Banner Ban tổ chức tỉnh ủy sub-site-1

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912-9/7/2022)

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ thuộc thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đảng ta, một người cộng sản mẫu mực, nhà chính trị có bản lĩnh, luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, một tấm gương sáng về tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, là nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà lý luận mácxit sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trong đó có nhũng cống hiến trên phương diện lý luận.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 (tức ngày 25 tháng 5 năm Nhâm Tý) tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dòng họ Nguyễn ở Từ Sơn - Bắc Ninh là dòng họ nổi tiếng vì nhiều người học rộng, tài cao. Nguyễn Văn Cừ là hậu duệ đời thứ 17 thuộc dòng họ của danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi[1]. Cả ông nội và ông ngoại của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đều là nhà Nho yêu nước và đều làm nghề dạy học. Nguyễn Văn Cừ ở với ông ngoại từ nhỏ, được ông dạy chữ Hán và truyền dạy lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Cừ đã bộc lộ tư chất thông minh, tính tình kiên định.

Năm 15 tuổi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tham gia tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ (lúc này lấy tên là Phùng) ra mỏ Vàng Danh làm phu cuốc than để vừa rèn luyện, vừa thâm nhập trong phong trào công nhân, giác ngộ công nhân. Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng và được phân công phụ trách các chi bộ ở Cẩm Phả, Cửa Ông. Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng. Đồng chí là đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời là một trong những cán bộ đầu tiên của Đảng tham gia thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân mỏ vùng Đông Bắc. 

Năm 1931, đồng chí bị địch bắt, bị đưa qua nhiều nhà tù khét tiếng tàn bạo, từ Nhà lao Hải Phòng, Nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội) đến “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Trước đòn roi tra tấn và đày ải trong ngục tù của đế quốc, đồng chí đã tỏ rõ tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, biến nơi lao tù đế quốc thành trường học cộng sản.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là người tiêu biểu cho thế hệ cán bộ rèn luyện, trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng và trong lao tù đế quốc. Đồng chí được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương V (tháng 3 - 1938) bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi. Có thể coi đây là một hiện tượng đặc biệt, bởi các Tổng Bí thư tiền nhiệm như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đều được học tập, đào tạo từ “lò đào tạo của Quốc tế Cộng sản” ở nước ngoài, còn Nguyễn Văn Cừ chưa một lần xuất ngoại. Đồng chí là Tổng Bí thư trẻ nhất của Đảng, trưởng thành từ thực tiễn phong trào cách mạng trong nước.

Trong quá trình hoạt động cách mạng và trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ có nhiều tác phẩm và bài viết mang tính sáng tạo về mặt lý luận và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các vấn đề lý luận và thực tiễn được giải quyết một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn, phù hợp với quy luật vận động khách quan.

Là một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ trực tiếp nghiên cứu, nghiền ngẫm những tác phẩm kinh điển của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin..., phát huy được tính độc lập suy nghĩ, tự do tranh luận để đi tìm chân lý. Trong thời gian gần 6 năm ở Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Cừ có điều kiện nghiền ngẫm, soi xét kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, gắn lý luận với thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận. Chính vì thế, sau khi được ra tù, đồng chí đã trưởng thành về mọi mặt. Đồng chí trở lại hoạt động cách mạng trong bối cảnh thế giới nói chung và phong trào cộng sản quốc tế nói riêng có nhiều thay đổi. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra hình thức, khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với tình hình cách mạng trong nước, đồng thời theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản trong thời kỳ này.

Sáng kiến thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương đã cho thấy đồng chí là người nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm chỉ đạo của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Từ sự phân tích khoa học, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Đảng ra quyết định không áp dụng mô hình Mặt trận bình dân (kiểu Pháp), cũng không rập khuôn mô hình Mặt trận dân tộc phản đế (của Trung Quốc) mà thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất. Chỉ có như vậy mới đoàn kết được giai cấp công nhân, nông dân; vừa thu hút được trí thức và các lực lượng theo xu hướng cải cách dân chủ khác.

Để làm rõ và thống nhất trong toàn Đảng về quan điểm nêu trên, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương”. Trong tác phẩm này đồng chí đã đưa ra và giải thích những khái niệm và phạm trù mang tính lý luận như: “Thế nào gọi là tự do dân chủ”, “Tự do dân chủ với dân tộc”, “Tự do dân chủ với giai cấp tư sản”, “Tự do dân chủ với giai cấp vô sản”... từ việc trả lời những câu hỏi đó, đồng chí kết luận: “Xứ Đông Dương hàng thế kỷ ở dưới chế độ  thuộc địa áp bức. Chính sách thuộc địa câu kết với tàn tích phong kiến để thống trị xứ Đông Dương, nên chỉ dân xứ này chưa được hưởng cái mùi tự do dân chủ của hiện đại... Vậy nhân dân Đông Dương muốn có hưởng các quyền tự do ấy, lẽ tất nhiên phải trải qua tranh đấu”[2] Đồng chí cũng chỉ ra hình thức đấu tranh: “Căn cứ theo những tình hình cụ thể đó, chúng ta có thể dùng phương pháp đấu tranh có tính chất hòa bình - là chính sách lập mặt trận dân chủ thống nhứt Đông Dương để thực hiện những yêu cầu ấy”3. Tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương” đã luận giải được những vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó Đảng ta đưa ra những quyết sách chiến lược, sách lược trong phong trào cách mạng dân chủ.

Năm 1939, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến gần, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lăm le trở mặt đàn áp phong trào cách mạng, những phần tử tờrốtkít giả danh cách mạng cũng ra sức chống phá Đảng; trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tiến hành một cuộc đấu tranh sâu rộng trên mặt trận lý luận. Bên cạnh việc vạch rõ chân tướng của bọn tờrốtkít với giọng điệu cách mạng đầu lưỡi của chúng, Đồng chí đã chỉ ra nguyên tắc liên hiệp giữa Đảng Cộng sản với các đảng khác phái: “Sự liên hệ phải có nguyên tắc, chứ không phải liên hiệp với cả bọn phản động, bọn khiêu khích tờrốtkít, tay chân phát xít”4; và đối với bọn này: “không thể có thỏa hiệp nào, nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị”5.

Trên phương diện đấu tranh củng cố nội bộ, tháng 6/1939, với bút danh Trí Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết và cho in cuốn “Tự chỉ trích”, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một Tổng Bí thư của Đảng đã viết: “Những người cộng sản có bổn phận nói sự thật với quần chúng, dẫn đường cho quần chúng chớ không phải theo đuôi hay phỉnh họ”6. Đồng chí nhấn mạnh, dù có sai lầm, có thất bại cũng “phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật”. Phê phán những khuynh hướng thiên tả hoặc thiên hữu của một số cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ yêu cầu Đảng phải “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình mà tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ”7.

“Tự chỉ trích” là một tác phẩm lý luận xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Tác phẩm đã nêu tấm gương sáng về tính chiến đấu, về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, góp phần kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong phong trào cách mạng và dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Tác phẩm “Tự chỉ trích” cùng với những cống hiến lý luận khác của Nguyễn Văn Cừ phản ánh một trí tuệ lỗi lạc, thể hiện sự vững vàng, kiên định lập trường quan điểm và những nguyên tắc cơ bản, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với năng lực tư duy, vận dụng và nắm bắt chính xác thực tế trong việc đề xuất chủ trương, chính sách. Đây cũng là sự đóng góp vô cùng to lớn của Đảng ta trong việc làm giàu hơn kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin từ sự đúc kết thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam.

Khi tình hình đã thay đổi, chiến tranh thế giới sắp nổ ra, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Quốc tế cộng sản, trước mắt cần đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, do đó cần thiết phải thành lập “Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc”, trên cơ sở liên minh hai giai cấp chiếm đa số trong dân cư là công nhân và nông dân; “Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Tuy nhiên khi vận dụng để hình thành nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI (tháng 11-1939), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã có nhiều bổ sung sáng tạo.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI đã đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta, vừa phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, vừa là sự khẳng định lại tính đúng đắn, sáng tạo của “Chính cương, Sách lược vắn tắt” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đề ra từ đầu năm 1930 trong Hội nghị thành lập Đảng. Trên cơ sở kế thừa nền tảng tư tưởng lý luận ấy, hoạt động chỉ đạo cách mạng và sáng tạo lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong thời kỳ này gắn liền với bước trưởng thành về tư duy lý luận độc lập, tự chủ của Đảng ta. Cơ sở của sự sáng tạo đó là quan điểm thực tiễn: Luôn xuất phát từ thực tiễn để tiếp cận chân lý, tìm tòi lý luận, đề ra quyết sách; luôn nhạy bén với sự biến đổi của thực tiễn, không bảo thủ, không giáo điều. Đó cũng chính là bản lĩnh sáng tạo mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao tấm gương cho cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Đảng ta đã kịp thời thay đổi đường lối chiến lược phù hợp với thực tiễn cách mạng. Đáng tiếc, sau hội nghị không lâu, Nghị quyết đang được triển khai thì đồng chí Nguyễn Văn Cừ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt khác của Trung ương Đảng không may sa vào tay giặc. Tuy nhiên, những nhận định sáng suốt, những chủ trương nhạy bén và sáng tạo mà hội nghị vạch ra, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã được các Hội nghị Trung ương VII (tháng 11-1940), đặc biệt là Hội nghị Trung ương VIII (tháng 5-1941), kế thừa, bổ sung và phát triển, đưa tới thắng lợi lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là chiến sĩ cộng sản kiên trung, một lãnh tụ tài năng của Đảng đã để lại cho thế hệ những người Việt Nam một sự nghiệp cách mạng sáng chói của một Tổng Bí thư chí lớn tài cao, tận trung với nước, tận hiếu với dân.

         Hồng Vui 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 


1 PGS, TS Lê Văn Yên, Các Tổng Bí thư thế hệ tiền bối của Đảng ta (1930 -1990), Nxb Thông tin và Truyền thông, tr. 112.

2 Nguyễn Văn Cừ- Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002, tr.669.

3 Nguyễn Văn Cừ- Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, Sđd, tr.670.

4 Báo Dân chúng số 42, ngày 7/1/1939.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr. 507, 508.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 6, tr.644.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 6, tr.624.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ Đại hội Đảng các cấp

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ Đại hội Đảng các cấp


Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10


Ban Tổ chức Tỉnh ủy tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Ban Tổ chức Tỉnh ủy tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024


Hội nghị trực tuyến quán triệt một số văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng kết hợp giao ban công tác Tổ chức xây dựng Đảng

Hội nghị trực tuyến quán triệt một số văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng kết hợp giao ban công tác Tổ chức xây dựng Đảng


Kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng đầu năm 2024 ở thị xã Thái Hòa

Kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng đầu năm 2024 ở thị xã Thái Hòa


Xây dựng đội ngũ Doanh nhân khối Doanh nghiệp tỉnh hội tụ “Tâm - Tài -Trí - Tín”

Xây dựng đội ngũ Doanh nhân khối Doanh nghiệp tỉnh hội tụ “Tâm - Tài -Trí - Tín”


Tổng thống Ireland chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng thống Ireland chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm


Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID

Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID


Sơ kết Thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Sơ kết Thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ


Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An họp phiên thường kỳ tháng 9/2024

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An họp phiên thường kỳ tháng 9/2024


Đổi mới sáng tạo của đội ngũ doanh nhân trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Nghệ An

Đổi mới sáng tạo của đội ngũ doanh nhân trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Nghệ An


Hội nghị tập huấn công tác khoa giáo, văn hóa văn nghệ toàn quốc năm 2024

Hội nghị tập huấn công tác khoa giáo, văn hóa văn nghệ toàn quốc năm 2024


Triển khai thực hiện Nghị quyết số 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 137/2024/QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An


Hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư

Hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư