vận khéo”, mô hình giúp dân xóa đói giảm nghèo còn ít; triển khai thực hiện một số mô hình chưa thật sự hiệu quả. Nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác dân vận vùng đặc thù còn hạn chế, chưa biết vận dụng các nội dung đã được tiếp thu để tuyên truyền, vận động Nhân dân. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành trong triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án có lúc chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời. Chưa bố trí kinh phí riêng của huyện để triển khai thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Một số bài học kinh nghiệm

1. Thường xuyên thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong chỉ đạo, triển khai, thực hiện Đề án; đặc biệt là triển khai có hiệu quả công tác truyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

2. Quá trình thực hiện Đề án phải luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức công tác dân vận, vận động Nhân dân vùng đặc thù phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa bàn, địa phương.

3.  Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và LLVT để tiến hành công tác dân vận ở vùng đặc thù; Thực hiện vừa “bám dân, bám địa bàn” vừa “giữ dân, giữ địa bàn” trong tiến hành công tác dân vận.

4. Tiến hành công tác dân vận một cách khoa học, đồng bộ, thống nhất, vừa bảo đảm toàn diện, vừa trọng tâm, trọng điểm; thực hiện mô hình “Dân vận khéo” phải gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của địa phương.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình theo Đề án 2036 và tăng cường hơn nữa công tác phối, kết hợp giữa đơn vị triển khai với các lực lượng trong khối Nội chính, Lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn huyện để thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị 24-CT/TU đạt hiệu quả cao hơn.

6. Thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thi đua-khen thưởng theo giai đoạn và theo quy định để khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tham gia thực hiện Đề án 2036, Chỉ thị 24-CT/TU.

Năm 2025, là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cũng là thời điểm sơ kết giai đoạn đầu thực hiện Đề án (giai đoạn 2023 - 2025) trong điều kiện kinh tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển mới. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp trong thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Con Cuông nói riêng như: Kinh phí thực hiện Đề án còn hạn hẹp, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa; các thế lực phản động tăng cường hoạt động tuyên truyền, chống phá...

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án, Ban Chỉ đạo 2036 huyện Con Cuông cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Trước hết, Ban Chỉ đạo 2036 huyện rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Đề án để xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2025 và những năm tiếp theo sát tình hình địa phương.

Thứ hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác dân vận, công tác dân tộc và chính sách dân tộc ở vùng đặc thù. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, LLVT huyện làm công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên, mở rộng thêm đối tượng là công an xã, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở…

Thứ ba là, Chỉ đạo cơ quan chức năng nâng cao kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; trọng tâm là công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân và thực hiện công tác bồi dưỡng, tuyển chọn, giới thiệu quân nhân xuất ngũ kết nạp Đảng, quy hoạch tạo nguồn, bố trí làm cán bộ ở cơ sở. Quan tâm bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đội ngũ thanh niên trước khi nhập ngũ.

Thứ tư là, Tham mưu UBND huyện hằng năm phân bổ kinh phí thực hiện Đề án lồng ghép nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong huy động và xã hội hóa nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án 2036, Chỉ thị số 24-CT/TU.

Thứ năm là, Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong triển khai thực hiện Đề án, Chỉ thị./.

                      Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

 

Tin cùng chuyên mục



Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”


Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn


Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"

Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"


Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An


Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An

Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”


Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030

Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030


Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024