Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Sau giai đoạn ứng dụng CNTT, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn tăng tốc của chuyển đổi số. Công cuộc này được triển khai nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc.

Đối với tỉnh Nghệ An, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, đối phó với thiên tai, dịch bệnh, phục hồi, ổn định kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện về thể chế, bao gồm thể chế số và khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; nghiên cứu ứng dụng theo định hướng của Trung ương về quản lý, ứng dụng các dịch vụ mới như AI, Blockchain, thực thế ảo AR...

Ngay sau khi có Nghị quyết số 36-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 167-KH/TU, ngày 31/10/2014 về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh đã ban hành 4 nghị quyết, 35 kế hoạch, 03 chỉ thị, 32 quyết định để thể chế bóa nghị quyết. Để bảo đảm việc triển khai ứng dụng CNTT/chuyển đổi số một cách bền vững, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông giữa các hệ thống với nhau và với các hệ thống của Trung ương, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản về hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá, như: Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0 (đã cập nhật phiên bản 2.0); Danh sách mã định danh các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An...

Hiện nay, 100% các thủ tục hành chính đã được công bố, công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; 100% thủ tục hành chính đã xây dựng, phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử để thiết lập trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được công khai minh bạch trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. 100% hồ sơ được giải quyết theo quy trình điện tử và được công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

Đã hoàn thành Đề án số hóa mặt đất truyền hình tỉnh Nghệ An nằm 2019, theo đó, toàn bộ các trạm phát sóng chính (tại TP Vinh) và các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất đã hoàn toàn tắt sóng. Người dân hiện đã chuyển hoàn toàn sang các phương thức thu truyền hình khác, như: Truyền hình số mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet (di động và cố định). Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2010-2020 và 2021-2030 cũng đã hỗ trợ cho việc duy trì khả năng tiếp cận dịch vụ internet băng rộng cho UBND các xã, trạm y tế, các trường học thuộc các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quyết định công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông từ nguồn Quỹ Viễn thông công ích. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh cũng được hỗ trợ cước viễn thông, cước internet, thiết bị đầu cuối truyền hình số từ chương trình này, giúp cho việc tiếp cận các dịch vụ CNTT, viễn thông, truyền hình của người dân được thuận lợi.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng phát triển, từ việc ứng dụng rời rạc các các phần mềm CNTT như tin học văn phòng, trình duyệt internet, đến nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa vào vận hành các nền tảng số có tính kết nối, liên thông, từng bước ứng dụng hạ tầng điện toán đám mây, xây dựng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển; thương mại điện tử phát triển vượt bậc: Năm 2014 mới chỉ có một số doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ chuyển phát hàng hóa (như Bưu điện, Bưu chính Viettel) thì đến nay đã có trên 24 doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ chuyển phát hàng hóa tham gia thị trường; từ việc chỉ cung ứng chủ yếu ở khu vực đô thị thì nay đã cung ứng dịch vụ đến tận thôn, bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia mua bán trực tuyến. Việc tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng được quan tâm. Chỉ số xếp hạng TMĐT Nghệ An nhiều năm liền nằm trong top khá cả nước, mới nhất tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2023 tổ chức tại TP.HCM, Nghệ An đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ xếp thứ 14 cả nước.

Thu hút đầu tư của nước ngoài về CNTT ngày càng tăng: Từ năm 2012, Nghệ An đã là một trong những địa chỉ tin cậy của giới đầu tư FDI như: Tập đoàn điện tử BSE (Hàn Quốc), Tập đoàn Em-Tech (Hàn Quốc). Đến năm 2022, cùng với sự chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng, Nghệ An đã được các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như Luxshare-ICT; Goertek Vina; Everwin Precision Việt Nam, Foxconn - đối tác hàng đầu của Apple, Tập đoàn Ju Teng (Đài Loan) đã vào Nghệ An đầu tư, bình quân mỗi dự án từ 100 đến 200 triệu USD. Vào tháng 6/2023, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư trị giá 293 triệu USD cho Tập đoàn Khoa học, kỹ thuật năng lượng mới Runergy chuyên sản xuất thanh silic và đĩa bán dẫn đến từ Trung Quốc.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT ngày một mạnh, số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước các cấp đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai đầy đủ các phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ được đề xuất là 512/512 hệ thống, đạt tỉ lệ 100%. Hệ thống đã thực hiện giám sát cho các hệ thống máy chủ, các ứng dụng, hệ thống thông tin phục vụ chuyên môn nghiệp vụ và hệ thống thiết bị mạng, thiết bị bảo mật tại: 22 sở, ban, ngành; 21 UBND huyện, thành, thị, 460 UBND xã, phường, thị trấn...

Mặc dù đạt được những kết quả như vậy nhưng việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW còn có một số tồn tại như: Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách ứng dụng CNTT/chuyển đổi số, mặc dù tỉnh Nghệ An đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện theo các định hướng, chiến lược của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh, do sự phát triển nhanh của công nghệ, thị trường, hệ thống các văn bản này nhanh chóng lỗi thời, chưa theo kịp sự phát triển.

Các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành còn thiếu, lỗi thời, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ/dự án đầu tư ứng dụng CNTT/chuyển đổi số. Kỹ năng số và an toàn thông tin đối với người dân nhìn chung còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân, dữ liệu, tài sản trên không gian mạng.

Việc khai thác, sử dụng các phần mềm/nền tảng số dùng chung của tỉnh ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa triệt để, làm giảm hiệu quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số vẫn còn thiếu và yếu; chưa thu hút được nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao về làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cơ quan nhà nước bảo đảm đúng, đủ, sạch, sống chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, dẫn đến việc kết nối, liên thông gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiến trình xây dựng trung tâm điều hành thông minh của tỉnh. Ngân sách chi cho ứng dụng CNTT/chuyển đổi số của tỉnh chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ

Một số nhiệm vụ thời gian tới: Các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc và hiểu đúng, hiểu đủ về ứng dụng CNTT/chuyển đổi số. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tiếp tục bám sát các mục tiêu, quan điểm, chiến lược phát triển của Trung ương để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ ở địa phương.

Tập trung khắc phục các yếu kém trong việc đầu tư hạ tầng cho ứng dụng CNTT của cơ quan Đảng, nhà nước; ưu tiên phát triển hạ tầng thông tin vùng sâu, vùng xa đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ cho người dân vùng lõm sóng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm của tỉnh đồng bộ với các hệ thống kết cấu hạ tầng khác; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có hợp phần xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông.

Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp CNTT tập trung theo quy hoạch tỉnh ở giai đoạn 2025-2030; thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị an toàn thông tin mạng. Nghiên cứu chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương, trong đó chú trọng tạo lập môi trường chuyên nghiệp, điều kiện làm việc an toàn, chính sách thu nhập, phúc lợi phù hợp. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, thực hành để làm chuyển biến căn bản tư duy, hiểu đúng về chuyển đổi số, nhất là người đứng đầu các tổ chức.

Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về quốc phòng, an ninh; tăng cường đưa vào sử dụng các sản phẩm CNTT có tính chất lưỡng dụng; ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT trong nước sản xuất đáp ứng các yêu cầu về tính năng và an toàn thông tin; tăng cường bảo vệ các công trình mục tiêu, nhất là các hệ thống thông tin quốc gia, liên tỉnh; xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, internet bảo đảm kết nối liên hoàn, dự phòng giữa quân sự, công an, dân sự nhằm nâng cao năng lực bảo đảm thông tin khi có tình huống xảy ra.

                                          Công Tứ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030


Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024

Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024


Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân



Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh

Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh


Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Nghệ An

Kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Nghệ An


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An