Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Hiệu quả của chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Trong những năm qua, Nghệ An triển khai chương trình khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 đã từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp kết nối và hiện đại, nông nghiệp sinh thái và bền vững; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp… làm cho quá trình xây dựng NTM chuyển biến về “chất”, bền vững, tạo ra giá trị gia tăng lớn, đưa nông thôn Nghệ An thành miền quê đáng sống.

 

Với đặc thù nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, tỉnh Nghệ An đã sớm đưa KHCN phục vụ nông nghiệp, ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật như: Tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày; thâm canh lúa nước sử dụng phân viên nén dúi sâu, kỹ thuật SRI; quy trình bón phân hợp lý cho cây chè trên nền tảng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; quy trình sản xuất giống và trồng một số dược liệu; nhân giống mía 3 cấp; chế biến và bảo quản quả trám đen Thanh Chương; nhân giống và trồng thâm canh cam bù Sen trên địa bàn huyện Anh Sơn;...

Trên địa bàn tỉnh, việc ứng dụng KHCN để tạo ra các loại giống cây, con có giá trị, chủ động sản xuất như trà hoa vàng, chanh leo (hiện Công ty Nafood xuất vườn gần 2 triệu cây giống/năm); mô hình sản xuất lợn giống quy mô công nghiệp của tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một số khâu trong quy trình sản xuất (như xác định giới tính giai đoạn phôi giống; chẩn đoán bệnh). Ứng dụng các thành tựu công tác giống nhằm tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: Lúa thuần, ngô, lạc, đậu, sắn, chè, mía, chanh leo, lúa thảo dược, lúa địa phương (Khau cày nọi; Khau na; Khau nung) lúa Japonica J02, lợn VCN 08, vịt bầu,... Một số mô hình ứng dụng công nghệ sinh học đã thành công và đang lan tỏa ra toàn tỉnh (Mô hình sản xuất giống và trồng Nấm ở Tân Kỳ; ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến thức ăn cho trâu, bò, lợn từ cây ngô, lá sắn ở Thanh Chương, Anh Sơn; mô hình sản xuất chế phẩm Compost Marker, chế phẩm BOEM trong sản xuất phân bón; đệm lót sinh học trong chăn nuôi;...)

Với địa hình nhiều sông, hồ, đập thủy điện, thủy lợi, thì Nghệ An có lợi thế để phát triển ngành thủy sản, theo đó các tiến bộ KHCN ứng dụng cũng được triển khai hiệu quả trong lĩnh vực này. Mô hình nuôi cá theo công nghệ sông trong ao; mô hình nuôi cá trong lồng trên các thủy vực lớn; mô hình chế biến chả cá; mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm lươn đồng; ứng dụng tiến bộ KHCN để nâng cao hiệu quả nghề khai thác tôm, cá trên lòng hồ thủy vực lớn cũng được đẩy mạnh. Bênh cạnh đó, một số nguồn gene thủy sản nước ngọt đặc trưng, có giá trị cũng được chú trọng thu thập; nhân nuôi như Ba ba gai sông Quảng, cá Bổng (có bọp), cá Mát,… Trên cơ sở điều tra đa dạng sinh học vùng Puxailaileng; vườn quốc gia Pù Mát; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thuộc khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã đề xuất được danh mục các loài hiện có và các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển. Trong những năm qua nguồn gen nhiều loại cây trồng, vật nuôi quý hiếm đã được bảo tồn, khai thác và phát triển như cây Sâm Puxailaileng, cây Mú Từn, trà hoa vàng, đẳng sâm, Lan Kim tuyến, cây Bảy lá một hoa, Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Khối tía, Đương quy Nhật Bản, Tam thất hoang,… làm nền tảng để triển khai chương trình phát triển dược liệu và công nghiệp dược… Công ty dược liệu Pù Mát, công ty dược liệu TH, Hợp tác xã nông dược “Tĩnh Sáng Đường” tại xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp… là điển hình trong liên kết hộ và ứng dụng KHCN để sản xuất, kinh doanh dược liệu thành công.

Từ năm 2016, tỉnh Nghệ An đã có chương trình phát triển 100 sản phẩm đặc hữu, vùng miền. Tỉnh rất quan tâm để có tác động khoa học theo nhiều cấp độ khác nhau như đầu tư một mô hình nhỏ với kinh phí trên dưới 100 triệu hoặc thực hiện bằng một hoặc một số đề tài, dự án KHCN nhằm tạo ra sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường. Đến nay đã có 235 sản phẩm truyền thống và đặc trưng địa phương được tác động về KHCN. Điển hình như: Gạo Japonica; hương trầm Quỳ Châu; gừng Kỳ Sơn; chè Gay, cam bù sen Anh Sơn;…Trên nền tảng các sản phẩm có tác động KHCN mà các ngành Công thương, Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ (thông qua chính sách khuyến công, khuyến nông) và tổ chức Hội đồng đánh giá, phân loại sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP).

Thông qua nguồn vốn của doanh nghiệp và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như Công ty CP Á Châu Hoa Sơn đầu tư dây chuyền sản xuất Glucose công suất 30.000 tấn đường glucose lỏng/năm với tổng mức đầu tư khoảng 320 tỷ đồng, sản xuất đường glucose lỏng quy mô công nghiệp theo như cầu khách hàng về hàm lượng % đường glucose; Công ty CP mía đường Sông Lam đầu tư dây chuyền sản xuất chè (Chè đen CTC, chè Orthordoc và chè xanh) với công suất 4.980 tấn sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 117 tỷ đồng; công nghệ xử lý rác WTE của Công ty TNHH Sa mạc Xanh;…

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Nghệ An triển khai đề tài khoa học “Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP từ tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng miền núi Tây Nghệ An”, đến nay, đã được hội đồng thẩm định thông qua thuyết minh và đề cương. Đang triển khai đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thôn, bản nông thôn mới thông minh gắn với phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An”.

Tiếp nối những thành quả đã đạt được, xu hướng hiện nay là ứng dụng KHCN để chuyển đổi số trong xây dựng NTM hướng tới NTM thông minh; hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đầy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An. Với phương hướng này, xã Long Thành, huyện Yên Thành đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số. Thời gian qua, địa phương đã xây dựng được trang thông tin điện tử xã; hệ thống truyền thanh thông minh với 9 cụm loa được bố trí tại các xóm; toàn xã có 17 điểm phát Wifi miễn phí; lắp đặt 50 mắt camera an ninh trên địa bàn; việc  thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 đến 4; các thủ tục hành chính được công khai rõ ràng, kết quả số hóa đạt trên 82%; 100% người dân trong độ tuổi lao động được phổ cập kỹ năng số để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Có 71% hộ dân chi trả các dịch vụ thiết yếu qua ví điện tử, 100% hộ kinh doanh sử dụng mã QR để giao dịch thanh toán. Đã có 2 sản phẩm OCOP 3 sao được dán tem truy xuất nguồn gốc và đăng bán trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt ở xã Long Thành có mô hình thôn thông minh xóm Giáp Ngói hoạt động có hiệu quả; sản phẩm lươn chế biến sẵn được quảng bá trên nền tảng số nức tiếng gần xa được nhiều người biết tới, trở thành sản phẩm chủ lực làm giàu cho nhân dân địa phương.

Từ ứng dựng KHCN hiệu quả, đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 12 triệu đồng/người/năm (2010), đến hết năm 2023 là 40,5 triệu đồng/người/năm (tăng gần 3,4 lần). Các nhà máy chế biến, sản xuất, máy nông nghiệp... mọc lên ở mọi niềm quê, người dân có công ăn việc làm, điều kiện kinh tế, đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ngày càng nhiều, nhà vườn kiến trúc đẹp, các công trình phúc lợi cũng được đầu tư ngày càng hiện đại hơn. Nông thôn Nghệ An ngày càng khởi sắc, tạo điểm nhấn cho miền quê đáng sống. Khắp ngõ xóm đường bê tông, điện thắp sáng, đường hoa, đường cờ, internet… làm cho bức tranh làng quê đa sắc màu với đời sống mới, tinh thần mới đã hiện hữu rõ trên quê hương Nghệ An.

Quang Minh 

 

Tin cùng chuyên mục

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Một số giải pháp phát triển giáo dục miền núi ở Nghệ An

Một số giải pháp phát triển giáo dục miền núi ở Nghệ An


Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập

Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập


Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân


Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh


Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội



Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng


Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”

Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”


Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An

Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An


Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập


Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế