Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Thực trạng và giải pháp liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 đến nay

Những năm qua, việc thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đã góp phần phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu thị trường…

Nghệ An là một trong số các địa phương phát triển mạnh các sản phẩm OCOP. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh hiện có 562 sản phẩm; trong đó, có 526 sản phẩm đạt 3 sao, 35 sản phẩm đạt 4 sao, 01 sản phẩm đạt 5 sao và 02 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá, công nhận. Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận (sau Hà Nội).

Kết quả xây dựng chuỗi liên kết giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An trong thời gian qua:

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác vùng nguyên liệu địa phương và chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, Gừng Kỳ Sơn; Gà đồi Thanh Chương, Gạo Vĩnh Hòa, Lạc Diễn Châu. Doanh thu của các sản phẩm đạt hạng 03 sao trở lên hàng năm tăng khoảng 8,0%. Hàng năm, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), hỗ trợ, kết nối tiêu thụ khoảng 50.000 - 60.000 tấn cam, 20.000 - 30.000 tấn quýt, 25.000 - 30.000 tấn dứa quả, 5.000 tấn gừng, 5.000 tấn chanh; các sản phẩm chế biến như: Trà dược liệu Pù Mát, sản phẩm từ sen của HTX Sen quê Bác, Bánh đa Đô Lương, Lạc sen Diễn Châu, thủy hải sản Biển Quỳnh, thủy hải sản Cửa Lò, Giò bê Nam Đàn, tinh nghệ và hơn 800 tấn thủy hải sản chế biến... Đến nay có 94/562 sản phẩm OCOP, đa phần là sản phẩm nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản đã vào được hệ thống các chuỗi cung ứng như: BigC, MM Mega Market, Lotte, Bách hóa Xanh, Aeon, Maxi Mart… hệ thống các cửa hàng thực phẩm, bách hóa, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Một số sản phẩm OCOP chế biến từ nông sản đã tìm được thị trường xuất khẩu ổn định, như: Sản phẩm chè búp có thị trường ổn định tại các nước Tây Á; sản phẩm nước mắm tiêu thụ tại thị trường Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số sản phẩm đã xuất khẩu qua các thị trường khó tính như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh đã hỗ trợ mở gian hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp (DN) sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản, thủy sản trong tỉnh. Đến nay, Sàn giao dịch TMĐT Nghệ An đã hỗ trợ được hơn 470 DN và thương nhân đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng; thu hút trên 9,2 triệu lượt truy cập; giới thiệu và chào bán 3.723 các sản phẩm và dịch vụ. Tính đến hết tháng 5/2024, đã có 266.373 hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An được đưa lên các sàn TMĐT; có 300.047 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; đã có 8.836 sản phẩm được đưa lên sàn, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

Sự phát triển của sản phẩm OCOP bước đầu đã hình thành liên kết theo chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt gắn với vai trò của các HTX, DN vừa và nhỏ của tỉnh. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nhất là phát huy vai trò lao động nữ và lao động đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như: Sản phẩm Dệt Thổ cẩm gắn với các Làng du lịch cộng đồng (Homstay) của bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến); bản Khe Rạn (xã Bồng Khê); bản Nưa (xã Yên Khê); bản Xiềng (xã Môn Sơn) của huyện Con Cuông... đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 150 hộ với 205 lao động, thu nhập bình quân 3,8 - 4,2 triệu đồng/người/tháng; ngoài ra, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

Sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Tuy trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề do dịch, bệnh Covid-19, nhưng doanh thu của nhiều chủ thể vẫn tăng từ 10-15%, điển hình là Công ty cổ phần Biển Quỳnh, Công ty dược liệu Pù Mát, Lạc Diễn Thịnh - Diễn Châu... Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường... Điển hình là sản phẩm của: Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát, Công ty cổ phần khoa học công nghệ tảo VN, Công ty cổ phần Biển Quỳnh, Công ty TNHH Đức Phong, Công ty Hasafood, Công ty cổ phần tập đoàn BOMETA, Công ty TNHH MAMI FARM; HTX nông nghiệp Sen quê Bác, HTX chè Thanh Chương, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Tâm...

Về cơ cấu sản phẩm: Trong 562 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, nhóm thực phẩm có 461 sản phẩm (82%); nhóm đồ uống có 35 sản phẩm (6,2%); nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu có 29 sản phẩm (5,2%); nhóm hàng thủ công, mỹ nghệ có 26 sản phẩm (4,6%); chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch với 11 sản phẩm (2,0%).

Về chủ thể tham gia: Hiện có 346 chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao OCOP trở lên, trong đó có 59 DN vừa và nhỏ (chiếm 17,1%) với 152 sản phẩm; 110 HTX (chiếm 31,8%) với 184 sản phẩm; 55 tổ hợp tác (chiếm 15,9%) với 60 sản phẩm; 122 hộ kinh doanh (chiếm 35,2%) với 166 sản phẩm.

Có thể khẳng định, Chương trình OCOP góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, phát huy các làng nghề truyền thống, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP của Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Các DN, HTX khó khăn trong việc thuê đất sản xuất, vay vốn, chưa được tiếp cận nhiều với các khóa tập huấn nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, chương trình kết nối, với mục tiêu cao nhất đưa sản phẩm OCOP ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Công tác quản trị, kinh doanh và tính chủ động tìm kiếm thị trường của các DN OCOP chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất và XTTM còn hạn chế. Việc thu hút các DN đầu tư phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị còn ít và chưa hiệu quả; sự gắn kết sản xuất với chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm giữa các DN chưa phổ biến. Hoạt động XTTM, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị. Chưa tổ chức được các hội chợ triển lãm có quy mô lớn để quảng bá hàng hóa của tỉnh. Sản phẩm OCOP sản xuất chủ yếu bằng thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, giá thành cao. Một số DN, HTX chưa quan tâm đến kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói, nhất là các loại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ nên chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Công tác XTTM, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP chưa được quan tâm đúng mức, đến nay mới chỉ có 03 điểm trình diễn bán hàng OCOP; hiện tại các địa phương, DN sản xuất sản phẩm hàng hóa OCOP còn thiếu điểm để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và XTTM kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch.

Từ thực tiễn phát triển chuỗi liên kết sản phẩm OCOP của tỉnh nêu trên, kiến nghị một số nhóm giải pháp Phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An trong thời gian tới:

1- Nhóm giải pháp đối với các cơ quan nhà nước hỗ trợ DN OCOP

Nhà nước cần tổ chức và hỗ trợ các đơn vị OCOP đẩy mạnh hoạt động XTTM, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc gắn với văn hóa cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với các khu du lịch trọng điểm. Xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP, tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ để nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường. Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm bán hàng OCOP, các tuyến phố OCOP...

Ngoài ra, cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong quảng bá, giới thiệu và XTTM nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường nước ngoài. Tạo môi trường và điều kiện thu hút doanh nghiệp nước ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc tế; thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sản phẩm OCOP; phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu; nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước. Tích cực tham gia, tổ chức các sự kiện, diễn đàn khu vực, quốc tế về OCOP để mở rộng cơ hội thị trường của sản phẩm OCOP, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch Nghệ An. Đồng thời, lựa chọn, hỗ trợ các sản phẩm OCOP được cấp chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, có tiềm năng, lợi thế vùng để tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành lớn tại các thị trường trọng điểm... nhằm khảo sát thị trường, tạo cơ hội cho các chủ thể thực hiện sản phẩm OCOP tiếp xúc, đàm phán với đối tác, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm OCOP.

2- Nhóm giải pháp đối với các đơn vị OCOP

Thứ nhất, tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng, liên kết chuỗi. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa DN sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

Thứ hai, các DN, HTX, hộ nông dân kịp thời đổi mới phương pháp chế biến, bảo quản sau thu hoạch để giữ được sản phẩm ngon và lâu hơn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thu hút các DN tham gia xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản tại các khu cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu nhằm bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị nông sản, chủ động nguồn hàng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức liên kết vùng nguyên liệu, bảo đảm ổn định về số lượng, chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông sản.

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ. Các DN OCOP cần nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất thích ứng với nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, khắc phục phụ thuộc vào thời tiết, tăng năng suất, giảm lao động thủ công, đặc biệt cần chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu cải tiến chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, ứng dụng rộng rãi TMĐT trong kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại thông minh và máy vi tính, cách thức tham gia thị trường TMĐT và các công cụ như tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), tiếp thị trực tuyến (marketing online)... giúp HTX, DN xuất khẩu livestream quảng bá hình ảnh sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng tầm giá trị thương hiệu của sản phẩm OCOP.

Thứ năm, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ gắn với sản phẩm. Đẩy mạnh công tác XTTM, quảng bá thương hiệu sản phẩm bài bản, đồng bộ và thường xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP. Xây dựng, mở rộng, phát triển hệ thống siêu thị trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm (nhất là những đặc sản đặc trưng vùng, miền), cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và chủ thể sản xuất sản phẩm đến người tiêu dùng.

Thứ sáu, tập trung thu hút vốn, mở rộng nhiều hình thức huy động vốn qua liên kết cùng đầu tư, chia sẻ quyền lợi với các DN khác hay các cá nhân trong cùng địa phương và ngoài địa phương. Tổ chức và tham gia các HTX cổ phần để huy động vốn. Đẩy mạnh chuỗi liên kết hợp tác cùng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên nguyên tắc cùng đóng góp về vốn.

Cao Nguyên Hùng 

Phó Giám đốc TTXTĐT-TM&DL tỉnh 

Tin cùng chuyên mục

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030

Một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2025 -2030


Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Một số kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác Đảng


Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh

Nghệ An: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bảo đảm công bằng và thúc đẩy quyền tự do kinh doanh


Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

Nghi Lộc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện


Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị

Nghệ An: Kết quả 05 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị


Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An

Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An


Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp


Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024


Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới