Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 07/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về việc tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn" (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 21-CT/TU), tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số đông và nguồn lao động lớn, trong đó lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tỉ lệ lớn trong lực lượng lao động xã hội. Trong những năm qua bộ mặt nông thôn ngày càng được khang trang; nông nghiệp phát triển với tốc độ cao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng tăng lên; trình độ tay nghề, kiến thức nông nghiệp ngày càng tiến bộ... Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 07/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về việc tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn" (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 21-CT/TU), tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp, các ngành và người dân quan tâm, từng bước khắc phục tư tưởng thừa thầy thiếu thợ tại các địa phương, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn phù hợp với sự phát triển thực tiễn tại địa phương. Từng bước đưa nội dung đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn thành một nhiệm vụ quan trọng và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ ở các địa phương và các ngành, đơn vị liên quan.

Công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm[1]. Công tác tuyển sinh, đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn ngày càng được nâng cao về chất lượng, số lượng ngày càng đông và tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm tương đối cao[2].

Công tác xã hội hóa đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Tập trung huy động nguồn vốn của nhân dân, kể cả các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội trong đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo; tổ chức các loại quỹ khuyến học, khuyến tài để phát triển giáo dục nghề nghiệp[3]. Ngày càng được đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chú trọng. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo quy định; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong từng đơn vị

Công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác quản nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được chú trọng. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý thực hiện xây dựng, phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức...Các địa phương, ngành liên quan đã chủ động bố trí cán bộ quản lý, theo dõi công tác đào tạo nghề nghiệp tại Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội.

  Chương trình, giáo trình đào tạo thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới cho từng nghề và từng cấp trình độ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động và đáp ứng được các yêu cầu của công tác đào tạo, dạy nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề từng bước được quan tâm.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn được tổ chức thường xuyên. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện, qua đó kịp thời phát hiện, uốn nắn; xử lý các sai phạm, giúp các đơn vị thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn được triển khai kịp thời, qua đó triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề, dạy nghề và biểu dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng.

Tuy nhiên, Trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm như: Kết quả hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 chưa đạt kế hoạch đề ra. Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm; chất lượng đào tạo lao động của một số ngành, nghề chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động. Một bộ phận lao động nông thôn sau học nghề chưa áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh, không tạo được việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định, thu nhập không cao. Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết việc làm. 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TU, thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp và đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn.

Thứ hai: Tập trung củng cố, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030 theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo về số lượng, hợp lý về vùng miền; cơ cấu ngành, nghề, cấp trình độ đào tạo. Loại bỏ những ngành, nghề xã hội không có nhu cầu; bổ sung một số ngành, nghề mới nhu cầu sử dụng nhiều; lấy chất lượng, hiệu quả làm khâu đột phá. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tăng năng lực thực hiện; đa dạng phương thức, hình thức đào tạo giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới như: liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao; hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua hình thức ký biên bản ghi nhớ đào tạo, đặt hàng đào tạo, thực tập, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, đánh giá...

Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo tại nơi làm việc để tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề cao.

Thứ tư: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện nghiêm việc đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát trong việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

                                                  Phạm Công Tứ

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 


[1]Đến nay, toàn tỉnh có 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm: 09 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trong đó có 03 trường chất lượng cao, 16 trường nghề trọng điểm với 13 nghề cấp độ Quốc tế, 09 nghề cấp độ Khu vực Asean, 36 nghề cấp độ Quốc gia). Quy mô, cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người học, thị trường sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

[2]Công tác tuyển sinh tăng cả số lượng và chất lượng: Năm 2010 có 51.041 người (trong đó trình độ cao đẳng là 1.925, trung cấp là 5.238, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 43.878 người); năm 2015 là 59.064 người (trong đó trình độ cao đẳng là 2.599, trung cấp là 4.219, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 52.246 người); đến 30/5/2020 là 49.640 người (trong đó trình độ cao đẳng là 3.062, trung cấp là 5.541, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 41.037 người).

   Tỉ lệ tốt nghiệp so với số người đăng ký học nghề hàng năm chiếm tỉ lệ tương đối cao: Cụ thể như sau: Năm 2010 là 44.681 người (chiếm 61,25%); năm 2015 là 53.319 người (chiếm 90,27%); đến 30/5/2020 là 44.940 người (chiếm 90,53%). Số người có việc làm sau đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao, chủ yếu làm việc ở các doanh nghiệp trong tỉnh, doanh nghiệp ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động và tự tạo việc làm. Trong tổng số 520.856/580.110 lao động nông thôn học nghề đã tốt nghiệp, có 387.019 người có việc làm, đạt tỷ lệ 74,3%. Cụ thể như sau: Có 189.745 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (chiếm 49,02%); 53.895 người làm việc tại nước ngoài (chiếm 13,92%) và 143.379 người tự tạo việc làm (chiếm 37,04%). Một số nghề tỷ lệ có việc làm cao trên 85-90% như: Hàn, điện, điện tử, may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn...

[3]Trong 10 năm năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TU, đã huy động được 1.520.744 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, gồm: Đóng góp của người học 831.933 triệu đồng; các tổ chức cá nhân 568.396 triệu đồng; nguồn khác (hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ...) 120.415 triệu đồng. Huy động, khuyến khích được 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã vừa tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vừa bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho lao động nông thôn sau học nghề, nhất là trong lĩnh vực mây tre đan xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm...Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ là 76.091 người.

 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền