Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Một số bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 7, khóa X trên địa bàn Nghệ An

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển với tốc độ cao và ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2017 tăng trưởng khá, ổn định và bền vững, đạt bình quân 4,52%/năm; cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2008 (nông nghiệp 84,97%, lâm nghiệp 6,45%, thủy sản 8,58%), năm 2017 (nông nghiệp 78,78%, lâm nghiệp 7,42%, thủy sản 13,80%); trong nông nghiệp thuần giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ: Năm 2008 (trồng trọt 60,53%, chăn nuôi 36,68%, dịch vụ 2,79%), đến năm 2017 (trồng trọt 51,74%, chăn nuôi 44,08%, dịch vụ 4,18%); góp phần quan trọng trong tốc độ tăng trưởng chung của cả tỉnh. Thu nhập của đại bộ phận dân cư nông thôn không ngừng nâng lên, nhất là cư dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo; phát triển sản xuất, thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhanh, nhất là các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a. Cơ sở vật chất về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội được tiếp tục đầu tư đồng bộ, hiện đại; người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa xã hội ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện

Xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã có 181/431 xã, 46 thôn, bản và 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng tăng lên, nhiều vùng quê đã trở thành nơi đáng sống. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và hoạt động có hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được giữ vững. Hạ tầng kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, đầu tư một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của cư dân khu vực nông thôn.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Xuân Lâm, Nam Đàn

 

Sau 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm, như sau:

Một là, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải gắn liền với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị.

Hai là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân; vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân là giải pháp hàng đầu, làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng, dân tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ba là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị; trong đó khẳng định vai trò quan trọng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Phải coi trọng công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán, nhất là cán bộ cấp xã. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia phong trào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì việc nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác, do vậy từng địa phương phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mình để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân được xem là ưu việt nhất trong việc tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bởi quá trình sản xuất được cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, công tác bảo quản, sơ chế được quan tâm, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Do vậy cần có cơ chế chính sách, khung pháp lý và môi trường thuận lợi để nhân rộng và phát triển mô hình liên kết này.

Các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, các quy trình công nghệ tiên tiến đã thử nghiệm thành công ở từng địa phương, cần tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực để nhân rộng mô hình, ứng dụng rộng rãi quy trình công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.

Năm là, phải lồng ghép, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và xã hội cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn; việc huy động đóng góp của người dân phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép, quá sức dân.

Sáu là, việc ban hành các cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực cho phát triển sản xuất và an sinh xã hội; hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng, kịp thời tạo điều kiện cho cơ sở chủ động trong quá trình thực hiện; đồng thời, khi đã ban hành các cơ chế chính sách thì phải đảm bảo cân đối được nguồn lực và các điều kiện cần thiết để triển khai chính sách.

Bảy là, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Có như vậy quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới thực sự bền vững, người dân mới thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Tin cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 3

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 3


UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3


Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề TTATGT tại các doanh nghiệp vận tải

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề TTATGT tại các doanh nghiệp vận tải


HĐND tỉnh thông qua 6 Nghị quyết chuyên đề tại kỳ họp thứ 18

HĐND tỉnh thông qua 6 Nghị quyết chuyên đề tại kỳ họp thứ 18


Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Thanh Chương sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Thanh Chương sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV


Xứng đáng vai trò đại diện của nhân dân

Xứng đáng vai trò đại diện của nhân dân


Nghệ An thu hút đầu tư vượt xa kế hoạch, FDI chính thức vượt mốc 1,6 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước

Nghệ An thu hút đầu tư vượt xa kế hoạch, FDI chính thức vượt mốc 1,6 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước


HĐND tỉnh Nghệ An thông qua 33 Nghị quyết và bế mạc kỳ họp thứ 17

HĐND tỉnh Nghệ An thông qua 33 Nghị quyết và bế mạc kỳ họp thứ 17


Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII


Đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc

Đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc


Họp báo về Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII

Họp báo về Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII


UBND tỉnh tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2023

UBND tỉnh tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2023


Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên giải trình về giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên giải trình về giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi


Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An thảo luận sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội

Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An thảo luận sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội


Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10/2023

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10/2023