Huyện Quỳnh Lưu có diện tích tự nhiên 443,44 km2; đơn vị hành chính gồm 32 xã, thị trấn; dân số 326.314 người; có 09 xã ven biển; Huyện có 01 dân tộc thiểu số với gần 2.038 khẩu (sinh sống ở 2 xã: Quỳnh Thắng, Tân Thắng, chiếm 0,67%); Có 02 tôn giáo chính là Công giáo và Phật giáo với hơn 85.486 tín đồ (chiếm 27,83% dân số).
Hoạt động tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện những năm qua diễn ra cơ bản đúng quy định của pháp luật, đa số chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy ước cộng đồng, tích cực vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết lương giáo. Mặc dù vậy, đời sống của Nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; thời tiết khí hậu khắc nghiệt thiên tai thường xuyên, an ninh chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp...
Cấp ủy, chính quyền các cấp, chỉ huy đơn vị đã lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án số 2036/QĐ-BQP ngày 19/5/2023 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu 4 giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo”; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 18/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 757/KH-UBND ngày 09/10/2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đặc thù của lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 1372/KH-BCĐ ngày 28/3/2024 của Ban Chỉ đạo 2036 tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”. Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ chính trị xề tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác tôn giáo; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới và đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác dân vận nói chung, công tác dân vận vùng đặc thù nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực.
Lực lượng vũ trang huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố tổ chức đảng, hệ thống chính trị; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế của Nhà nước, địa phương; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống cháy rừng… góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống của Nhân dân.
Đảng ủy Quân sự huyện đã ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, Ban CHQS huyện đã hướng dẫn tổ chức thực hiện, xây dựng Kế hoạch, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về triển khai thực hiện Đề án, chương trình phối hợp hoạt động kết nghĩa. Phối hợp với một số cơ quan, phòng, ban, ngành xây dựng công văn, kế hoạch, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án.
Tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự - quốc phòng với nội dung tập trung giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Lực lượng dự bị động viên, các chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc; công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, các văn bản liên quan đến công tác dân vận ở vùng đặc thù trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình tỉnh, huyện, tin bài và thông qua đài phát thanh tại cơ sở của các xã, xóm, thôn, bản, pa nô, băng rôn, khẩu hiệu... từ đó làm cho Nhân dân nhận thức đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc và tôn giáo.
Ban chỉ đạo 2036 huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng kế hoạch, đề xuất nội dung, biện pháp, phân công cán bộ phụ trách thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình và xử lý kịp thời các tình huống nảy sinh, địa bàn luôn ổn định. Xây dựng cơ chế tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lượng lượng trên địa bàn tiến hành công tác dân vận ở vùng đặc thù. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận là phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Xác định tầm quan trọng đó, để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, chia sẻ những khó khăn, vất vả của Nhân dân, tôn trọng tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo từ đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương những nội dung công tác phù hợp, sát thực tiễn. Bên cạnh đó, việc nắm tình hình còn được phối kết hợp các tổ chức trong hệ thống chính trị, tạo nên một “mạng lưới” bao quanh cơ sở, những điểm trọng yếu, địa bàn phức tạp, khó khăn, nhạy cảm để kịp thời tham mưu, đề xuất cách tháo gỡ khó khăn và giúp đỡ Nhân dân. Nhằm nâng cao chất lượng tham mưu cho Huyện ủy xây dựng chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình thự hiện Đề án… về công tác dân vận ở vùng đặc thù, Ban CHQS huyện đã tiến hành nắm tình hình nhân dân thông qua các kênh: Các kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp; tham dự các cuộc họp Quân - dân - chính; các kỳ sinh hoạt chi bộ quân sự các xã, bản, khối phố, họp tổ tự quản, dân quân tự vệ; giao ban khối dân cấp xã, cấp huyện nghe phản ánh tình hình cơ sở hàng tháng, quý và tổng hợp tình hình nhân dân; thông tin dư luận của các kênh báo chí, phát thanh - truyền hình, dư luận xã hội; thông tin nghiệp vụ trong lực lượng vũ trang và các thông tin từ người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong tôn giáo...; các cuộc gặp mặt, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao...
Ban CHQS huyện đã phối hợp với các ban, phòng, ngành có liên quan tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều văn bản lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ký kết chương trình phối hợp hoạt động kết nghĩa (xã An Hòa), phối hợp với một số cơ quan, phòng, ban, ngành xây dựng công văn, kế hoạch, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án. Kết hợp tuyên truyền, quán triệt, triển khai Đề án và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân khu, Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác dân vận ở vùng đặc thù trong hệ thống chính trị, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác Dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới... Chỉ đạo phối hợp thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang huyện Quỳnh Lưu ở vùng đặc thù trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo”. Phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; vận động đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng; phối hợp đào tạo cán bộ, chỉ huy trưởng quân sự xã, thị trấn; xây dựng, huấn luyện lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên; Diễn tập khu vực phòng thủ; tuyển gọi công dân nhập ngũ; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; giáo dục nhận rõ đối tượng đối tác, âm mưu thủ đoạn chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và tham gia phòng chống thảm họa, phòng chống, khắc phục thiên tai, cứu hộ, cứu nạn (cấp huyện tuyên truyền được 250 lượt, cấp xã đã tuyên truyền được 7.500 giờ...).
Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Tích cực tham gia củng cố quốc phòng an ninh, thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Nhân dân phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới về nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; tiềm lực, lực lượng, trế trận quốc phòng, quân sự, tạo sự đoàn kết, thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham gia các phong trào, các cuộc vận động; các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường. Vận động Nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng các mô hình điển hình phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng; không tham gia truyền đạo trái pháp luật, các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội; các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Ngày vì người nghèo", xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội; phối hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang.
- Kết hợp nguồn lực của trên cấp theo Đề án, cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nguồn lực từ xã hội hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, đóng góp ngày công. Ngoài nguồn lực của Bộ CHQS tỉnh phối hợp với địa phương đã huy động nguồn lực các cơ quan, ban ngành trên địa phương và đóng góp của Nhân dân bằng kinh phí và ngày công để xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 2 chuyên đề cho cán bộ, chiến sĩ (CHT, Phó CHT và CTV phó 33 xã, thị trấn, quân số 99 đồng chí) làm công tác dân vận ở vùng đặc thù. Huấn luyện tại chức cho sỹ quan, QNCN trong đơn vị: Chuyên đề “Một số vấn đề cơ bản thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận vùng đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh nghệ An”, quân số tham gia 45 đồng chí. Huấn luyện dân quân tự vệ năm thứ nhất ở 33 xã, thị trấn: Chuyên đề “Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và nhiệm vụ dân vận tại vùng đồng bào có đạo”. Huấn luyện lực lượng DBĐV: “Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và nhiệm vụ dân vận tại vùng đồng bào có đạo”, quân số tham gia 110 đồng chí. Tổ chức cho 100% cán bộ, chiến sĩ được học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, Quân đội về công tác dân vận ở vùng đặc thù và chấp hành nghiêm kỷ luật khi tiếp xúc với Nhân dân. 100% cán bộ thuộc địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức về công tác dân tộc (trong đó có 15 cán bộ công chức phụ trách dân tộc, cán bộ thôn, bản biết nói tiếng dân tộc Thái, đạt 25% cán bộ ở vùng đặc thù). Đã huấn luyện 100% lực lượng DQTV theo chương trình, kế hoạch (kết quả 100% đạt, trong đó có 75% khá và giỏi). Tham mưu Hội đồng GDQP&AN huyện đưa nội dung kiến thức công tác dân tộc, tôn giáo vào bồi dưỡng cho đối tượng 4 (quân số tham gia 750 người). Đã tiến hành bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên nhập ngũ năm 2024 là 36 đồng chí, đã kết nạp vào Đảng được 4 thanh niên trong đó vùng đặc thù 03 thanh niên. Quy hoạch quân nhân xuất ngũ vào nguồn cán bộ địa phương ở vùng đặc thù được 18/254 đồng chí đạt 7%.
Trong năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, từng bước tiến lên hiện đại, Đảng ủy, chỉ huy Ban CHQS huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, nhiệm vụ đột xuất,... cũng như trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác. Điều đó được thể hiện rõ ở nhận thức, bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ không ngừng được nâng cao; công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật có nhiều chuyển biến tích cực; công tác hậu cần, kỹ thuật có nhiều đổi mới, đạt kết quả tương đối vững chắc. Ban CHQS huyện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trong đó, nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc như: diễn tập KVPT huyện có bắn đạn thật. Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” và Cờ Quân khu; tham gia hội thi, hội thao các cấp đạt nhiều giải thưởng cao.
Tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, yếu tố quyết định đến kết quả thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị, phát huy thực hành dân chủ, tính tiền phong, gương mẫu, nhất là trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh với nhận thức sai trái, tư tưởng ngại khó, ngại khổ, thỏa mãn dừng lại trong xây dựng đơn vị. tập trung xây dựng, củng cố doanh trại, sân, đường nội bộ, trồng cỏ, vườn rau, tạo cho đơn vị diện mạo khang trang, “chính quy, sáng, xanh, sạch, đẹp”, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bộ đội. Chú trọng kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; xây dựng đảng bộ, cấp ủy, chi bộ các cấp trong sạch, vững mạnh tiêu biểu gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Thường xuyên xây dựng, rà soát, bổ sung, thực hiện nghiêm quy chế làm việc và quy chế lãnh đạo của cấp ủy, nhất là trên các mặt công tác trọng yếu. Duy trì chất lượng, hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới, không ngừng bồi đắp phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ.
Mô hình Ban CHQS chủ trì: “Vững quân - yên dân, thắm tình đoàn kết”, đã phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động, trao đổi thống nhất chương trình hành động, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm xây dựng cơ sở chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN. Kết quả cụ thể: Phối hợp với chính quyền địa phương và LLDQ xã An Hòa xây dựng 01 nhà Đại đoàn kết cho 1 hộ giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 70 triệu đồng, 01 công trình sân khấu ngoài trời trị giá 40 triệu đồng, tham gia xây dựng công trình phục vụ dân sinh cùng chung tay xây dựng nông thôn mới tại xã An Hòa hơn 20 ngày công, tham gia đổ bê tông được 200m đường nội đồng; Phối hợp với chính quyền địa phương và LLDQ xã Quỳnh Thanh xây dựng khuôn viên thể thao trị giá 50 triệu đồng, triển khai xây nhà đại đoàn kết cho ông Nguyễn Văn Minh xóm 7, xã Quỳnh Thanh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; Phối hợp với chính quyền địa phương và LLDQ xã Quỳnh Hưng xây dựng công trình thể thao và khuôn viên Nhà văn hóa tại xóm 12 (giáo xứ Vạn Thủy, Quỳnh Hưng) trị giá 45 triệu đồng. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao; phong trào chung tay vì người nghèo không để ai bỏ lại phía sau, phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” trên địa bàn huyện (Ban CHQS huyện ủng hộ 15 triệu đồng). Phát huy mô hình: “Gắn kết yêu thương giữa lương và giáo” kết nghĩa giữa hội Phụ nữ cơ quan với chi Hội Phụ nữ xóm 12 (xứ Vạn Thủy, Quỳnh Hưng); Thực hiện mô hình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương” của Hội Phụ nữ Ban CHQS huyện Quỳnh Lưu nhận nuôi, đỡ đầu 1 cháu ở Quỳnh Hưng và 1 cháu ở Tiến Thủy. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được nâng cao về chất lượng và đổi mới trong hình thức tổ chức. Trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với mô hình “Khu dân cư văn minh và phát triển”,“Ngày thứ 7 vì Nông thôn mới”,“Ngày Chủ nhật xanh”;phong trào xây dựng đường cờ “Đại đoàn kết”, đường kiểu mẫu “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, phong trào xây dựng mô hình “Đường thông, hè thoáng, xóm làng, khối phố văn minh”; công tác chăm lo cho người nghèo, an sinh xã hội gắn với Chương trình “Người nghèo dũng cảm”; Mô hình “Xứ Đạo an lành, văn minh”, “Giáo xứ bình yên, chung tay xây dựng nông thôn mới” ngày càng lan tỏa sâu rộng ở các khu dân cư và đạt nhiều kết quả cao, góp phần giúp đỡ nhân dân từng bước ổn định cuộc sống. Việc chăm lo tết cho người nghèo và gia đình chính sách được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện tích cực triển khai với nhiều hình thức linh hoạt, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được đón Tết cổ truyền đầm ấm. Công tác hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có khó khăn về nhà ở: Đã trao kinh phí hộ trợ xây dựng mới nhà ở cho 81 hộ, số tiền 3,91 tỷ đồng. Các mô hình như: “Phụ nữ tự tin”; “Xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, đồng hành cùng chi hội, tổ phụ nữ vùng đặc thù"; Chi hội phụ nữ 3 sạch xây dựng NTM. Các xã vận động HVPN vùng giáo tích cực thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch thông qua hưởng ứng hoạt động thứ 7 sạch, chủ nhật xanh, trồng các tuyến đường hoa, đường xanh nhằm tạo cảnh quan môi trường Xanh sạch đẹp. Hội LHPN huyện kết nối chùa Đông Yên hỗ trợ kinh phí 20.000.000đ cho chị Hồ Thị Thơ xóm 1 Quỳnh Thanh xây “Mái ấm tình thương”; Hội PN Quỳnh Lâm hỗ trợ 10 triệu động tiền mặt và 50 ngày công, xã hội hoá vật liệu xây dựng Mái ấm tình thương cho chị Thông xóm 14. Tặng quà, mô hình sinh kế cho hội viên phụ nữ khó khăn với số tiền 78 triệu đồng; nhận đỡ đầu 02 cháu mồ côi theo chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, ra mắt mô hình Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch tại chi hội 14 xã Quỳnh Lâm; nhân rộng mô hình “đoạn đường xanh - sạch - đẹp”. Duy trì chương trình “ Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”; thành lập tổ hợp tác “Chăn nuôi gia cầm tại xã Quỳnh Hưng”. “Mô hình xây dựng điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi” trên địa bàn huyện, trong đó tập trung hỗ trợ các vùng khó khăn, đặc thù trên địa bàn huyện. Xây dựng công trình sân bóng chuyền tại xóm 12, xã Quỳnh Thanh trị giá 20 triệu đồng; “Mô hình em nuôi của đoàn” trong đó tập trung hướng đến thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại vùng đặc thù, định kỳ hàng quý, hàng tháng tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ giúp đỡ, động viên các em; “Khám tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân có hoàn cảnh khó khăn vùng đặc thù”, “Ngày hội Tòng quân của tuổi trẻ”... Khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số (xã Quỳnh Thắng và xã Tân Thắng).
Các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, định hướng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh thức ăn gia súc và chăn nuôi; Vận động Nhân dân hiến đất mở đường; phong trào xây dựng tuyến đường kiểu mẫu sáng-xanh-sạch-đẹp; vận động cán bộ, đảng viên, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025. Khéo vận động hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình”; vận động Nhân dân đóng góp xây dựng, nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới; Hội viên nông dân làm kinh tế giỏi; Mô hình “khu dân cư văn minh và phát triển” gắn với xây dựng Du lịch văn hoá Làng Quỳnh Đôi; Mô hình “Camera an ninh tự quản”; Vận động Qũy vì người nghèo, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở; Mô hình vườn chuẩn nông thôn mới; Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với hình thức gây quỹ ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, thu hút hội viên và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội vùng giáo; giúp đỡ, cảm hóa thanh, thiếu niên lầm lỗi hòa nhập cộng đồng; tư vấn hướng nghiệp thanh niên yếu thế vươn lên trong cuộc sống, không vi phạm pháp luật; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; vận động kinh phí xây mới và sửa chữa nhà ở người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở…
Tuy nhiên, triển khai một số chỉ tiêu thực hiện Đề án còn chậm, hiệu quả chưa thực sự cao, chưa đồng đều giữa các địa phương; một số mô hình triển khai thực hiện chưa được rõ nét, duy trì hoạt động thiếu hiệu quả. Nguồn lực của địa phương (nhất là kinh phí) còn hạn hẹn, chưa đáp ứng cho hoạt động của Đề án; địa bàn huyện Quỳnh Lưu khá phức tạp về tôn giáo... Một số thành viên Ban Chỉ đạo chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong triển khai Đề án; sự phối hợp giữa các thành viên có nội dung thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng.
Nhìn lại 01 năm triển khai thực hiện Đề án 2036, huyện Quỳnh Lưu đã khơi dậy và huy động được các lực lượng, các địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án huyện hưởng ứng tham gia thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án. Các mục tiêu, chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt so với kế hoạch đề ra; nhiều mô hình hiệu quả thiết thực được nhân rộng và lan tỏa, như: “Vững quân-yên dân, thắm tình đoàn kết”; “Xứ đạo an lành văn minh”; “Nhà đại đoàn kết”; “đường Cờ đại đoàn kết”; “Mẹ đỡ đầu-kết nối yêu thương”… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn./.
Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy