Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới; hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An có bước phát triển vượt bậc.

Năm 2008, toàn tỉnh có 209 Hội Đông y các cấp (Tỉnh hội và 2 hội trực thuộc, 20 hội cấp huyện, 186 hội đông y cấp xã) với 347 hội viên, đến nay đã có 318 tổ chức Hội (tỉnh hội và 4 hội trực thuộc, 21 hội cấp huyện, 292 hội đông y cấp xã) với tổng số 1.643 hội viên. Từ 10 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2008 (Bệnh viện Đông y tỉnh và 3 bệnh viện có khoa đông y, 330 giường bệnh); có 29 bệnh viện tuyến huyện, trong đó 9 bệnh viện đa khoa có khoa đông y, 12 bệnh viện đa khoa có tổ đông y, với 133 giường bệnh. Đến nay, hệ thống y tế công lập trên địa bàn tỉnh có 13 bệnh viện tuyến tỉnh, 05 trung tâm y tế tuyến tỉnh, trong đó có 01 bệnh viện y học cổ truyền (YHCT), 04 bệnh viện đa khoa có khoa YHCT và 07 bệnh viện chuyên khoa có khoa cổ truyền; 892 giường bệnh (chiếm 11% giường bệnh chung). Có 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 21 trung tâm y tế huyện, thành, thị; có 100% bệnh viện đa khoa có khoa (hoặc phòng, tổ) điều trị chuyên khoa Đông y từ 10 - 30 giường bệnh, tổng số 826 giường bệnh YHCT (chiếm 19% giường bệnh chung). Có 432/460 (94%) số trạm y tế có khám, chữa bệnh bằng Đông y. Trên địa bàn còn có 02 bệnh viện của bộ, ngành Trung ương.

Hệ thống tổ chức Hội Đông y và phòng chuẩn trị y học cổ truyền ngày càng được củng cố và phát triển ở cả 3 cấp. Năm 2008, Hội Đông y tỉnh có 05 cán bộ, cấp huyện có 22 tổ chức với 69 cán bộ, cấp xã 186 hội. Đến nay, Hội Đông y cấp tỉnh có 09 cán bộ; Hội Đông y cấp huyện có 21 đơn vị (100%) và 04 Hội Đông y trực thuộc với 81 cán bộ (hoạt động kiêm nhiệm), trong đó có 9/21 đơn vị có trụ sở (chiếm 42,85%); có 292 (chiếm 63,4%) tổ chức hội cấp xã, liên xã, phường với 584 cán bộ (hoạt động kiêm nhiệm) và tổng số hội viên là 1.643 người, với hệ thống hội viên y, bác sỹ, lương y, ông lang, bà mế rãi khắp các vùng miền từ đồng bằng đến miền núi, góp phần chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Y dược cổ truyền ngày càng được quan tâm hơn. Đa số các bệnh viện tuyến tỉnh được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp YHCT, một số bệnh viện đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như máy kéo dãn cột sống, Lase, điện từ trường, đèn tử ngoại, máy tán sỏi ngoài cơ thể... Các bệnh viện tuyến huyện đều có máy điện châm, đèn hồng ngoại, máy sắc thuốc. Đối với trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn chủ yếu được trang bị máy điện châm, bộ kim châm cứu.

Các đơn vị thực hiện công tác chi thường xuyên cho lĩnh vực y học cổ truyền từ 2008 đến 2022 là 32,495 tỷ đồng. Chi ngân sách hàng năm dành cho công tác đông y từ 4,987 tỷ (2008) lên 7,784 tỷ đồng (2022). Đối với mua thuốc đông y, năm 2008 là 2,606 tỷ đồng; năm 2022 nâng lên 53,586 tỷ đồng (tăng 20,6 lần). Riêng Bệnh viện YHCT tỉnh Nghệ An, từ năm 2009 đến nay tỉnh đầu tư 221,826 tỷ đồng. Đối với Hội Đông y cấp tỉnh, ngân sách cấp năm 2022 là 613 triệu đồng, tăng 160,89 triệu đồng so với năm 2018. Tỷ lệ chi BHYT cho khám chữa bệnh đông y/Tổng chi BHYT cho khám chữa bệnh của toàn tỉnh năm 2008 là 3% (tuyến tỉnh 70%, huyện và xã 30%), đến năm 2022 nâng lên 12% (tuyến tỉnh 45%, huyện và xã 55%).

Hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực đông y được triển khai chủ yếu ở Trường Đại học Y khoa Vinh: Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng vừa làm nhiệm vụ giảng dạy tại Trường, vừa trực tiếp khám chữa bệnh nội ngoại trú cho bệnh nhân tại Bệnh viện của Trường.  Hàng năm, Hội Đông y tỉnh phối hợp với bệnh viện YHCT tỉnh tổ chức đào tạo liên tục cập nhật kiến thức cho 110 - 120 hội viên. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo khác như Trường Cao đẳng Việt Anh, Trường Trung cấp y tế Miền trung,... đào tạo y sĩ đông y phục vụ nhân lực cho các cơ sở y tế tại các địa phương.

Từng bước tăng số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Năm 2008, tuyến tỉnh có 175 cán bộ YHCT, đến năm 2022 nâng lên 418 cán bộ YHCT (chiếm 7% nhân lực ngành y tế tuyến tỉnh), trong đó tiến sĩ, thạc sĩ từ 16 người nâng lên 57 người, bác sĩ chuyên khoa YHCT từ 35 nâng lên 123 người, dược sĩ từ 01 nâng lên 13 người. Tuyến huyện cũng có nhiều chuyển biến, từ 87 người (2008) nâng lên 146 người công tác tại khoa, tổ YHCT của các bệnh viện đa khoa (chiếm 3% tổng số nhân lực ngành y tế tuyến huyện).

Hiện nay, toàn tỉnh có 86 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần kinh doanh dược, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước ngoài. Một số doanh nghiệp, cá nhân trồng cây thuốc có diện tích từ 10 - 100 ha tại Khu Bảo tồn tự nhiên Pù Hoạt, Pù Huống. 

Để Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần bám sát việc triển khai Hướng dẫn số 86-HD/BTGTU, ngày 14/8/2024 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là: Tập trung thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với việc phát triển nền Y học cổ truyền và Hội Đông y, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa.

Nghiên cứu và bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến y học cổ truyền, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; xây dựng chương trình hoặc kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW; tăng cường giám sát việc xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về y học cổ truyền; triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình phát triển nền Y học cổ truyền. 

Tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo, phát triển Lương y, Lương dược và bố trí đủ nhân lực từ tỉnh đến cơ sở. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nhất là người cao tuổi bằng YHCT, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Xây dựng các phác đồ điều trị và dự phòng trên cơ sở kết hợp giữa YHCT với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Triển khai các phương pháp điều trị các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở bằng YHCT. 

Tăng tỷ lệ ngân sách, kinh phí bảo hiểm y tế chi cho việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm dược liệu thuần Việt trong các cơ sở khám chữa bệnh. 

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về nguồn gốc xuất xứ của dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; dịch vụ khám, chữa bệnh y học cổ truyền, hệ thống truy xuất nguồn gốc liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu dược liệu.

Chủ động, tích cực hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm nhân lực chất lượng cao và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Quản lý, kiểm soát chất lượng, đấu tranh phòng, chống sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thí điểm xây dựng mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến tận thôn, bản, khối phố.

Xây dựng quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp, chú trọng phát triển việc nuôi trồng, sản xuất dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó có các loại hình dịch vụ du lịch gắn với y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe và quảng bá các sản phẩm y học cổ truyền. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”; toàn dân chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Quang Minh 

Tin cùng chuyên mục

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Một số giải pháp phát triển giáo dục miền núi ở Nghệ An

Một số giải pháp phát triển giáo dục miền núi ở Nghệ An


Hiệu quả của chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Hiệu quả của chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An


Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập

Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập


Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân


Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội



Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng


Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”

Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”


Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An

Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An


Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập


Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế