Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Trong mỗi giai đoạn cách mạng của Dân tộc ta, công tác Dân vận luôn có một vị trí rất quan trọng. Công tác vận động quần chúng, Nhân dân là một hoạt động nhằm quy tụ lòng dân và khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Là cơ quan tham mưu của Đảng, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn xác định để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân thì công tác Dân vận luôn phải đi trước một bước. Chính vì vậy, trong quá trình tham mưu phải luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: Dân vận là phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Dân vận phải luôn luôn sâu sát Nhân dân. Phải nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin, tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của Nhân dân. Xác định tầm quan trọng của công tác Dân vận, kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, chia sẻ những khó khăn, vất vả của Nhân dân, tôn trọng tín ngưỡng, văn hóa của Nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng đặc thù, từ đó tham mưu những nội dung công tác phù hợp, sát thực với các nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị chính đáng của Nhân dân. Bên cạnh đó, việc nắm tình hình còn được phối, kết hợp các tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo nên một “màng lưới” bao quanh cơ sở, những điểm trọng yếu, địa bàn phức tạp, khó khăn, nhạy cảm để kịp thời tham mưu, đề xuất cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giúp đỡ Nhân dân.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng các khóa đã ban hành nhiều chủ trương về công tác dân vận, như: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/06/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới"; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triền kinh tế - xă hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đồi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiều số... Đó là bước phát triển, hoàn chỉnh hệ thống quan điểm về công tác quần chúng của Đảng. Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quần chúng. Ngoài ra, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị còn ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, về dân tộc, tôn giáo… Công tác dân vận của cả hệ thống chính trị có những chuyển biến về chất và thực sự khẳng định tầm quan trọng của nó.

Đặc biệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo" được Bộ Quốc phòng phê duyệt theo Quyết định số 2036/QĐ-BQP ngày 19/5/2023 (Đề án 2036) và Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 18/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đặc thù của Lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo (Chỉ thị số 24-CT/TU) là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay trong công tác dân vận của lực lượng vũ trang nói chung, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 nói riêng trong đó có Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An.

Xác định Dân vận phải đi trước một bước trong các cuộc vận động và đặc biệt là việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU đạt nhiều kết quả tích cực. Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức kết nghĩa với huyện Quế Phong, chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thành phố, thị xã và e764 tổ chức kết nghĩa với 01 địa phương cấp xã ở vùng đặc thù; chỉ đạo, hướng dẫn Ban Dân vận trực thuộc phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy cơ sở triển khai thực hiện Đề án; kịp thời nắm bắt, theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân, tình hình thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân vận, thực hiện dân chủ cơ sở ở vùng đặc thù, qua đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những bức xúc nổi cộm trong dân; phối hợp thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp ở cơ sở góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở vùng đặc thù.

Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống Dân vận các cấp tăng cường công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở vùng đặc thù; nắm chắc tình hình địa bàn và tham mưu xử lý các tình huống nảy sinh từ cơ sở. Các lực lượng vũ trang trên địa bàn thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho đồng bào các dân tộc, đồng bào theo tôn giáo nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch. Công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm pháp luật ở vùng đặc thù được các cấp uỷ, chính quyền của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Chủ động, tích cực trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác phối hợp giữa các đơn vị lực lượng vũ trang với địa phương đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Thứ ba, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã phát triển rộng khắp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày càng nhiều mô hình ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, làm phong phú thêm phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Năm 2024, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng mới 4.494 mô hình, trong đó 3.729 mô hình tập thể, 765 mô hình cá nhân với 1.212 mô hình kinh tế, 2.298 mô hình văn hóa - xã hội, 486 mô hình quốc phòng - an ninh, 507 mô hình xây dựng hệ thống chính trị. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị ở vùng đặc thù; đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước và góp phần hoàn thành các chỉ tiêu Đề án đã đề ra. Nổi bật như các mô hình "Dân vận khéo": “Vững quân - yên dân, thắm tình đoàn kết”, “Đoàn kết quân dân, ấm tình xứ đạo”, “Giúp dân no đủ, tự chủ bản làng”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, “Gắn kết yêu thương giữa lương và giáo”,... Các mô hình tập trung vận động quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn, khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự vùng đặc thù

Thứ tư, kết quả tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân vận ở vùng đặc thù. Năm 2024, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức 02 lớp tập huấn với 600 học viên, cụ thể: bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận vùng đồng bào có đạo, nghiệp vụ công tác Dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ làm công tác dân vận. Tham gia tập huấn cho đội ngũ cán bộ dân vận cơ sở do các huyện, thành, thị ủy tổ chức. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của đội ngũ làm công tác dân vận ở vùng đặc thù, tham mưu triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đưa nội dung kiến thức công tác dân tộc, tôn giáo, công tác dân vận vùng đặc thù vào chương trình huấn luyện của lực lượng thường trực và lực lượng DQTV, DBĐV trong năm 2024.

Thứ năm, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện Đề án. Thực hiện Kế hoạch số 4131/KH-BCĐ ngày 16/9/2024 của Ban Chỉ đạo 2036 tỉnh Nghệ An về kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Đề án tại thị xã Thái Hòa, huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quế Phong. Qua kiểm tra cơ bản các đơn vị đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt nghiêm túc, đầy đủ các văn bản triển khai thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ CHQS tỉnh đạt kết quả tốt, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nắm chắc tình hình địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời xử lý các tình huống nảy sinh ngay từ cơ sở, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội vùng đặc thù.

Như vậy, sau 01 năm triển khai thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới và công tác dân vận ở vùng đặc thù được nâng lên, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và vùng đặc thù nói riêng, xây dựng được thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.

Để tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU trong thời gian tới Ban Dân vận Tỉnh ủy cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU một cách đồng bộ, quyết liệt; xây dựng kế hoạch hàng năm sát với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc. Phát huy tốt vai trò thành viên Ban Chỉ đạo của Quân khu và Phó Trưởng ban Chỉ đạo tỉnh; huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện Đề án 2036.

2. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo và các nội dung Đề án 2036, Chỉ thị số 24-CT/TU cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân vùng đặc thù nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

3. Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” vùng đặc thù. Nắm chắc tình hình nhân dân để phản ánh kịp thời cho cấp ủy, chính quyền các cấp. Tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân để giải quyết kịp thời các bức xúc, nổi cộm trong đời sống xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng đặc thù.

                      Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030


Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024

Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024


Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân



Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh

Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh


Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế


Kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Nghệ An

Kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Nghệ An


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An