Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Chống lại sự xuyên tạc lịch sử về Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Âm mưu xuyên tạc lịch sử là một chiến thuật tâm lý chiến, nhằm tác động vào quan điểm của người khác bằng cách thay đổi, lược bỏ hoặc chọn lọc, cắt xén, bóp méo thông tin lịch sử để đánh lừa, làm mất niềm tin và uy tín của đối tượng mà mình muốn tác động.

Bản chất của âm mưu xuyên tạc lịch sử là sự chọn lọc, sửa đổi, lược bỏ hoặc thêm vào những sự kiện lịch sử một cách không chính thống để tạo ra một bức tranh lịch sử không chính xác, thường nhằm phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự hoặc kinh tế. Tuy nhiên, khi nói đến việc xuyên tạc chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 của Việt Nam, thì các thế lực thù địch chủ yếu là các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cùng với một số tổ chức và cá nhân có quan điểm chống phá Việt Nam. Các thế lực này đã cố gắng lật đổ sự thật về chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam bằng cách tuyên truyền, viết sách, phim ảnh và thông qua mạng xã hội. Họ đã cố gắng làm cho thế giới tin rằng Việt Nam đã bị đánh bại và là nước thua cuộc, đồng thời chỉ trích Việt Nam là một nước cộng sản và đưa ra các lý do để giải thích sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh.

Những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của các thế lực thù địch (Ảnh chụp màn hình).

Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước.

Gần đây, chúng rêu rao rằng đó là “ngày quốc hận” khi Đảng Cộng sản Việt Nam cho quân Bắc Việt xâm chiếm miền Nam; “tháng 4 là tháng vo gạo bằng nước mắt”, “tháng 4 đen”; đây “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự hào”;....(?!)

Đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, sáo rỗng, mong muốn của những phần tử cơ hội, phản động và những thế hệ “lưu vong” tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng hòa về Chiến thắng 30/4/1975. Đồng thời, những luận điệu ấy đã bị chính những giá trị lịch sử, ý nghĩa trọng đại của Chiến thắng 30/4/1975 và thành tựu qua hơn 35 năm đổi mới của đất nước ta phủ nhận, phản biện.

Bởi trên thực tế, để có ngày toàn thắng, non sông thu về một mối, quân và dân ta đã phải kinh qua 21 năm trường kỳ kháng chiến, hy sinh, gian khổ, có những thời điểm tình thế cách mạng như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của Quân đội và nhân dân cả nước, cùng tinh thần đoàn kết, triệu người như một “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng”,… Bởi, Nam - Bắc là một nhà, cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, được cả thế giới và ngay cả người Mỹ ủng hộ. Từ việc kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, ủng hộ của dư luận quốc tế, với đường lối kháng chiến tài ba, quân và dân ta đã tạo nên chiến thắng 30/4/1975 lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu.

Hiện nay, một âm mưu nguy hiểm nữa đó là việc đánh tráo khái niệm cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ thành cuộc nội chiến của Việt Nam - đây là một trong những chiến lược tâm lý chiến của các thế lực thù địch được sử dụng để xuyên tạc lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Việt Nam. Theo chiến lược này, các thế lực thù địch đã cố gắng đưa ra ý kiến cho rằng "chiến tranh Việt Nam" là một cuộc nội chiến giữa hai phe. Tuy nhiên, sự thật là đây là một cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã thực hiện để kiểm soát Việt Nam. Việc đánh tráo khái niệm này đã được sử dụng rất hiệu quả để làm suy yếu động lực chiến đấu của quân đội và nhân dân Việt Nam, đồng thời làm giảm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bằng cách đánh tráo khái niệm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam thành "chiến tranh Việt Nam" như một cuộc nội chiến, các thế lực thù địch hy vọng sẽ giảm bớt sự chỉ trích và áp lực của cộng đồng quốc tế đối với các hành động xâm lược của Mỹ, nhất là để lớp trẻ lớn lên sẽ hiểu sai về cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, từ đó tôn sùng văn hóa Mỹ. 

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976) đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

Để đấu tranh phản bác những âm mưu xuyên tạc lịch sử Chiến thắng 30/4/1975 nói riêng và các sự kiện lịch sử khác của đất nước, của địa phương, đơn vị, cần thực hiện một số giải pháp sau: 

Thứ nhất, tăng cường giáo dục lịch sử trong hệ thống trường học: Các chính sách và chương trình giáo dục cần đổi mới, đưa nhiều nội dung giảng dạy lịch sử cách mạng Việt Nam vào chương trình học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa thăm địa chỉ đỏ để giới trẻ hiểu rõ hơn về sự thật của cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, từ đó giúp họ có khả năng phản bác những thông tin sai lệch và giữ vững niềm tin vào lịch sử chính nghĩa của dân tộc. 

Thứ hai, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và truyền thông: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và truyền thông về giá trị lịch sử, ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975, bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông như trang web, mạng xã hội, báo chí và phương tiện truyền thông khác, để lan truyền thông tin đúng đắn đến cộng đồng trong và ngoài nước. 

Thứ ba, sưu tầm, nghiên cứu khoa học và công bố tài liệu: tổ chức các hoạt ođọng sưu tầm, nghiên cứu khoa học và công bố các tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, như tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề, phát hành sách, tạp chí, tài liệu... để giúp người dân hiểu rõ hơn về sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với dân tộc Việt Nam. Các tài liệu này có thể bao gồm hồ sơ, tài liệu chính phủ, tài liệu của các nhân chứng sống còn và các nghiên cứu mới nhất về cuộc chiến. 

Thứ tư, thực hiện các chính sách pháp lý: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực truyền thông để đấu tranh, ngăn chặn những thông tin xấu độc, sai lệch, xuyên tạc về lịch sử, đồng thời theo dõi, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đã đưa ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc về lịch sử chính thống của đất nước, địa phương, đơn vị. 

Sỹ Thành 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 

Tin cùng chuyên mục

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề


Cảnh giác trước những âm mưu kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cảnh giác trước những âm mưu kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc


Tỉnh Nghệ An đạt giải tập thể xuất sắc Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3

Tỉnh Nghệ An đạt giải tập thể xuất sắc Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3


Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba


Nghi Lộc: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bcá các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Nghi Lộc: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bcá các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới


Vai trò của công tác nắm bắt dư luận xã hội đối với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền

Vai trò của công tác nắm bắt dư luận xã hội đối với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền


Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống tại Thị xã Thái Hòa

Công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống tại Thị xã Thái Hòa