Ban Thường của nhà nước vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Đề án số 04-ĐA/TU ngày 1/10/2021 về “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”; Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 24/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025". Cấp ủy lãnh đạo củng cố xây dựng bộ máy chính quyền thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Từng bước chuyển biến nhận thức từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ; đẩy mạnh công tác dận vận các cơ quan nhà nước; lựa chọn và triển khai hiệu quả “Năm dân vận chính quyền”. Chính quyền các cấp đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về công tác dân vận cho tất cả các cán bộ, công chức nhà nước nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và thái độ phục vụ nhân dân trong thực hành chức trách nhiệm vụ như: Tổ chức học tập bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp. UBND tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp mỗi năm một lần tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ thuộc các sở, ngành, các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cán bộ UBND các huyện, thành phố, thị xã toàn tỉnh, từ đó giúp họ hiểu và nắm bắt đầy đủ các nội dung, phương pháp công tác dân vận của chính quyền trong quá trình thực thi công vụ, phục vụ tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của người dân và các doanh nghiệp. Năng lực quản lý, điều hành, công tác cải cách hành chính tiếp tục được nâng lên rõ rệt. HĐND các cấp tiếp tục đổi mới phương pháp tiếp xúc cử tri và tổ chức kỳ họp theo hướng dân chủ hóa trong việc chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng các nghị quyết HĐND, quyết định của UBND được nâng lên, đúng pháp luật, tính khả thi cao, phù hợp và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. UBND các cấp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội, chủ động, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, thực hiện tốt các chính sách trong xây dựng nông thôn mới. Chính quyền các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, đốc thúc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 10/CT-UBND về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Quan tâm chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, giải quyết đơn thư của công dân. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2020 Nghệ An đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố; chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp đồng thời triển khai cuộc vận động “Cán bộ, công chức tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, người dân và doanh nghiệp” góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong các cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. Thực hiện phong trào “Dân vận khéo” và Đề án số 06 -ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong năm 2021 đã tích cực xây dựng 109 điểm sáng về dân vận chính quyền trên các lĩnh vực và địa bàn cơ sở đạt kết quả tốt và có sức lan tỏa. UBND tỉnh đã vận động và giao nhiệm vụ cho 115 sở, ban, ngành, cơ quan cấp, đơn vị tỉnh đỡ đầu cho 115 xã nghèo thuộc các huyện miền núi, vùng cao biên giới. Hàng năm, các ngành đã triển khai giúp đỡ các xã nghèo một cách thiết thực và có hiệu quả, thông qua những hoạt động này đã nâng cao được trách nhiệm của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức đối với xã nghèo, người nghèo, đồng thời tạo được sự gần gũi, chia sẻ và động viên nhân dân từng bước xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Trong 5 năm gần đây đã tổ chức vận động tết vì người nghèo đạt kết quả khá, riêng Tết Nhâm Dần năm 2022 được 126 tỷ đồng. Quan tâm xử lý tốt các vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo, an ninh kinh tế, văn hóa, không để xẩy ra đột xuất, bất ngờ, không để xẩy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 19/11/2021 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo". Cấp ủy tiếp tục tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội". Duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng quý giữa Thường trực cấp ủy với MTTQ và các đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở. Trên cơ sở đó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới hình thức, cách thức, phương pháp vận động, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với Đảng, chính quyền; là người đại diện cho lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân tích cực xây dựng nông thôn, đô thị văn minh đạt được nhiều kết quả tích cực; việc cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn, ăn ở hợp vệ sinh đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao từng bước được cải thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được quan tâm và phát huy khá hiệu quả. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có văn bản thông báo phê duyệt nội dung, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội theo đề xuất của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Nội dung giám sát, phản biện của MTTQ, các đoàn thể đã tập trung vào những vấn đề bức thiết, thực tiễn đặt ra gắn với quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Trong nhiệm kỳ qua MTTQ và các đoàn thể các cấp đã giám sát hơn 2.846 cuộc, phản biện xã hội 917 cuộc. Đặc biệt, việc phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên đạt được những kết quả bước đầu.
Trong tình hình mới hiện nay, cấp ủy cần tăng cường sự lãnh đạo đối với chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác dân vận của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, trọng tâm là nâng cao chất lượng, phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính với phương tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức,doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng, khắc phục tính hình thức trong hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát, tiếp dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân. Tiếp tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ kết hợp với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; cán bộ chính quyền phải “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, “trọng dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Tập trung hướng về cơ sở, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sớm khắc phục tình trạng chậm hoặc không nắm và dự báo được tình hình nhân dân.
Thứ hai, phát huy vai trò, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng theo hướng trọng tâm, thực chất, hiệu quả. Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng; kiên quyết không bố trí cán bộ thiếu gương mẫu làm công tác dân vận. Thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng.
Thứ ba, tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Đồng thời đổi mới công tác dân vận theo hướng thiết thực với cách làm sáng tạo, hướng đến mục tiêu đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực xã hội, tích cực tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận.
Thứ tư, tăng cường phối hợp, thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội các cấp; chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương về công tác dân vận; quan tâm xây dựng củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận các cấp vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Định kỳ hằng tuần Thường trực cấp ủy các cấp nghe tình hình Nhân dân, hằng quý cấp ủy chủ trì giao ban Khối dân vận, qua đó để có định hướng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nổi cộm tại cơ sở. Phân công và giám sát đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy và Nhân dân nơi cư trú mmotj cách nghiêm túc, có hiệu quả./.