Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Quốc hội thảo luận sửa Hiến pháp, làm rõ quyền hạn chính quyền địa phương

Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

 

bna_z6600088400134_c0ac72b4d77e5a92321dd0f1934ef6a1.jpg

Phiên thảo luận do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành. Ảnh: Nghĩa Đức

Nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi trong giai đoạn phát triển mới, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đây là nền tảng pháp lý quan trọng để điều chỉnh tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Liên quan đến quyền chất vấn của đại biểu HĐND, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định đại biểu HĐND chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. Điều này được cho là phù hợp với yêu cầu nâng cao vai trò giám sát của cơ quan dân cử địa phương, góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình và bảo đảm quyền đại diện của cử tri.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu đồng tình tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị. Nhiều ý kiến đề nghị cần cụ thể hóa hơn về cơ chế, thẩm quyền giám sát xã hội và xử lý kiến nghị của nhân dân do Mặt trận chủ trì, qua đó tăng cường hiệu lực giám sát và phản biện xã hội.

bna_b69b09487612c34c9a03.jpg

Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và các vị ĐBQH tại phiên làm việc sáng 14/5. Ảnh: Nghĩa Đức

Thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi là cấp thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính. Đồng thời, việc này còn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò trung tâm của UBND và HĐND trong cơ chế quản trị địa phương.

Một số đại biểu chỉ rõ thực trạng tại một số địa phương không tổ chức cấp chính quyền ở huyện, nhiều nhiệm vụ đang được chuyển giao cho cấp xã, dẫn tới áp lực lớn trong tổ chức thực thi. Tuy nhiên, năng lực tổ chức bộ máy cấp xã chưa đồng đều, dễ phát sinh tình trạng quá tải, đứt gãy trong vận hành. Do đó, cần có cơ chế để UBND cấp tỉnh giám sát, hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi cấp xã không đáp ứng được yêu cầu.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển và điều hành linh hoạt, một số ý kiến đề xuất nghiên cứu tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh tại những địa bàn có quy mô dân số lớn, khối lượng công việc cao.

Về phía HĐND, nhiều đại biểu đề nghị nâng cao thực quyền cho cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, nhấn mạnh vai trò giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng. Dự thảo luật cần bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND cấp tỉnh trong giám sát việc thực hiện phân cấp, ủy quyền và bảo đảm nguồn lực tương ứng.

Một số đại biểu đề xuất quy định rõ cơ chế ủy quyền cho Thường trực HĐND và UBND tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian giữa hai kỳ họp hoặc khi phát sinh tình huống khẩn cấp. Điều này sẽ giúp cơ quan điều hành địa phương chủ động hơn, tránh tình trạng bị động trong xử lý công việc.

Vấn đề giám sát và phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri tiếp tục được nhấn mạnh. Nhiều ý kiến đề nghị luật cần quy định rõ hơn về hình thức, đối tượng, phạm vi giám sát của HĐND, cơ chế giải quyết kiến nghị cử tri, cũng như chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu chính đáng từ người dân.

bna_nghe-an.jpg

ĐBQH đoàn Nghệ An tại phiên làm việc sáng 14/5 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nghĩa Đức

Một nội dung nhận được sự quan tâm lớn là chính sách đối với đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Các đại biểu cho rằng, cần có chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc phù hợp để tạo động lực và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động giám sát, quyết sách tại địa phương.

Về phân cấp, phân quyền và ủy quyền, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ nguyên tắc, nội dung và giới hạn, đồng thời bổ sung các điều kiện bảo đảm thực thi như nguồn lực tài chính, nhân lực, hạ tầng công nghệ... Việc trao quyền cần gắn liền với cơ chế kiểm tra, giám sát để bảo đảm minh bạch, tránh buông lỏng quản lý.

Một số ý kiến đề nghị cụ thể hóa quy trình bầu, miễn nhiệm, điều động Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong luật để bảo đảm thống nhất với các quy định của Đảng và pháp luật liên quan.

Thay mặt Cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cơ quan soạn thảo đã xây dựng dự thảo luật dựa trên 4 yếu tố cơ bản gồm:

Xác lập chỉnh thể cấu trúc pháp lý của chính quyền địa phương hai cấp; kế thừa, bổ sung và phân định rõ thẩm quyền về phân cấp, phân quyền, ủy quyền; minh định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền phù hợp với yêu cầu quản trị trong giai đoạn mới và thiết lập cơ sở pháp lý để chuyển đổi mô hình chính quyền ba cấp sang hai cấp, gắn với phân quyền theo chủ trương của Đảng.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ sẽ ban hành 25 nghị định để triển khai kịp thời tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp và thực hiện hiệu quả phân cấp, ủy quyền.

bna_z6600088690654_63203d4c2d3d63c896378cff530abd95(1).jpg

Quang cảnh phiên làm việc sáng 14/5 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Nghĩa Đức

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến của đại biểu để các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật. Riêng đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổ chức họp để tiếp thu các ý kiến từ thảo luận tại tổ, tại hội trường và góp ý của nhân dân, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nguồn: BNA 

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và một số dự án luật

Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và một số dự án luật


TOÀN VĂN: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

TOÀN VĂN: Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013


Sáng nay khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng nay khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV


Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một


Gần 96% nhân dân toàn tỉnh đồng tình với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Gần 96% nhân dân toàn tỉnh đồng tình với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã


Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chống khai thác thuỷ sản IUU

Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chống khai thác thuỷ sản IUU


Nghệ An triển khai nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nghệ An triển khai nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số


Nghệ An thống nhất giảm gần 68,5% đơn vị hành chính cấp xã

Nghệ An thống nhất giảm gần 68,5% đơn vị hành chính cấp xã


Nghệ An xếp thứ 6 toàn quốc, đứng đầu miền Trung về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước

Nghệ An xếp thứ 6 toàn quốc, đứng đầu miền Trung về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước


Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc với các tỉnh: Nghệ An, Hà Nam, Thanh Hóa

Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc với các tỉnh: Nghệ An, Hà Nam, Thanh Hóa


Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV


Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)


Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đây là thời cơ vàng để sắp xếp tinh gọn bộ máy'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đây là thời cơ vàng để sắp xếp tinh gọn bộ máy'


Thủ tướng: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Thủ tướng: Cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước


Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp