Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo (BCĐ) và Thường trực BCĐ tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) và cải cách tư pháp (CCTP) đã duy trì nghiêm chế độ giao ban hàng tuần, giao ban khối nội chính hàng tháng, rà soát, bổ sung quy chế, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện công tác nội chính, CCTP với những biện pháp, giải pháp quyết liệt, căn cơ, bài bản, mang tính chủ động, kịp thời

Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, cục diện thế giới mới hình thành ngày càng rõ nét hơn, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và đồng minh; xung đột quân sự giữa Nga - Ucraina, Israel - Hamas; vấn đề Biển Đông vẫn thường trực nguy cơ xung đột cục bộ; các vấn đề an ninh phi truyền thống có xu hướng gia tăng mức độ nghiêm trọng; sức ép trong thực hiện các hiệp định, thỏa thuận quốc tế và tác động, can dự của các nước lớn trong công tác đối ngoại... đã đặt ra nhiều thách thức và tác động tiêu cực đến an ninh, lợi ích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong nước, các thế lực thù địch, phản động, chống đối gia tăng các hoạt động chống phá; một số vấn đề về an ninh, trật tự (ANTT) còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là vùng đặc thù, khiếu kiện, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, an ninh truyền thông, an ninh kinh tế, các loại tội phạm hình sự, kinh tế, lợi vụ chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao... đã tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là đối với công tác nội chính, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH).

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo (BCĐ) và Thường trực BCĐ tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) và cải cách tư pháp (CCTP) đã duy trì nghiêm chế độ giao ban hàng tuần, giao ban khối nội chính hàng tháng, rà soát, bổ sung quy chế, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện công tác nội chính, CCTP với những biện pháp, giải pháp quyết liệt, căn cơ, bài bản, mang tính chủ động, kịp thời; chỉ đạo xử lý, giải quyết ngay từ cơ sở các vấn đề nổi cộm, phức tạp, bức xúc về an ninh quốc gia, TTATXH; các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm... góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, TTATXH, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Một số kết quả nổi bật:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 7,14% (đứng thứ 26 cả nước, thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ). Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,11 tỷ USD (đạt 108,36% kế hoạch). Thu ngân sách đạt 21.275 tỷ đồng (đạt 134,2% kế hoạch). Thu hút đầu tư (tính đến 31/12/2023) tỉnh đã cấp mới cho 120 dự án, điều chỉnh 190 lượt dự án, với tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh 58.123 tỷ đồng, gấp 1,7 lần mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tỉnh Nghệ An tiếp tục nằm trong nhóm 10 địa phương (thứ 8) thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh đạt 1.605,5 triệu USD.

Hoạt động của BCĐ tỉnh về PCTN,TC và BCĐ CCTP tỉnh và cơ quan thường trực BCĐ cơ bản đáp ứng yêu tốt cầu nhiệm vụ: Ban Nội chính Tỉnh ủy (Cơ quan thường trực BCĐ) đã tham mưu Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BCĐ tỉnh về PCTN, TC ban hành 97 văn bản (01 quy chế, 05 kế hoạch, 05 quyết định, 24 báo cáo, 24 thông báo, 02 chương trình, 35 công văn) lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, PCTN, TC và CCTP. Trực tiếp ban hành 811 văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác nội chính, PCTN, TC và CCTP... Tham mưu nắm tình hình, đôn đốc, theo dõi tiến độ giải quyết các vụ việc, vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy; tổ chức các cuộc hội nghị giao ban công tác nội chính, cuộc họp Thường trực, BCĐ tỉnh về PCTN, TC, CCTP theo định kỳ; triển khai thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng BCĐ Trung ương về PCTN, TC tại các phiên họp của BCĐ Trung ương về PCTN, TC và CCTP. Chủ trì triển khai 03 đoàn kiểm tra, 02 đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính, PCTN, TC và CCTP tại 05 địa phương. Tham mưu Bí thư Tỉnh ủy tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ và thường xuyên (theo Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị). Đã tiếp 140 lượt công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và đăng ký tham dự phiên tiếp công dân định kỳ hàng tháng của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy theo quy định. Tiếp nhận 1.216 đơn thư gửi đến Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, BCĐ tỉnh về PCTN, TC. Đã xử lý giải quyết 1.216 đơn. Theo dõi, chỉ đạo 17 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Tham gia góp ý các văn bản về công tác nội chính, PCTN, TC và CCTP do các cơ quan, địa phương, đơn vị dự thảo…

Công tác nội chính đạt nhiều kết quan trọng: Triển khai có hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch về lĩnh vực quốc phòng, an ninh (QP-AN). Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo được giữ vững. Công tác tuyển quân, gọi nhập ngũ đầu năm đạt chỉ tiêu được giao; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng theo kế hoạch. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ và diễn tập phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn năm 2023 bảo đảm an toàn. Thực hiện có hiệu quả các đề án, nhiệm vụ QS-QP giai đoạn 2021 - 2025. Chủ động nắm chắc tình hình an ninh biên giới, vùng miền núi, dân tộc thiểu số nhằm tham mưu xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan ANQG. Thường xuyên phối hợp giữa các lực lượng nhằm tăng cường củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm an ninh nông thôn, đô thị; giải quyết ổn định các vụ việc khiếu kiện của công dân, không để phát sinh điểm nóng về ANTT. Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh mạng, an ninh đối nội, nhất là bảo vệ an toàn tuyệt đối các lượt đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội lớn, các mục tiêu trọng điểm, lễ hội trên địa bàn. Tuyên truyền định hướng dư luận, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước và phổ biến kiến thức về Luật An ninh mạng. Thực hiện tốt công tác an ninh đối nội, đối ngoại; đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các tổ chức, đối tượng phản động, không để xảy ra hoạt động khủng bố, phá hoại, hình thành tổ chức chính trị đối lập. Triển khai nhiều biện pháp, kế hoạch đấu tranh phòng, chống, truy quét tội phạm, nhất là các loại tội phạm nguy hiểm; hoạt động bán hàng đa cấp, các ổ nhóm tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản, ma túy, đánh bạc; hành vi vi phạm về pháo nổ, vật liệu nổ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu lâm sản, xăng dầu, khoáng sản, khai thác cát trái phép; mở nhiều đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn...

Ngành Công an đã phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm và công tác thi hành án hình sự bảo bảo các yêu cầu đề ra, đã khởi tố, điều tra 2.799 vụ, 5.433 bị can; hoàn thành hồ sơ chuyển Viện Kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 2.458 vụ, 4.720 bị can. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 94,6%, không để tố giác, tin báo tồn đọng, quá hạn giải quyết. Bắt, vận động đầu thú 68 đối tượng truy nã. Phối hợp lập 70 hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; 1.232 hồ sơ đề nghị đưa người đi cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc; 800 hồ sơ cai nghiện tại cộng đồng. Công tác quản lý bị can, phạm nhân, thi hành án hình sự bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân đã thực hành nghiêm quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tiếp nhận, giải quyết: 2.526 tố giác, tin; đã xử lý, giải quyết: 2.290 tố giác, tin báo; đang giải quyết: 236 tố giác, tin báo. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự: Thụ lý 2.741 vụ/5.508 bị can (trong đó khởi tố mới 2.458 vụ/4.720 bị can); cơ quan điều tra đã xử lý, giải quyết 2.565 vụ/4.878 bị can; đang giải quyết 394 vụ/865 bị can. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố: Thụ lý giải quyết 2.421 vụ/4.961 bị can. Viện kiểm sát đã xử lý, giải quyết 2.478 vụ/4.842 bị can; đang giải quyết 67 vụ/119 bị can. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự sơ thẩm: 2.741 vụ/5.508 bị cáo. Tòa án đã xử lý, giải quyết 2.466 vụ/4.095 bị cáo; đang giải quyết 275 vụ/603 bị cáo bị cáo. Phúc thẩm thụ lý 354 vụ/594 bị cáo; xử lý, giải quyết 280 vụ/430 bị cáo; đang giải quyết 74 vụ/164 bị cáo.

Công tác xét xử của Tòa án: Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Nghệ An thụ lý 12.342 vụ án các loại, đã giải quyết 10.521 vụ (đạt 85%). Các vụ án hình sự được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào xét xử oan người không có tội. Phát huy tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả, tạo điều kiện và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp.

Công tác thi hành án dân sự: Tổng thụ lý là 2.361,909 tỷ đồng (trong đó thụ lý mới là 1.002,973 tỷ đồng), đã thi hành xong 561,194 tỷ đồng, đạt 38% trong tổng số phải thi hành về tiền.

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân: Toàn ngành thanh tra đã triển khai 380 cuộc thanh tra hành chính. Qua thanh tra, phát hiện vi phạm với số tiền 85,331 tỷ đồng và 120.351 m2 đất (trong đó, kiến nghị thu hồi 59,817 tỷ đồng; kiến nghị giảm giá trị quyết toán, giảm cấp phát vốn và kiến nghị khác 25,514 tỷ đồng và 120.351 m2 đất), kiến nghị xử lý hành chính 118 tổ chức, 444 cá nhân có sai phạm. Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tiếp 6.182 lượt công dân, với 5.054 vụ việc (trong đó tiếp lần đầu 4.573 vụ việc, tiếp nhiều lần 481 vụ việc); tiếp 46 đoàn đông người; tiếp nhận 9.164 đơn thư (trong đó khiếu nại 482 đơn, tố cáo 3332 đơn, kiến nghị phản ánh 7.149 đơn). Tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh trong kỳ 195 vụ việc, đã giải quyết được 184/195 vụ việc, đạt tỷ lệ 94%. Hiện nay còn 11 vụ việc đang trong thời hạn giải quyết.

Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Chi cục Kiểm lâm: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ nhiều vụ việc liên quan đến gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán ma túy qua biên giới; xử lý nhiều vụ việc liên quan đến chặt phá rừng; khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép. Trong đó: Cục Hải quan đã xử lý 136 vụ (95 vụ xử lý vi phạm hành chính; 14 vụ liên quan đến pháo nổ; 19 vụ buôn bán ma túy, 08 vụ khác). Chi cục Kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ 425 vụ vi phạm lâm luật, lâm sản, tịch thu 380 m3 gỗ các loại, thu phạt 4,4 tỷ đồng. Cục Quản lý thị trường đã tổ chức kiểm tra 3.243 vụ việc, trong đó xử lý vi phạm 3.023 vụ, thu phạt hơn 5,4 tỷ đồng.

Kết quả công tác PCTN, TC: Công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện nghiêm túc, gắn với cải cách hành chính (CCHC); tổ chức 195 lớp tập huấn, hội nghị với 89.728 lượt người tham gia; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng các chuyên đề về công tác nội chính và PCTN,TC. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực: Ban cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện công khai toàn bộ thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh, của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, cập nhật đầy đủ thông tin về chủ trương, chính sách xã hội của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh. Đã kiểm tra 16 cuộc đột xuất tại 06 sở, ngành; 13 UBND cấp huyện; 33 xã, phường, thị trấn; đã kiến nghị thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã kiểm điểm đối với cán bộ, công chức, viên chức vị phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn tại 30 cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với 659 lượt cán bộ, công chức. Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch, thông suôta. Hiện có 18 sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 03 cơ quan chuyên môn ngành dọc đóng trên địa bàn (Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công ty Điện lực Nghệ An) với 1.370 TTHC được tiếp nhận tại Trung tâm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng phần mềm trong quản lý, điều hành được triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, địa phương; có 2.025/3.524 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 58,1%. Số người đã kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là 105 người; số người đã kê khai tài sản, thu nhập hằng năm là 5.220 người; số người đã kê khai tài sản, thu nhập bổ sung là 138 người; số người đã kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác cán bộ là 233 người. Tổng số người đã được công khai bản kê khai tài sản là 5.463 người; số người đã công khai bản kê khai tài sản bằng hình thức niêm yết là 3.209 người; số người đã công khai bản kê khai tài sản bằng hình thức công bố tại cuộc họp là 3.209 người.

Chế độ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, TC được thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước. Trong năm có 01 trường hợp người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Trách nhiệm của xã hội trong PCTN, TC, nhất là vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thường xuyên quan tâm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân; ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng có vai trò giám sát cán bộ, công chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, giám sát các chương trình, dự án, việc quản lý đất đai, các chính sách kinh tế, xã hội. Cơ quan báo, đài có nhiều bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về kết quả công tác PCTN. Phát huy vai trò của Nhân dân trong đóng góp, cung cấp thông tin, tố cáo các sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước của cán bộ, công chức; tố giác các sai phạm về kinh tế, tham nhũng; trực tiếp giám sát việc xây dựng công trình tại địa phương mình... Các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được thực hiện theo Luật PCTN, khắc phục, ngăn ngừa những kẽ hở có thể làm nảy sinh hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động thanh tra đã phát hiện 01 vụ việc, đã chuyển cơ quan điều tra; qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 01 vụ việc, đã chuyển cơ quan điều tra để xác minh làm rõ.

Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong kỳ, cơ quan điều tra thụ lý 44 vụ/158 bị can; đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 30 vụ/81 bị can. Viện kiểm sát hai cấp thụ lý giải quyết 30 vụ/81 bị can; đã giải quyết 26 vụ/65 bị can. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý sơ thẩm 37 vụ/89 bị cáo; đã xét xử 30 vụ/68 bị cáo. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện quyết liệt, đã thu hồi tài sản và khắc phục thiệt hại do tham nhũng với số tiền 6,257 tỷ đồng/8,509 tỷ đồng.

Kết quả công tác CCTP: Các cơ quan tư pháp đã thực hiện có trách nhiệm và chất lượng trong việc tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp. Năm 2023, Sở Tư pháp thực hiện góp ý, thẩm định 374 lượt dự thảo văn bản của tỉnh, Trung ương. Phát huy tốt vai trò của Tổ tư vấn nghiệp vụ pháp luật trong công tác tham mưu đường lối xử lý vụ việc, vụ án phức tạp về an ninh quốc gia, TTXH, kinh tế môi trường, không để xảy ra oan, sai. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp tiếp tục thể hiện rõ vai trò công tố, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân hai cấp tăng cường thực hiện cải cách TTHC tư pháp, tiếp tục phát huy hiệu quả của bộ phận hành chính - tư pháp một cửa với quy trình xử lý công việc bảo đảm, đơn giản. Trong xét xử các loại án, tòa án các cấp đã chú trọng nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án và lấy kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ chủ yếu để ra bản án theo tinh thần CCTP. Tổ chức và hoạt động của các chế định bổ trợ tư pháp theo tinh thần CCTP được phát huy và thực hiện chặt chẽ: Có 62 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 43 văn phòng luật sư và 19 công ty luật với 200 luật sư là thành viên Đoàn Luật sư. Có 95 giám định viên tư pháp, 03 tổ chức giám định tư pháp công lập, 09 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Có 37 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 03 phòng công chứng và 34 văn phòng công chứng với 74 công chứng viên là hội viên của Hội Công chứng viên tỉnh Nghệ An. Có 03 văn phòng Thừa phát lại; 07 thừa phát lại; đã đăng ký và tiếp nhận 806 vi bằng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp được các cơ quan tư pháp quan tâm, chú trọng.  Công an tỉnh: Hoàn thành việc tuyển sinh công an nhân dân năm 2023 đối với 796 trường hợp, tuyển chọn 275 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2023. Mở 34 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công an xã, bồi dưỡng tiếng dân tộc, tiếng Lào...; chọn, cử 554 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Cử 35 đồng chí tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức được 09 cuộc tập huấn; phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mở lớp “Bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự cho kiểm sát viên, kiểm tra viên” bằng hình thức trực tuyến tới 76 công chức; tổ chức cuộc thi viết kháng nghị phúc thẩm bản án hình sự.  Tòa án nhân dân tỉnh: Cử 07 đồng chí thẩm tra viên, thư ký tòa án nhân dân hai cấp tham gia học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử; 06 đồng chí tham gia học nghiệp vụ thư ký tại Học viện Toà án; 09 đồng chí thẩm tra viên, thư ký viên tòa án nhân dân hai cấp tham gia kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp năm 2023; 05 đồng chí thẩm phán sơ cấp toà án nhân dân hai cấp tham dự kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán trung cấp năm 2023. Cục Thi hành án dân sự: Tiếp nhận 08 công chức trúng tuyển kỳ tuyển dụng công chức. Điều động, bổ nhiệm 06 phó chi cục trưởng, 01 phó trưởng phòng; bổ nhiệm lại 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng; đề nghị Tổng cục THADS bổ nhiệm lại 01 chi cục trưởng. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 04 chấp hành viên, 01 thẩm tra viên. Biệt phái 01 công chức; điều động 03 công chức; thực hiện tinh giản biên chế đối với 02 công chức. Sở Tư pháp: Thực hiện luân chuyển trưởng phòng hành chính tư pháp và trưởng phòng xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; 02 cán bộ tại Trung tâm phục vụ hành chính công; tiếp nhận, bổ nhiệm đối với chức danh Chánh Thanh tra Sở. Công tác giám sát của cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp. Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp hiệu quả.

Có thể thấy, năm 2023, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhưng tình hình an ninh quốc gia, TTATXH được bảo đảm; công tác QS-QP địa phương tiếp tục được củng cố, tăng cường. Lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp, bảo đảm tốt ANTT. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đảm bảo đúng quy định pháp luật. Ban Chỉ đạo tỉnh về PCTN, TC, CCTP đã chủ động triển khai tốt các nhiệm vụ; các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm công tác tiếp dân, xử lý giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Các sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra được kiến nghị xử lý kịp thời. Các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ nhiều vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; phối hợp xử lý được nhiều vụ việc, vụ án phức tạp, kéo dài. Công tác CCHC, CCTP được chỉ đạo kịp thời, quyết liệt...  góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  

Cao Nguyên Hùng - Phó phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030


Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng


Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh

Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh


Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay

Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay


Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện


Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị

Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị


Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An

Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An


Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023


Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024


Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới