Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An: Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH TW khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông, điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ.

Tỉnh Nghệ An có đủ các dạng địa hình như: Miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nên tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong 10 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực; chất lượng môi trường được nâng cao; nhiều công trình, dự án về bảo vệ môi trường được đưa vào sử dụng, hoạt động hiệu quả thể hiện trên một số lĩnh vực như:

Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng chủ động hơn, các cấp, các ngành và người dân ngày càng nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cao trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Dần dần hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển. Từng bước giảm thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ quy mô tương đương giai đoạn 2015 - 2020 (năm 2022 giảm 60% so với năm 2013). Công tác  quản lý tài nguyên ngày càng được chú trọng, năm 2022, tỷ lệ diện tích đất đã đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh đạt 95,89% (Năm 2025, theo Nghị quyết 06/NQ-CP, sẽ hoàn thiện công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính).

Các mục tiêu về bảo vệ môi trường đặt ra cơ bản đã hoàn thành, không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư ngày càng được nâng cao, cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn, một số mục tiêu đạt được như: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xử lý đạt 78,6%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 97%. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý đạt 94,2%. Có 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 70% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 72%; tại các đô thị loại IV, loại V đạt 89,6%.

Công tác xử lý ô nhiễm môi trường tiến hành nghiêm túc, đã xử lý 77 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thuộc các quyết định của Thủ tướng chính phủ và UBND tỉnh); thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn cho UBND cấp huyện và các doanh nghiệp liên quan thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan có liên quan đẩy nhanh xử lý ô nhiễm tại cơ sở gây gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang tồn đọng trên địa bàn đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa thống nhất về nguy cơ cũng như cách thức ứng phó, nhiều địa phương chưa rõ, chưa đánh giá đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu mới chỉ được coi là nguy cơ mà chưa được xem là cơ hội để thúc đẩy theo hướng phát triển bền vững; chưa quan tâm đúng mức trong việc lồng ghép công tác biến đổi khí hậu và sự phối hợp liên ngành, liên vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về ứng phó với biến đổi khí hậu mới bước đầu được hình thành, chưa có hệ thống và thiếu đồng bộ, chưa rõ hướng đi và lộ trình. Các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn phân tán; các quy định về thích ứng chủ yếu về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phần lớn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa được bổ sung yếu tố biến đổi khí hậu. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới được thiết lập ở cấp tỉnh với đội ngũ cán bộ còn mỏng, chưa đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác nghiên cứu khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn thiếu đồng bộ, chưa đạt kết quả như yêu cầu của thực tiễn. Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vẫn chủ yếu tập trung vào ứng phó và khắc phụ hậu quả mà chưa chú trọng đúng mức đến chủ động phòng ngừa. Các hoạt động phòng chống thiên tai còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW thời gian tới cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm đó là:

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, hình thành ý thức chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường; phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên môi trường; tích cực ứng dụng và nhân rộng các mô hình thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, hiệu quả cao. Đối với các dự án đầu tư mới, đặc biệt coi trọng khâu thẩm định công nghệ, kiên quyết không chấp nhận các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ lạc hậu không đảm bảo môi trường, sử dụng lãng phí đất đai.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như: UNDP, WB, ADB, WHO... về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ môi trường; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Phát huy vai trò của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh, củng cố, tăng cường năng lực, bổ sung nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tạo cơ chế huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Quản lý chặt chẽ ngay từ khi xây dựng, phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng các báo cáo đánh giá tác động môi trường để sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đánh giá, kiểm soát chất lượng, trữ lượng nguồn nước, có kế hoạch khai thác hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

                                        Phạm Công Tứ 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền