Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An: tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục và đào tạo nghề học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông

Nghệ An là một tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”; tính cách con người mạnh mẽ, cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học. Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 25/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục và đào tạo nghề học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt những kết quả tích cực.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã quán triệt và triển khai đến các tổ chức cơ sở đảng, các ngành, đoàn thể, tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục và đào tạo nghề học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phân luồng hướng nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ phát triển và hội nhập.

Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác phân luồng, hướng nghiệp đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt là các mục tiêu tại Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; thúc đẩy nhanh việc phân luồng theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Ban Bí thư về phổ cập giáo dục mâm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xoa mù chữ cho người lớn và Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đê án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phô thông giai đoạn 2018- 2025.

Số học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề ngày càng tăng: Tuyển sinh lớp 10, toàn tỉnh chỉ tuyển 75% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 các trường THPT; Số học sinh tham gia dự thi THPT quốc gia nhưng không có nguyện vọng xét tuyển đại học cao đẳng tăng từ 37,2% năm 2015 đển 42% nãm 2019. Số học sinh tham gia học nghề đạt trung bình 30%.

Mạng lưới, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghề nghiệp: Nghệ An là một trong những địa phương đứng tốp đầu của cả nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn đầu tư các trường chất lượng cao, nghề trọng điểm cẩp độ quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia. Cơ sở vật chất, thiết bị được tăng cường; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được nâng lên; cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn; nhu cầu của thị trường sử dụng lao động và hội nhập quốc tế.

Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn tỉnh đã có những bước phát triển về quy mô, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 67 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm 09 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo điều kiện tổ chức đào tạo cho hơn 60 ngành nghề ở 03 cấp trình độ với quy mô tuyển sinh gần 130 lượt người. Trong số này có 03 trường cao đẳng chất lượng cao, 16 trường được lựa chọn đâu tư ngành nghề trọng điểm với 13 lượt nghề cấp độ quốc tế, 9 lượt nghề cấp độ ASEAN, 36 lượt nghề cấp độ quốc gia.

Quy mô tuyển sinh đào tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 89.575 học sinh, sinh viên/năm; trong đó: Cao đẳng 7.975 sinh viên/năm; trung cấp 14.105 học sinh/năm, sơ cấp và đào tạo 67.675 học sinh/năm.

Chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biển tích cực và đạt được những kêt quả đáng kể. Học sinh, sinh viên của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn đã giành được thành tích cao tại Kỳ thi tay nghề quốc gia, có thí sinh đạt Huy chương bạc tại Kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề thế giới.

Cơ cấu ngành, nghề đào tạo đã được quy hoạch và phát triển tương đối hợp lý với chuyên dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu thị trường sử dụng lao động. Ngoài các ngành nghề truyền thống, các nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển. Hình thưc đào tạo được tô chức linh hoạt, đa dạng, như: Đào tạo chính quy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lưu động tại các xã, thôn, bản, đào tạo tại các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Số lượng đào tạo nghề ngày càng được tăng cao. Từ nãm 2016 - 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho 360.217 lượt người; gồm các câp trình độ: Cao đẳng 24.882 người, trung cấp 43.798 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 291.537 lượt người. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp được giải quyết việc làm đạt trên 80% với mức thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục được quan tâm chỉ đạo: Tỷ lệ trẻ em đi học giáo dục mầm non đúng độ tuổi từ 89% năm 2015 tăng lên 99,8% năm 2020. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học và THCS duy trì từ 97% đến trên 99%. Đến tháng 3/2021, đã có 21/21 huyện, thành, thị đạt phô cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 100% huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Ban Bí thư vê phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kêt quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn; Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS và THPT và Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đưa nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Tiêp tục chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các trường THCS, THPT, các trung tâm GDNN - GDTX tuyên truyền, đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp, tư vấn cho học sinh và phụ huynh để sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện gia đình.

- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Huy động đồng bộ các lực lượng xã hội, các đoàn thể chính trị, xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền cho thanh, thiếu niên, học sinh nhận thức đúng đắn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc. Tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo, lao động thương binh và xã hội, các ban, ngành, doanh nghiệp với các cơ quan truyền thông trong công tác hướng nghiệp, phân luồng. Quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề để các trường nghề lấy đó làm cơ sở tổ chức đào tạo sát thực tiễn.

- Đổi mới công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Chú trọng phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hạn chế giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp không được đào tạo hoặc đào tạo sai chuyên ngành.

- Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán trong chương trình phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp đồng bộ, hợp lý giữa các vùng miền, giữa các nhóm ngành nghề, nhất là quan tâm tới những vùng miền núi khó khăn. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người học và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong GDNN.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đổi với công tác hướng nghiệp, phẩn luồng và đào tạo nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả thực hiện việc phân luồng, hướng nghiệp của các cơ sở giáo đục và đào tạo trên địa bàn.

 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền