Banner văn phòng tỉnh ủy sub-site-1

Tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc nhằm giữ vững nguyên tắc hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng

Bổ sung, sửa đổi kịp thời quy chế làm việc của cấp ủy là nhằm quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; xác lập mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Công tác tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy là việc làm quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm vai trò tập thể lãnh đạo của cấp ủy, phát huy có hiệu quả trách nhiệm cá nhân cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu và giải quyết tốt các mối quan hệ công tác. Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp uỷ không phải là vấn đề mới, nhưng qua nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn kinh nghiệm trong tham việc mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy còn có nhiều vấn đề cần xem xét, thảo luận và đúc rút kinh nghiệm.

Qua nghiên cứu xem xét thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết các cấp ủy ngay sau đại hội đảng đã xây dựng được quy chế làm việc theo đúng với hướng dẫn của Trung ương và của cấp trên. Các cấp ủy, tổ chức đảng đảng đã bám sát quy chế, tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với tập thể cấp ủy và từng ủy viên; đã xây dựng được chương trình công tác và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm. Các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ được duy trì và thực hiện có hiệu quả. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế bài bản hơn, nền nếp hơn, khoa học hơn; công sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc ngày càng được quan tâm chăm lo nhiều hơn.

Tuy nhiên, ở một số cấp ủy, việc sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc vẫn chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí có nơi trong suốt nhiệm kỳ chưa tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; có nơi đã triển khai tổ chức thực hiện nhưng quá trình bổ sung, sửa đổi vẫn chưa chuẩn, chưa thật khoa học, nhất là về mặt quy trình tổ chức thực hiện. Một số cấp ủy sản phẩm sửa đổi mới chỉ là của một vài cá nhân được giao nhiệm vụ tham mưu trực tiếp, chưa phải là sản phẩm trí tuệ của tập thể, được nhiều tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, đóng góp ý kiến. Một số ủy viên cấp ủy được xin ý kiến nhưng chưa thật sự tâm huyết đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiệu quy chế; có lúc, có nơi còn xem việc cho ý kiến chỉ là một quy trình trong tổ chức thực hiện việc bổ sung, sửa đổi, chưa chú trọng về chất lượng, tính pháp lý, tính phản biện…

Một trong những nguyên nhân khiến cho đảng bộ chưa thực sự đoàn kết, vững mạnh, hoạt động có nguyên tắc, nền nếp là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc điều hành, tổ chức thực hiện, tham mưu sửa đổi bổ sung quy chế làm việc còn hạn chế; có nơi, có việc chưa đủ, chưa đúng quy trình. Công tác tham mưu triển khai sửa đổi, bổ sung quy chế và tổ chức thực hiện quy chế chậm, hoặc không sửa đổi, bổ sung, dẫn đến có những thời điểm, có những vụ việc vi phạm nguyên tắc của Đảng; xảy ra tình trạng buông lỏng lãnh đạo, quản lý; mất dân chủ, vượt thẩm quyền, không xác định rõ và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý các mối quan hệ công tác chưa thật sự nhuần nhuyễn, hiệu quả… Việc thiếu quy chế hoặc tham mưu sửa đổi, bổ sung chưa tốt, thường dẫn đến tình trạng lãnh đạo và giao nhiệm vụ theo kinh nghiệm, dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lợi dụng chức vụ để làm trái quy định, thậm chí vi phạm pháp luật. Cấp ủy viên xác định nhiệm vụ không rõ, chạy theo sự vụ và khi gặp khó khăn vướng mắc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; có những việc chưa thực sự lấy quy chế làm căn cứ, cơ sở để giải quyết công việc. Một số công việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giải quyết của cấp mình nhưng tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, đã ỷ lại chờ ý kiến cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy, nên đã tạo sự ôm đồm, không đúng người, đúng việc, không đúng thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Để góp phần tham mưu cho cấp ủy, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp ủy trong thời gian qua.

Quy chế làm việc của cấp ủy được ban hành từ đầu nhiệm kỳ đại hội Đảng là văn bản cụ thể hoá các nguyên tắc, quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành các nguyên tắc, chế độ, quy định hoạt động của tổ chức đảng. Tuy nhiên, trong mỗi nhiệm kỳ, tại mỗi thời điểm, hệ thống văn bản của Trung ương có sự thay đổi, đồng thời quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy có những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan tới an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại,… thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của tập thể ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy nhưng chưa được quy định trong quy chế làm việc của cấp ủy, đòi hỏi cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy phải đề xuất để bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp ủy một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Việc bổ sung, sửa đổi kịp thời quy chế làm việc của cấp ủy là nhằm quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; xác lập mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Những điều, khoản quy định trong quy chế buộc tất cả mọi thành viên trong cấp ủy phải chấp hành và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Trước hết, cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy, phải tham mưu cho trường trực cấp ủy, thành lập tổ công tác sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy. Chủ trì là văn phòng cấp ủy; thành phần tổ công tác gồm văn phòng hội đồng nhân dân, văn phòng ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và một số cơ quan, ban, ngành có liên quan.

Theo chức năng, nhiệm vụ phân công, tổ công tác tham mưu xây dựng quy trình sửa đổi, bổ sung quy chế; báo cáo quá trình tổ chức thực hiện quy chế của cấp ủy; dự thảo quy chế sửa đổi, bổ sung (dưới dạng đầy đủ và dạng bảng biểu để đối chiếu so sánh); tham mưu tổ chức lấy ý kiến đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền; chuẩn bị các tờ trình, tài liệu liên quan, trình hội nghị thường trực, ban thường vụ, ban chấp hành xem xét, quyết định việc sửa đổi bổ sung; tự giải tán khi hết yêu cầu nhiệm vụ.

Báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai việc tổ chức thực hiện quy chế phải được thực hiện một cách cẩn trọng, khách quan, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà tập thể, các cấp ủy viên đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tập trung chủ yếu vào một số nội dung cơ bản như: Việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của tập thể ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; việc thực hiện nguyên tắc, chế độ làm việc, phương pháp công tác, mối quan hệ công tác… Đồng thời báo cáo nêu lên được ưu điểm; chỉ ra được tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế.

Tham mưu thường trực cấp ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và bộ phận phân công theo dõi quy chế của cấp ủy cập nhật, rà soát các văn bản của Trung ương, nhất là những văn bản mới ban hành sau thời điểm ban hành quy chế của cấp ủy; tổng hợp các nội dung, nhiệm vụ phát sinh trong thực tiễn thuộc thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét, xử lý…của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy nhưng chưa có trong quy chế, tổng hợp vào tờ trình đề nghị cấp ủy xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Việc xây dựng dự thảo báo cáo quá trình tổ chức thực hiện quy chế; tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung quy chế; biểu tổng hợp các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung… Tổ công tác báo cáo thường trực cấp ủy cho ý kiến thông qua các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung để thực hiện quy trình lấy ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các đồng chí ủy viên.

Trên cơ sở ý kiến của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tổ công tác tổng hợp, tiếp thu, giải trình trước hội nghị thường trực cấp ủy thông qua trình hội nghị ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến để trình hội nghị cấp ủy xem xét, quyết định thông qua các nội dung sửa đổi, bổ sung và chỉ đạo ban hành triển khai tổ chức thực hiện.

Thực hiện tham mưu có hiệu quả việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc và sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy đã góp phần giữ vững nguyên tắc hoạt động của cấp ủy theo Điều lệ Đảng và các quy định liên quan. Tuy nhiên, để việc sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc đạt hiệu quả như mong muốn, xin nêu lên một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Quy chế làm việc của cấp ủy có tầm quan trọng, có phạm vi tác động lớn, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong toàn đảng bộ, bởi vậy việc tham mưu bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy là việc làm cần thiết để để giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đồng thời xem đây không phải là sản phẩm của một hay một vài cá nhân nào đó, mà là sản phẩm của cấp ủy, do cấp ủy tạo ra, để cấp ủy thực hiện, theo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng trên cơ sở các văn bản của cấp có thẩm quyền và thực tiễn tại địa phương, đơn vị.

Thứ hai: Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế là vấn đề cần thiết, kịp thời, nhưng không tùy tiện, mà phải được tiến hành một cách bài bản, khoa học, có căn cứ pháp lý rõ ràng; nội dung bổ sung, sửa đổi phải phải đúng trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền; quy trình sửa đổi, bổ sung phải chặt chẽ; thời điểm tiến hành phải phù hợp; tránh tình trạng quy chế của cấp ủy không ổn định, thay đổi thường xuyên, gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thứ ba: Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế về cơ bản không nên làm thay đổi kết cấu, bố cục, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng,…mà chủ yếu là những nội dung cụ thể được Trung ương mới quy định hoặc những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của địa phương, đơn vị, nay cần được cụ thể hóa vào quy chế để tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nền nếp, đúng quy định.

 Thứ tư: Quá trình thực hiện bổ sung, sửa đổi cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc, có phương pháp khoa học, thực hiện nghiêm túc quy trình các bước bảo đảm chặt chẽ, nhất là việc lấy ý kiến vào các dự thảo; cần biên tập quy chế dưới dạng bảng biểu đối chiếu, so sánh giữa quy chế hiện hành và quy chế đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, cấp có thẩm quyền đóng góp ý kiến được thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Thứ năm: Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, bộ phận theo dõi quy chế cấp ủy, cập nhật đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện những tồn tại, “lỗ hổng” trong quy chế, đề xuất, kiến nghị cấp ủy sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất, không ngừng củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy.

                                               Bùi Văn Vinh 

Văn phòng Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Hoàng Mai: Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu câu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An

Hội LHPN Nghệ An: Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Nghệ An


Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023

Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Chương lãnh đạo hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội năm 2023


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp


Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024

Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2024


Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC năm 2023


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới


Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024


Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023

Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023


Một số kết quả thực hiện quyền trẻ em và các vấn đề về trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2023

Một số kết quả thực hiện quyền trẻ em và các vấn đề về trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2023


Một số kết quả việc chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023

Một số kết quả việc chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Đảng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Đảng


Kết quả công tác đối ngoại năm 2023

Kết quả công tác đối ngoại năm 2023