Banner Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy sub-site-1

Quy định về nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật

Thẩm quyền ban hành văn bản về công tác kiểm tra được nâng lên theo từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng

Ngày 28/7/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 22-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (Quy định 22), thay thế Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Quy định có nhiều điểm mới, từ tên gọi, kết cấu và nội dung, mang tính đột phá, cải cách, thể hiện sự phát triển về lý luận, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trong đó, lần đầu tiên quy định nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao của ủy ban kiểm tra (UBKT) trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật tại điểm 4.6, khoản 4, Điều 8: "Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý thì chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến UBKT cùng cấp để kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của Đảng. UBKT xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án do các cơ quan chức năng thụ lý".

Nhìn lại quá trình hướng dẫn, quy định thi hành Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng 20 năm qua, có thể thấy công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật ngày càng được Đảng quan tâm, chú trọng; hiệu lực, thẩm quyền ban hành văn bản này được nâng lên theo từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Cụ thể: Nhiệm kỳ Đại hội IX, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 10-QĐ/TW, ngày 25/9/2001 kèm theo Hướng dẫn. Nhiệm kỳ Đại hội X, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 kèm theo Hướng dẫn. Nhiệm kỳ Đại hội XI, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; giao UBKT Trung ương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

Nhiệm kỳ Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 22, ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; giao Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể một số nội dung thực hiện. Quy định 22, với kết cấu 07 chương, 36 điều, quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng theo chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, UBKT các cấp, thay vì hướng dẫn, quy định thi hành Điều lệ Đảng theo từng điều trong Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng như các khóa trước, vừa bảo đảm tính kế thừa, khoa học, đồng thời giải quyết được cơ bản các bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Những điểm mới về nội dung của Quy định nhằm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Trung ương, phù hợp với thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng trong giai đoạn hiện nay; có tính khái quát, toàn diện hơn, phạm vi áp dụng rộng hơn, điều khoản thi hành cụ thể, dễ thực hiện.

Sự cần thiết quy định về nhiệm vụ của UBKT trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật

Trước đây, mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng UBKT các cấp cũng đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, nhất là trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiệm kỳ Đại hội IX, nhằm thực hiện chủ trương xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng, UBKT Trung ương xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục phục vụ cấp ủy thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, trước hết là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tiến hành đồng bộ các mặt công tác kiểm tra, mà trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm. UBKT các cấp đã kiểm tra gần 97 ngàn đảng viên và gần 15 ngàn tổ chức đảng. Riêng UBKT Trung ương đã kiểm tra 56 đảng viên và 18 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, tăng gần hai lần so với nhiệm kỳ trước. Đã kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ, đảng viên trong một số vụ việc nghiêm trọng, như: Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án Lã Thị Kim Oanh, vụ án ở Công ty xuất nhập khẩu Yên Bái, vụ án Mường Tè (tỉnh Lai Châu); các vụ ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; chỉ đạo và xử lý kỷ luật đối với cán bộ liên quan đến vụ án Phạm Văn Phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu... Qua đó, đã tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kịp thời xem xét, xử lý vi phạm của cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và chuyển cơ quan chức năng tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật đối với những trường hợp vi phạm pháp luật. Mặc dù vậy, trong xử lý vi phạm, việc phối hợp với các cơ quan chức năng có nơi còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nên có những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, những vụ án lớn liên quan đến nhiều cán bộ, đảng viên chưa được phối hợp xem xét, xử lý về kỷ luật đảng; một số trường hợp xử lý thiếu công bằng, nghiêm minh, thậm chí bỏ lọt vi phạm, nhất là vi phạm về tham nhũng, lãng phí. 

Nhiệm kỳ Đại hội X, Đảng ta yêu cầu: Xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với những cán bộ, công chức tham nhũng, bao che cho tham nhũng, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của nhân dân, dù người đó ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Khai trừ những đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 5 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. UBKT các cấp đã kiểm tra hơn 15 ngàn tổ chức đảng và hơn 73 ngàn đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, UBKT Trung ương kiểm tra 54 tổ chức đảng và 128 đảng viên. Đáng chú ý là, qua kiểm tra, UBKT Trung ương kết luận đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước, với khoản nợ hơn 80 ngàn tỉ đồng, dẫn đến Tập đoàn Vinashin có nguy cơ phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, thiệt hại lớn cho Nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Qua đó, đã quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đảng và chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều 32, Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 của Bộ Chính trị. Đồng thời, đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan đối với những vi phạm của Tập đoàn Vinashin; chỉ đạo các ngành chức năng như thanh tra, kiểm toán, tài chính, ngân hàng đánh giá toàn diện, đúng thực chất đối với Vinashin. Tuy nhiên, nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước nghiêm trọng, nhưng tổ chức đảng ở cơ sở không phát hiện được, không có khả năng ngăn chặn và xử lý kịp thời. Cấp ủy, tổ chức đảng chưa chủ động, tích cực đi sâu nắm tình hình, nên hầu hết các vụ tham nhũng, tiêu cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra phát hiện được mà chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí nêu ra. Công tác kiểm tra chưa đi sâu vào kiểm tra các lĩnh vực dễ vi phạm tiêu cực, tham nhũng, thất thoát. 

Từ nhiệm kỳ Đại hội XI, trước tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi; công tác kiểm tra, giám sát chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng, Đảng ta yêu cầu: Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bộ Chính trị khóa XII ban hành Quy định trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong công tác phòng, chống tham nhũng số 01-QĐi/TW, ngày 10/5/2018. 

Trong hai nhiệm kỳ XI và XII, UBKT các cấp kiểm tra gần 32 ngàn tổ chức đảng, gần 103 ngàn đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, UBKT Trung ương khóa XII đã kiểm tra 35 tổ chức đảng và 41 đảng viên (tăng 169% số tổ chức đảng và tăng 24% số đảng viên so với nhiệm kỳ XI); đã kiểm tra chuyên đề về công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại nhiều tỉnh, thành phố. Một trong những điểm nổi bật rõ nét trong nhiệm kỳ XII là: "UBKT các cấp đã đóng vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng... đưa công tác phòng, chống tham nhũng thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, một nội dung quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát"(1). UBKT Trung ương đã vào cuộc kịp thời; kiểm tra, xem xét, kết luận rõ vi phạm của nhiều tổ chức đảng là ban thường vụ đảng ủy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; ban cán sự đảng bộ chủ quản, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; cán bộ, đảng viên là người đứng đầu, giữ trọng trách về kinh tế, là bí thư ban cán sự đảng, bộ trưởng; bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty có vốn Nhà nước do thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, vi phạm pháp luật. Điển hình liên quan đến các vụ án, vụ việc tại: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tổng Công ty PVC và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Công ty Bóng đèn Điện Quang; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Tổng Công ty Viễn thông Mobifone và Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông... đã được UBKT Trung ương xử lý kỷ luật đảng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ban Chấp hành hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xử lý nghiêm minh các vi phạm và chuyển cơ quan chức năng tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật đối với những trường hợp vi phạm pháp luật, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, góp phần cảnh tỉnh, răn đe trong Đảng. 

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 70 tổ chức đảng và hơn 8 ngàn đảng viên vi phạm. UBKT Trung ương đã thành lập 10 đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật 01 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, 7 cán bộ diện Trung ương quản lý và nhiều cán bộ, lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp nhà nước có sai phạm. Trong đó, đã kết luận đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước và đã tham mưu Trung ương thi hành kỷ luật theo quy trình, quy định trước khi đồng chí này bị khởi tố điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty 3/2…

Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ; việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế thì công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cần phải được quan tâm, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong giải quyết vụ án, vụ việc. Đồng thời, khắc phục khó khăn, vướng mắc cho UBKT các cấp khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật.

Từ thực tế trên, để đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: "Xây dựng và hoàn thiện quy định, quy chế, quy trình nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng... Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật"(2). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: "Kỷ luật của Đảng phải thực hiện trước, là tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự"(3). Chính vì vậy, Điểm 4.6, khoản 4, Điều 8, Quy định 22 là một trong những điểm mới nổi bật, lần đầu tiên quy định nhiệm vụ của UBKT trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, đồng bộ với các quy định của Trung ương, là cơ sở, căn cứ quan trọng để UBKT chủ động tham mưu giúp cấp ủy các cấp thực hiện nhiệm vụ này một cách kịp thời, thường xuyên, nền nếp, đáp ứng yêu cầu của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn đặt ra./. 

                                                                   Nguyễn Thị Minh Phương 

Phó Vụ trưởng Vụ III, Cơ quan UBKT Trung ương 

Nguồn: ubkttw.vn 

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương


THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 20 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết quả Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết quả Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy một số nội dung về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng

THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy một số nội dung về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng


Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương


THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết quả Kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết quả Kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ về việc thi hành kỷ luật đảng viên

THÔNG CÁO BÁO CHÍ về việc thi hành kỷ luật đảng viên


THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy một số nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

THÔNG CÁO BÁO CHÍ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy một số nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng


THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp Quý I năm 2023 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Kỳ họp Quý I năm 2023 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


THÔNG CÁO BÁO CHÍ về việc thi hành kỷ luật đảng viên

THÔNG CÁO BÁO CHÍ về việc thi hành kỷ luật đảng viên


THÔNG CÁO BÁO CHÍ kỳ họp Quý IV/2022 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

THÔNG CÁO BÁO CHÍ kỳ họp Quý IV/2022 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy


Công tác kiểm tra cần khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung

Công tác kiểm tra cần khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung