Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Công tác phát triển trí thức ở Nghệ An qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)

Ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng; đội ngũ trí thức luôn là lực lượng quan trọng, tiên phong trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Ngày 06/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (gọi tắt là Nghị quyết số 27-NQ/TW).

Thời gian qua công tác trí thức luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thông qua việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức tự khẳng định, phát triển và cống hiến, như chính sách cho đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực trí thức về làm việc tại tỉnh; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư nhằm nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất; chính sách thu hút trí thức có trình độ cao về công tác tại xã, phường, thị trấn. Cơ sở vật chất thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật được nâng cấp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các đơn vị sự nghiệp được đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ được quan tâm, cử tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, học tập tại nước ngoài; bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ có triển vọng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, phù hợp nhằm nâng cao tỉ lệ cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị các cấp. Vận động trí thức có trình độ cao nhưng hết tuổi lao động tham gia các hội[1] nhằm phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, văn nghệ sỹ, trí thức đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội trí thức hoạt động thông qua việc ban hành một số văn bản, đề án nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các hội trí thức hoạt động ngày một hiệu quả[2], nhất là việc tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Luôn quan tâm đến hoạt động đối thoại giữa trí thức và người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền cởi mở, dân chủ và tổ chức thường xuyên hơn. Trí thức được tham gia bàn bạc, tham mưu, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh là cầu nối tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh, sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, đội ngũ trí thức nói riêng tăng về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh[3]. Đội ngũ trí thức làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp ngày càng được nâng lên về chất lượng và số lượng[4].

Tuy nhiên, công tác trí thức tại Nghệ An cón có một số hạn chế cần được khắc phục đó là: Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; chưa quy hoạch, bố trí, sử dụng hợp lý và tôn vinh những trí thức có tài năng; vai trò, trí tuệ của đội ngũ trí thức vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Cơ cấu, phân bố đội ngũ trí thức chất lượng cao ở các vùng miền, ngành nghề, độ tuổi chưa hợp lý; chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đảm bảo, chưa thu hút được người có trình độ cao, chuyên môn sâu về làm việc ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; hệ thống chính sách về trí thức còn thiếu và chưa phù hợp; đội ngũ tri thức tuy tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, bộ phận tinh hoa chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0; thiếu đội ngũ có kinh nghiệm, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia giỏi ở một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.

Việc bố trí cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị chưa phù hợp, chưa tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích tinh thần nỗ lực làm việc, phát huy trình độ chuyên môn được đào tạo cũng như năng lực sở trường trong quá trình hoạt động, công tác. Việc thu hút trí thức có trình độ cao về công tác tại tỉnh và một số huyện miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đặc thù còn gặp nhiều khó khăn.

Sự đóng góp của trí thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ở các cấp, các ngành; trong sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số trí thức còn có biểu hiện suy giảm về lý tưởng, lập trường, quan điểm, thiếu tinh thần hợp tác, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn vi phạm đạo đức công vụ, còn gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Kiến thức, trình độ chuyên môn sâu, ngoại ngữ và kỹ năng mềm, khả năng làm việc theo nhóm, tính sáng tạo, chuyên nghiệp còn hạn chế, khả năng giao tiếp, chịu áp lực công việc chưa cao.

Để Nghệ An sớm trở thành trung tâm kinh tế - chính trị và khoa học công nghệ vùng Bắc Trung bộc thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm đến một số trọng tâm sau đây

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong trong tình hình mới. Lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, đơn vị cần tăng cường tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với đội ngũ trí thức trong những vấn đề quan trọng vừa phát huy dân chủ, vừa tiếp thu, trao đổi thông tin với đội ngũ trí thức.

Các cấp ủy, ban, sở, ngành cấp tỉnh cần chủ động nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện về cơ chế, chính sách nhằm thu hút, đãi ngộ, tôn vinh các trí thức có tài năng, có phẩm chất, đạo đức tốt. Bảo đảm được các điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ, chính sách để đội ngũ trí thức yên tâm công tác, cống hiến, nhất là trí thức ở vùng sâu, vùng miền núi khó khăn. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng trí thức đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; đúng tiêu chuẩn, quy định, phù hợp với năng lực, chuyên môn.

Đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá đội ngũ công chức, viên chức thông qua hiệu quả công việc thực tế làm thước đo chủ yếu. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức: chủ động rà soát đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thường xuyên làm tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm tôn vinh những trí thức giỏi, tài năng trên tất cả các lĩnh vực, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường liên kết xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức với các tỉnh thành trong cả nước, cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện để trí thức của tỉnh được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Gắn công tác phát triển đội ngũ trí thức với nhiệm vụ xây dựng Nghệ An thành Trung tâm đổi mới sáng tạo, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ; Kết nối đội ngũ trí thức tại các viện, trường với doanh nghiệp, với các cơ quan hành chính nhằm phát huy tối đa vai trò, hiệu quả chất xám và sớm đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

                                                 Phạm Công Tứ 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 


[1] Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Hội khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp...

[2] Hiện nay, toàn tỉnh có 26 hội thành viên do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật quản lý với trên 90.000 hội viên trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội; với 13.140 trí thức/90.000 hội viên (chiếm 14,6%).

[3] Đội ngũ trí thức tỉnh Nghệ An năm 2022 so với năm 2008 như sau: Năm 2008 là 31.952 người (chiếm 39% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn tỉnh), đến năm 2022 tăng lên 65.102 người, tăng 33.105 người so với năm 2008. Tính đến cuối tháng 11 năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 69 tổ chức nghiên cứu – phát triển do cấp bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập, với 9688 lao động, và 21 tổ chức nghiên cứu – phát triển do cấp khác thành lập được giao cho bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, với 2487 lao động. Như vậy, tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có đội ngũ nhân lực gồm 12.175 người, làm việc trong các tổ chức nghiên cứu – phát triển. Đây là nguồn nhân lực chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, là đội ngũ tiên phong trong các hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh.

[4] Tính đến đầu năm 2022, toàn tỉnh có 3.993 nhân lực thực hiện công tác quản lý khoa học và công nghệ ở các sở, ban, ngành, chiếm xấp xỉ 0,2% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, theo điều tra dân số năm 2020, tỉnh Nghệ An có 3.365.198 người. Như vậy, tỷ lệ cán bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt 11,87 người/một vạn dân. Bên cạnh đó, lao động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo gấp đôi so với trung bình chung của tỉnh với 47,92%, là nguồn nhân lực chủ chốt trong công tác phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền