Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Vai trò công tác dân vận của Đảng góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An giai đoạn 2019-2024

Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.487,53 km2, trong đó diện tích khu vực miền núi là 13.745 km2 (chiếm 83%); có 12 huyện, thị xã thuộc khu vực miền núi có dân tộc thiểu số, 252 xã, phường, thị trấn miền núi (trong đó 131 xã, 923 thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, có 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn); có 27 xã của 6 huyện có biên giới tiếp giáp với 03 tỉnh (Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Hủa Phăn) của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với 468,281 km đường biên giới.

Dân số vùng DTTS, miền núi có 1.197.628 người (chiếm 41% dân số toàn tỉnh), trong đó đồng bào DTTS có 491.267 người (chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh) và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi. Vùng đồng bào DTTS và miền núi được tỉnh xác định là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Chính vì thế, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, nhất là ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang đẩy mạnh thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động ly khai, hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Nên cuộc đấu tranh giữ đất, giữ dân ở các vùng đồng bào DTTS giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị. Trong đó tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS có vai trò hết sức quan trọng, thông qua hoạt động này nâng cao và củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước; củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Xác định công tác dân vận luôn phải đi trước và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó sự phối hợp vận động của các cơ quan, đơn vị đối với vùng đặc thù DTTS và miền núi là nội dung hết sức quan trọng, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác vận động quần chúng được 07 đề án, 01 quy chế, 01 nghị quyết, 01 chỉ thị và các văn bản liên quan đến công tác vận động quần chúng.

            Kết quả đạt được:

1. Tham mưu quán triệt, triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, qui định của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận trong hệ thống chính trị, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 10-KL/TU về xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số; Chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông; Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới; Quyết định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Quy chế số 07-QC/TU, ngày 08/12/2021 Về công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An; Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường và đối mới công tác Dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”...

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 04-ĐA/TU ngày 01/10/2021 về một số giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025 và những năm tiếp theo, đã khẳng định phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để Nhân dân tin tưởng, noi theo. Do đó, công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội làm tham mưu và nòng cốt.

Để tiếp tục tuyên truyền, vận động và huy động lực lượng tham gia công tác dân vận và nâng cao chất lượng công tác dân vận trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 19/11/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; đây là lực lượng nòng cốt trong công tác tham mưu, cũng như trực tiếp bám sát cơ sở, đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với Nhân dân và lắng nghe tiếng nói của người dân, hiểu, thấu cảm và tôn trọng, chia sẻ với những khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người dân; trực tiếp cầm tay chỉ việc cho Nhân dân, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và xây dựng đời sống văn hóa ngày càng văn minh tiến bộ và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với Nhân dân. Ngoài ra, Ban Dân vận cấp ủy đã tham mưu thực hiện nghiêm túc hoạt động giao ban định kỳ giữa cấp ủy với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; định hướng hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác vận động quần chúng. Thông qua đó, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất của quần chúng nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc từ cơ sở. Đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình công tác để chỉ đạo xây dựng khối Dân vận đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và bố trí, đề bạt, lựa chọn cán bộ có trách nhiệm, tâm huyết với công việc và có khả năng lãnh đạo để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nguồn cho tổ chức.

2. Phối hợp tham mưu củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở và giới thiệu bồi dưỡng kết nạp đảng viên là người DTTS, người có đạo. Duy trì thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về tiếp công dân, kịp thời giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công dân, nhất là những vấn đề liên quan đến các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, chính sách người có công, chính sách hậu phương quân đội giải quyết hài hòa các mối quan hệ, đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ. Thực hiện tốt việc nắm tình hình, diễn biến tư tưởng của Nhân dân qua đi cơ sở, nắm địa bàn, thông qua các hoạt động tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vừa tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện, vừa nắm bắt xem chính sách nào chưa phù hợp, chưa đến với dân, chính sách nào dân còn bất cập cần kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi. Thực hiện tốt việc noi gương trong mỗi cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang, qua đó xây dựng lòng tin của Nhân dân qua hình ảnh, gương người tốt việc tốt, mô hình, điểm sáng về dân vận, dân chủ ở cơ sở….      

3. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở. Tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp ở cơ sở góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Vận động đồng bào các DTTS xóa bỏ tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; không di cư tự do, không truyền đạo trái pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho Nhân dân, kết quả 5 năm qua: tổ chức tuyên truyền 1.573 buổi/27.965 lượt người; vận động 236 hộ/853 khẩu là người dân tộc Mông ở các huyện (Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong) ổn định cuộc sống không di cư trái pháp luật; phát hiện, ngăn chặn 53 vụ truyền đạo trái pháp luật, 63 vụ xâm canh, xâm cư; kiên trì vận động, thuyết phục 14 hộ/74 khẩu không theo đạo Tin Lành; tham gia công tác hoà giải 4.231 vụ mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân.

4. Tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực, điểm sáng về dân vận chính quyền, Quy chế dân chủ ở cơ sở; đây là nội dung vận động lớn, có sức lan tỏa trong hệ thống chính trị và đã đem lại kết quả khá rõ nét, được các cấp, các ngành và Nhân dân ghi nhận. Những mô hình, điển hình thực tế, người dân được tận mắt chứng kiến việc làm đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực, từ đó học tập, làm theo và nhân rộng ngày càng nhiều trên các lĩnh vực như:  Mô hình "Giúp dân xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế", mô hình "Vận động Nhân dân giải phóng mặt bằng xây dựng các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội"; "Giải tỏa hành lang an toàn giao thông"; "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu"; "Bảo vệ an ninh trật tự", "Xây dựng hệ thống chính trị", đặc biệt mô hình "Vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" đã vận động Nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công, hiến hàng vạn m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đảng viên, hội viên... Năm 2023, toàn tỉnh xây dựng mới 3.340 mô hình, trong đó 2.700 mô hình tập thể, 640 mô hình cá nhân; 989 mô hình kinh tế, 1.628 mô hình văn hóa - xã hội, 360 mô hình quốc phòng - an ninh, 363 mô hình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; số mô hình Dân vận khéo vùng Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và vùng giáo các đơn vị đăng kí 96 mô hình, trong đó có 54 mô hình vùng dân tộc thiểu số và 42 mô hình vùng giáo. Các mô hình “Dân vận khéo” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các chuyên trang tuyên truyền về Quy chế dân chủ ở cơ sở, dân vận chính quyền, dân vận khéo trên các phương tiện thông tin, báo, đài từ Trung ương, tỉnh đến cơ sở; tổ chức cuộc thi viết về gương sáng Dân vận khéo để tuyên truyên trên các phương tiện truyền thông tạo sức lan tỏa trong việc nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo qua cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình "Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023 với 178 tác phẩm tham gia dự thi, 44 tác phẩm đạt giải, để lại nhiều dấu ấn, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

5. Tổ chức vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước gắn với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; vận động đồng bào các DTTS giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tuyên truyền phòng, chống các hoạt động lợi dụng các vấn đề “Dân tộc”, “Tôn giáo”, giữ gìn và bảo vệ khối đại đoàn kết các dân tộc. Phối hợp tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại gắn với phong trào lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới, đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng tôn giáo giúp đỡ đồng bào sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và tham gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã vận động ủng hộ các loại quỹ nhân đạo, từ thiện với tổng giá trị hơn 01 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,… ủng hộ hơn 30 triệu đồng tiền mặt hưởng ứng Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; đăng ký trong 03 năm hỗ trợ xây 02 nhà cho hộ nghèo trị giá 100 triệu đồng tại xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp. Nhận giúp đỡ một xóm giáo toàn tòng (xóm 9) tại xã Công Thành, huyện Yên thành, đến nay đã phát triển được 01 đảng viên. 

6. Phối hợp với lực lượng vũ trang, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức hơn 700 cuộc tiếp xúc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã với Nhân dân. Tham mưu cho cấp ủy tổ chức Chương trình Gặp mặt đối thoại giữa Thường trực Tỉnh ủy với 1.028 đại biểu là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của 460 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh để nắm bắt tình hình nhân dân, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của cơ sở đồng thời thống nhất và tạo sự đồng thuận để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

7. Tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo triển khai thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt vai trò cơ quan Thường trực ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kịp thời phát hiện và đánh giá đúng những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ, từ cơ sở. Bằng những nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp vận động giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nổi lên như: tranh chấp đất đai, khiếu kiện, đặc biệt là vượt biên trái phép, buôn lậu, truyền đạo trái pháp luật; các tệ nạn xã hội, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản trái phép... trên cơ sở phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến đồng bào, cùng đồng bào bàn bạc, thảo luận trước khi xử lý các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân nói chung và đồng bào các DTTS nói riêng. Từ đó, tạo niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, và chính quyền địa phương. Tạo điều kiện để người dân nói lên tiếng nói của mình, kiến nghị, đề xuất những nguyện vọng chính đáng, từ đó khơi dậy tinh thần làm chủ, tính tự nguyện, tự giác và ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, tiến tới thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Đây cũng chính là một trong những nội dung cốt lõi, không thể thiếu trong công tác vận động quần chúng thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Với vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng, công tác Dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp… Ban Dân vận Tỉnh ủy đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò công tác dân vận trong hệ thống chính trị. Đặc biệt là công tác dân vận đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi.

            Một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới:

1. Tiếp tục phối hợp quán triệt thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của lực lượng vũ trang về công tác dân vận, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Quyết định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về "Tăng cường và đổi mới công tác Dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số"; Đề án số 02-ĐA/TU ngày 10/10/2016 về "Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo…..

2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động với tích cực giúp đồng bào DTTS lao động sản xuất, ổn định đời sống và bảo vệ đồng bào góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi hoàn cảnh. Quan tâm, tham gia giúp đỡ đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc. Đẩy mạnh vận động đồng bào định canh, định cư, ổn định đời sống. Chú trọng giúp đỡ đồng bào biết tổ chức sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; đấu tranh bài trừ các hủ tục văn hoá lạc hậu, phòng ngừa văn hoá xấu độc thâm nhập vào đồng bào các dân tộc.

3. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, đồng bào có đạo đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. Thường xuyên nắm chắc tình hình, bám địa bàn, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh ngay từ cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc nảy sinh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng mô hình điển hình, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với giúp đỡ các xã nghèo miền Tây Nghệ An; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tập trung xây dựng các mô hình, điển hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tiến bộ, văn minh; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, di dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, các tệ nạn xã hội và giữ vững an ninh dân tộc, an ninh biên giới. 

5. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong khu vực phòng thủ, nhất là trên các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới, vùng DTTS và miền núi. Thực hiện phương châm tiến hành công tác dân vận đối với đồng bào DTTS cần phải chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, lắng nghe đồng bào nói, nói để đồng bào hiểu, hướng dẫn đồng bào, làm để đồng bào tin và phải thực sự “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”. Khắc phục và chống biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa rời thực tế, thiếu sâu sát với đồng bào. Xây dựng mối quan hệ gắn bó bền chặt, tôn trọng và giữ vững niềm tin bằng việc làm cụ thể, thiết thực với đồng bào các DTTS trên cơ sở tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của đồng bào các DTTS, thật thà tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm, tạo niềm tin cho đồng bào, từ đó xây dựng lòng tin, uy tín của Đảng, chính quyền với Nhân dân.

6. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS. Tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng DTTS, nhất là những địa bàn xung yếu về chính trị, quốc phòng, an ninh. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, nêu cao trách nhiệm vận động, thuyết phục đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương.  

7. Tăng cường công tác củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng; vận động đồng bào thực hiện nghiêm túc Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát và phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, nhất là đối với vùng DTTS, miền núi. 

Như vậy, công tác dân vận đồng bào DTTS trong tình hình mới có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một bộ phận trong công tác dân vận của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ, đoàn kết giữa Đảng với dân. Tiến hành công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị, là chức năng đặc biệt quan trọng của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị, các DTTS ở Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, cả hệ thống chính trị phải không ngừng tiến hành vận động, thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc dựng xây vì sự nghiệp đại đoàn kết, đại gia đình các dân tộc Việt Nam./.    

                                                        Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Phát huy hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã Long Xá

Phát huy hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã Long Xá


Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền – Tạo bước đột phá ở phường Hưng Dũng

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền – Tạo bước đột phá ở phường Hưng Dũng


Kết quả công tác dân vận chính quyền 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận chính quyền 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An


Phát huy Quy chế dân chủ cơ sở xây dựng xã Nam Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Phát huy Quy chế dân chủ cơ sở xây dựng xã Nam Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu


Hiệu quả hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang

Hiệu quả hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của các đơn vị lực lượng vũ trang


Kết quả công tác dân vận 6 tháng đầu năm năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận 6 tháng đầu năm năm 2024 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm 2024 ở Nghệ An


Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Kết quả 01 năm thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại huyện Hưng Nguyên

Kết quả 01 năm thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại huyện Hưng Nguyên


Thực hiện quy chế dân chủ trong chuyển dịch kinh tế nhanh và hiệu quả tại xã Diễn Hồng

Thực hiện quy chế dân chủ trong chuyển dịch kinh tế nhanh và hiệu quả tại xã Diễn Hồng


Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở

Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024