Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Một số kết quả nổi bật sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (Khóa IX)

HIV/AIDS là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. Xác định rõ điều đó, thời gian qua, cả hệ thống chính trị ở Nghệ An đã nỗ lực chung tay đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này. Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, sau 15 năm triển khai Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư về "Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới" (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 54-CT/TW), đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Trước hết nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS được nâng lên; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh để thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020. Với sự tham gia của các ban, sở, ngành, đoàn thể, cộng đồng dân cư và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành hoạt động liên ngành, qua đó làm giảm số người nhiễm HIV và tử vong do HIV/AIDS hàng năm, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Số người nhiễm và tử vong do HIV/AIDS trên địa bàn có xu hướng giảm[1].

Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về công tác phòng, chống HIV/AIDS luôn được quan tâm tăng cường; các cấp, các ngành trong tỉnh đã có sự phối hợp tích cực trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 54-CT/TW và Thông báo số 27-TB/TW, cũng như nâng cao nhận thức cho người dân nhằm chống phân biệt kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV, phòng chống lây nhiễm trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

Công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến việc phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng được triển khai thường xuyên, thông qua các mô hình, điển hình như: Năm 2015, triển khai mô hình điểm về phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” được xây dựng tại huyện Diễn Châu. Từ mô hình này đã được mở rộng tại 21 huyện, thành, thị, các cụm dân cư tham gia, mang lại những hiệu quả đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học trong và ngoài nước về phòng, chống HIV/AIDS luôn được các cấp, các ngành, các đơn vị chuyên môn quan tâm; hàng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đánh giá về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo quy định chuyên môn.

Mặc dù đại dịch HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng giảm nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững, đang diễn biến phức tạp và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát cao. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW trên địa bàn tỉnh còn có một số hạn chế, khuyết điểm, đó là công tác tuyên truyền, kiểm tra phòng, chống HIV/AIDS ở một số đơn vị chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến cơ sở  và nhân viên y tế thôn, bản năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 54-CT/TW và Thông báo số 27-TB/TW về công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh thời gian tới đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công việc và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt Luật phòng, chống HIV/AIDS và các chế độ chính sách đối với người nhiễm HIV/AIDS, thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật, các nghị định, thông tư về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Thứ ba, tăng cường sự Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình khác; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh công tác dự phòng lây nhiễm HIV; đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Mở rộng, đổi mới và nâng cao chất lượng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV

Thứ tư, Thực hiện tốt công tác điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, duy trì và nâng cao chất lượng các cơ sở điều trị HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV. Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức khác. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS. Phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở. Mở rộng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS tại tuyến xã. Mở rộng điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Triển khai xét nghiệm tải lượng vi rút tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để phục vụ công tác điều trị HIV/AIDS.

Thứ năm, Tăng cường giám sát dịch HIV/AIDS, Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm có hệ thống theo dõi, đánh giá thống nhất. Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vị toàn tỉnh theo định kỳ hằng quý và năm. Chú trọng nâng cao chất lượng số liệu và sử dụng số liệu báo cáo cho xây dựng kế hoạch, chính sách, đánh giá tiến độ thực hiện và hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tiến hành các điều tra, nghiên cứu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các chương trình và xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức đánh giá, lập bản đồ và cảnh báo các khu vực lây nhiễm HIV cao. Xây dựng hệ thống tự động gửi thông tin cảnh báo đến những người có trách nhiệm để chỉ đạo, triển khai các biện pháp đồng bộ dự phòng lây nhiễmHIV.

Tiếp tục bố trí ngân sách địa phương đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, người nhiễm HIV tham gia đầu tư vào phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

                                  Phạm Công Tứ 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 


[1] Năm 2005, có 2.341 người, đến năm 2010 có 4.916 người nhiễm HIV (tăng 2.575 người); năm 2015 có 8.065 người (tăng 3.149 người so với năm 2010); đến 30/5/2020 có 9.992 người (tăng 1.927 người so với năm 2015). Số người nhiễm HIV chuyển sang AIDS (theo hồ sơ quản lý). Năm 2005 có 1.155 người chuyển sang AIDS (chiếm 49,33%). Năm 2010 có 3.412 người chuyển sang AIDS (chiếm 69,40%). Năm 2015 có 5.400 người chuyển sang AIDS. Đến 30/5/2020 có 6.373 người chuyển sang giai đoạn AIDS (chiếm 63,78%). Theo hồ sơ quản lý, số người tử vong do AIDS như sau: Năm 2005 có 816 người tử vong do AIDS (chiếm 70,64%). Năm 2010 có 2.396 người tử vong do AIDS (chiếm 70,22%). Năm 2015 có 3.656 người tử vong do AIDS (chiếm 67,70% ). Đến 30/5/2020 có 4.226 người tử vong do AIDS (chiếm 66,31%). Tổng số người nhiễm HIV được chăm sóc, điều trị như sau: Năm 2010, có 1.105 người (chiếm 22,47%); năm 2015 có 3.531 người (chiếm 43,78%); 30/5/2020 có 4.626 người (chiếm 46,29%).

 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền